- Diễn giả: TRADER PTKT
- Bài học: 26
- Học viên: 3
- Thời gian: 10 tuần
SMC hay Smart Money Concept là một trong những trường phái giao dịch đang được nhiều các Trader chuyên nghiệp sử dụng nhất hiện nay. Phương pháp SMC bắt nguồn từ một chương trình đào tạo có tên The Inner Circle Trader (ICT), do một nhà giao dịch có tên là Michael J. Huddleston sáng lập.
SMC không đơn thuần là một phương pháp giao dịch mà rộng hơn hơn thì SMC được cho là một lý thuyết giao dịch. SMC bao gồm những nguyên lý mô tả về cách thức vận hành của thị trường ngoại hối. Còn là một phương pháp giao dịch, SMC chỉ ra cho trader cách làm sao để có thể thực hiện được một giao dịch cụ thể nhất dựa trên những nguyên lý của nó.
Khóa học này của chúng tôi được xây dựng với một lộ trình từ cơ bản đến nâng cao với nội dung kiến thức dựa trên website của Founder Nguyễn Hữu Đức Trader.
Đội ngũ TRADERPTKT chúng tôi đã xây dựng chuỗi các bài học về phương pháp giao dịch SMC với mong muốn giúp bạn có thêm một lượng kiến thức rất lớn, đầy đủ và chi tiết nhất!
1. Cấu Trúc Thị Trường Theo SMC
Đây là khái niệm đầu tiên mà trader cần nắm được để giao dịch theo SMC. Cấu trúc thị trường thì có lẽ không quá xa lạ với chúng ta nữa.
Có 3 loại thị trường, đó là tăng, giảm và đi ngang. Trong đó:
• Thị trường tăng giá có cấu trúc đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Higher High) và đáy sau cao hơn đáy trước (Higher Low). Như hình bên dưới:
Giá phá vỡ đỉnh trước để tạo đỉnh cao hơn. Khi tạo được đỉnh cao hơn thì nhiều trader bán ra để thu lợi nhuận khiến giá quay đầu giảm, thanh khoản bắt đầu cạn kiệt và sự điều chỉnh bắt đầu xảy ra.
Tuy nhiên thị trường đang nằm trong xu hướng tăng giá và trader tiếp tục mua vào với mức giá cao hơn. Thị trường lại tiếp tục tăng, tiếp tục phá vỡ đỉnh cao trước đó và tiếp diễn cấu trúc tăng giá. Và cấu trúc cứ tiếp diễn cho đến khi đáy mới thấp hơn được tạo.
• Cấu trúc giảm giá sẽ ngược lại, đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước. Như hình bên dưới:
Ví dụ về cấu trúc giảm giá: Giá phá vỡ đáy trước để tạo đáy sau thấp hơn. Khi tạo được đáy thấp hơn thì nhiều trader chốt lời để thu lợi nhuận khiến giá quay đầu tăng và sự điều chỉnh bắt đầu xảy ra.
Tuy nhiên thị trường đang nằm trong xu hướng giảm giá và trader tiếp tục bán ra với mức giá thấp hơn. Thị trường lại tiếp tục giảm, tiếp tục phá vỡ đáy trước đó và tiếp diễn cấu trúc giảm giá. Và cấu trúc cứ tiếp diễn cho đến khi đỉnh cao hơn và đáy cao hơn được tạo lập.
• Cấu trúc sideways sẽ có đỉnh đáy tương đương nhau. Như hình bên dưới:
Ví dụ về thị trường sideways trên biểu đồ XAUUSD khung H1 bên dưới.
2. Cách xác định High/Low trong cấu trúc thị trường
Đây là phần khá quan trọng với chúng ta. Đó là phần xác định đỉnh đáy trong một cấu trúc thị trường.
Cấu trúc khung lớn hơn được thể hiện khung nhỏ hơn
Để nhận diện được đỉnh đáy của một cấu trúc chính xác, chúng ta cần thực hiện như sau:
• Xác định Đáy: Giá thấp nhất của nến giảm gần nhất trong một đợt tăng giá tạo đỉnh cao hơn (trong xu hướng tăng) hoặc giá thấp nhất của nến cuối cùng trước đợt giá điều chỉnh từ đáy (trong xu hướng giảm).
• Xác định Đỉnh: Giá cao nhất của nến cuối cùng trước đợt giá điều chỉnh từ đỉnh (trong xu hướng tăng) hoặc giá cao nhất của nến tăng gần nhất trong một đợt giảm giá tạo đáy thấp hơn trước khi cú điều chỉnh xảy ra (trong xu hướng giảm).
Trong trường hợp xác định cấu trúc đỉnh đáy không rõ ràng trên khung thời gian lớn, chúng ta hoàn toàn có thể xuống khung thời gian nhỏ hơn để quan sát cách thức mà giá di chuyển để hình thành cấu trúc thị trường dễ dàng hơn.
Xu hướng tăng
Các bạn xem xét biểu đồ EURUSD bên dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt giải thích cách xác định đỉnh đáy theo SMC như sau:
Các bạn nhìn có thể thấy ở biểu đồ trên thị trường đang trong xu hướng tăng giá trên khung D1.
• Ở đường line màu đỏ thấp hơn chúng ta có giá thấp nhất của nến giảm gần nhất, đó chính là vùng đáy (Previous Low) của chúng ta. Nếu bạn vẫn chưa quen khi xác định được đáy này thì chỉ cần di chuyển xuống khung H4 hoặc thậm chí H1 là có thể thấy rõ được đáy này.
• Ở đường line màu xanh cao hơn là giá cao nhất của nến cuối cùng trước khi cú điều chỉnh bắt đầu. Đó chính là vùng đỉnh mới của chúng ta trong cấu trúc tăng giá hiện tại.
• Tiếp theo thì bạn thấy giá phá vỡ đỉnh trước đó (Break of Structure) sau cú điều chỉnh, chúng ta lại tìm giá thấp nhất của nến giảm gần nhất trong đợt tăng giá và xác định đó là đáy mới (New Low).
• Và giá cao nhất của nến cuối cùng trước đợt hồi tiếp theo sẽ là đỉnh mới (New High).
Cứ như vậy bạn có thể dễ dàng xác định được đỉnh đáy trong một cấu trúc.
Lưu ý: Trong xu hướng tăng, để công nhận là một đáy mới khi và chỉ khi đáy này có đỉnh cao hơn đỉnh trước. Tức là giá sau đó phá qua đỉnh cũ hình thành đỉnh mới cao hơn thì lúc này mới chính thức công nhận là đáy mới.
Chúng ta cùng xem ví dụ biểu đồ dưới đây, tại vị trí đánh dấu “X” chúng ta thấy rằng cây nến màu đỏ có giá rất thấp trước khi bắt đầu con sóng tăng. Tuy nhiên, sóng tăng này không vượt qua đỉnh cũ vì thế tại đây không được xem là một đáy mới. Tiếp theo xuất hiện con sóng điều chỉnh mới và tạo đáy, sau đó giá đã phá qua đinh cũ hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Thì lúc này đáy mới chính thức được công nhận là đáy mới.
Xu hướng giảm
Tương tự trong xu hướng giảm chúng ta cũng xác định 2 điểm như sau:
• Giá cao nhất của nến tăng gần nhất trong đợt giảm giá trước khi có giá điều chỉnh.
• Giá thấp nhất của nến cuối cùng trước khi đợt điều chỉnh bắt đầu.
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
• Đường line màu xanh phía trên là giá cao nhất của nến tăng gần nhất trong đợt giảm giá trước cú điều chỉnh. Và đó là đỉnh trước đó của chúng ta trong cấu trúc giảm giá này (Previous High).
• Đường line màu đỏ bên dưới là giá thấp nhất của nến cuối cùng trước đợt điều chỉnh. Đây cũng là đáy trước đó (Previous Low) của chúng ta trong cấu trúc giảm hiện tại.
• Tương tự như vậy, ở chỗ “New High” là giá cao nhất của nến tăng gần nhất trong đợt giảm giá tạo đáy thấp hơn. Đó chính là đỉnh mới của chúng ta trong cấu trúc giảm giá.
• Tiếp theo các bạn nhìn vão chỗ được đánh dấu là “New Low’, Đó là giá thấp nhất của nến cuối cùng trước đợt giá điều chỉnh.
Lưu ý: Trong xu hướng giảm, để được công nhận là một đỉnh mới khi và chỉ khi đỉnh này có đáy thấp hơn đáy trước. Tức là giá trước đó đã phá vỡ đáy cũ hình thành đáy mới thấp hơn thì lúc này mới chính thức công nhận là đỉnh mới.
Trong biểu đồ ví dụ ở trên trong xu hướng giảm, những vị trí đánh dấu “X” không được xem là đỉnh mới (New High) vì đáy trước của nó cao hơn đáy cũ (Previous Low). Khi giá phá vỡ đáy cũ thì lúc này đỉnh mới sẽ được công nhận.
Về cơ bản, trong hệ thống SMC này, chúng ta sẽ xác định đỉnh đáy theo cách thức như vậy.
2. Phá vỡ cấu trúc (BOS) và Sự thay đổi tính chất của giá (CHoCH)
2.1. Phá vỡ cấu trúc (BOS)
Khi cấu trúc thị trường bị phá vỡ. Đầu tiên chúng ta cần nắm được việc giá phá vỡ cấu trúc thị trường là như thế nào? Khái niệm này cũng khá đơn giản. Trong cấu trúc thị trường tăng giá thì thị trường sẽ tạo đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước. Vậy các thời điểm mà thị trường phá vỡ cấu trúc tăng giá đó là khi:
• Giá phá vỡ đỉnh trước để tạo đỉnh cao hơn
• Giá phá vỡ đáy cao hơn trong cấu trúc tăng giá để tạo đáy thấp hơn
Như biểu đồ bên dưới:
Như các bạn thấy thì trong cả 2 trường hợp phá vỡ đỉnh và đáy đều được gọi là trường hợp phá vỡ cấu trúc. Và tương tự điều này ngược lại với cấu trúc giảm giá.
Chúng ta có 2 loại phá vỡ cấu trúc, đó là phá vỡ cấu trúc bởi thân nến và phá vỡ cấu trúc bởi đuôi nến. Như hình bên dưới:
Chúng ta cùng xem xét biểu đồ bên trên, trường hợp đầu tiên là phá vỡ cấu trúc bởi đuôi nến Pin Bar, hình thành đỉnh sau (High) cao hơn đỉnh trước (Previous High). Trường hợp sau là đỉnh này (High) bị phá vỡ tiếp theo bởi thân nến của cây nến tăng mạnh từ đó hình thành đỉnh mới (New High) và đáy mới (New Low).
Tuy nhiên, trong 2 kiểu phá vỡ cấu trúc này thì kiểu phá vỡ theo thân nến sẽ có độ chính xác và sự xác nhận cao hơn.
Trong ví dụ biểu đồ trên, đỉnh trước bị phá vỡ cấu trúc bằng đuôi nến tuy nhiên đây chỉ là phá vỡ giả (False Breakout). Sau đó, giá đã quay đầu giảm phá vỡ đáy (Low) hình thành đáy mới (New Low). Đây là tín hiệu đáng tin cậy hơn so với phá vỡ cấu trúc bằng đuôi nến.
2.2. Sự thay đổi tính chất của giá (CHoCH)
CHoCH hay Change of Character, đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy xu hướng có sự thay đổi. Điều này chủ yếu xảy ra ở vùng Cung Cầu trên khung thời gian lớn.
Chúng ta sử dụng tín hiệu này để bắt kịp xu hướng mới ngay từ đầu, đưa ra quyết định với tỷ lệ RR tốt hơn. Bạn xem hình minh họa CHoCH bên dưới:
Có thể thấy CHoCH chính là tín hiệu phá vỡ đỉnh gần nhất (trong xu hướng giảm) để hình thành xu hướng tăng hoặc phá vỡ đáy gần nhất (của xu hướng tăng) để hình thành xu hướng giảm. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Cây nến giảm cuối cùng trước đợt tăng phá vỡ đỉnh gần nhất chính là vùng cầu gần nhất. Những lệnh mua cuối cùng được thực hiện trước khi bị giá phá vỡ vùng này hình thành xu hướng giảm. Hoặc như hình bên dưới:
Cây nến tăng cuối cùng trước đợt giảm gần nhất chính là vùng cung gần nhất. Những lệnh bán cuối cùng được thực hiện trước khi bị giá phá vỡ vùng này hình thành xu hướng tăng.
2.3. Phân biệt giữa BOS và CHoCH
Thoạt nhìn đầu tiên, chúng ta sẽ dễ lầm tưởng rằng BOS và CHoCH là giống nhau. Tuy nhiên, chúng là khác nhau nếu chúng ta nhìn vào trạng thái cấu trúc của nó.
So với BOS, CHoCH là trạng thái phá vỡ cấu trúc ở khung thời gian nhỏ hơn. Còn BOS là sự phá vỡ cấu trúc ở khung thời gian lớn hơn. Ví dụ như khung phân tích của chúng ta là H1, thì khi giá phá vỡ cấu trúc hình thành BOS thì BOS này cũng được xem là CHoCH trong khung thời gian lớn hơn như H4.
Do đó, CHoCH sẽ cho chúng ta nhận thấy cấu trúc bị phá vỡ sớm hơn so với BOS. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới tìm hiểu về phương pháp SMC sẽ có đôi chút khó khăn để thấy được CHoCH. Do CHoCH có dấu hiệu phá vỡ đỉnh đáy không rõ ràng nên cần xuống khung thời gian nhỏ hơn để dễ dàng thấy được cấu trúc bị phá vỡ.
Bây giờ cùng xem ví dụ sau đây với biểu đồ Vàng khung thời gian 4H, chúng ta cần xác định được những lần cấu trúc bị phá vỡ (Break of Structure) hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Higher High) và đáy sau cao hơn đáy trước (Higher Low). Chứng tỏ thị trường đang trong giai đoạn xu hướng tăng ở khung thời gian chúng ta phân tích. Đối với con sóng hồi (pullback) như hình bên dưới xuất hiện CHoCH khi thay đổi cấu trúc tăng sang cấu trúc giảm (thể hiện rõ ràng hơn khi vào khung thời gian nhỏ hơn như 1H). Nhưng sau đó giá tiếp tục hình thành CHoCH thứ hai phá vỡ cấu trúc giảm hình thành cấu trúc tăng. Trong trường hợp này, chúng ta có sự đồng pha giữa 2 timeframe 1H và 4H đều là xu hướng tăng.
Thị trường sau đó tiếp tục phá vỡ đỉnh hình thành đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Break of Structure) ủng hộ xu hướng tăng.
Như vậy, BOS cho chúng ta thấy được sự chắc chắn hơn trong cấu trúc của thị trường rằng xu hướng đang ở trong giai đoạn nào dựa trên những đỉnh và đáy được thừa nhận (những đỉnh đáy mạnh). CHoCH sẽ cung cấp cho chúng ta những dấu hiệu sớm hơn của sự đảo chiều xu hướng trong khung thời gian nhỏ hơn. Việc vận dụng nhuần nhuyễn BOS và CHoCH là nền tảng trong phân tích kỹ thuật theo phương pháp SMC mà chúng ta cần luyện tập thường xuyên.
3. Vùng Cung/Cầu (Supply/Demand)
Đây là khái niệm chắc hẵn không phải xa lạ với anh em trader chúng ta. Đây là khái niệm kỹ thuật rất quan trọng trong hệ thống SMC vì nó giúp trader xác định được vùng giá quan trọng để giao dịch.
Mọi thị trường đều có cung và cầu. Trong đó Cung đại diện cho phe bán và Cầu đại diện cho phe mua. Khi giá tăng người bán sẵn sàng bán ra và theo đó sản phẩm cũng vì vậy mà tăng theo. Nó sẽ tăng đến một giới hạn nào đó thì nhu cầu của người mua sẽ giảm vì họ sẽ muốn mua với giá thấp hơn. Hay còn gọi là mua thấp bán cao.
Hình bên dưới thể hiện đơn giản nhất về cung và cầu, với mua ở giá thấp (Discount Price) và bán ở giá cao (Premium Price). Giá thực tế sẽ đi từ vùng giá này đến vùng giá khác hay cụ thể là đi từ vùng cung đến vùng cầu và ngược lại. Đó là lý do chúng ta cần mua ở vùng cầu và bán ở vùng cung.
Và ngược lại, bán ở vùng cung và mua ở vùng cầu. Như hình bên dưới:
Biểu đồ bên dưới là một ví dụ thực tế về việc bán ở vùng cung trên thị trường Forex:
Hoặc mua ở vùng cầu:
Có thể thấy ý tưởng giao dịch ban đầu cho hệ thống SMC này chính là lựa chọn những vùng cung cầu mạnh để chúng ta tìm cơ hội giao dịch.
4. Order Block (Khối lệnh)
Order Block (OB) thực chất là một vùng cung cầu đặc biệt. Thị trường di chuyển bởi các lệnh đặt hàng. Khi giá giao dịch trong một phạm vi kéo dài, giá được giữ ở 2 mức nơi mà các Ngân hàng và tổ chức tài chính (Bank and Financial Institution – BFI) tích lũy các lệnh cả từ bên bán và bên mua, mục tiêu của họ là tích lũy đủ khối lượng lệnh để hỗ trợ động thái lớn tiếp theo mà họ thực hiện.
Order Block được phân loại thành 2 dạng: Order Block thông thường và Breaker Order Block.
4.1. Order Block thông thường
Bạn quan sát hình bên dưới, đây là kiểu Order Block thông thường: Đây là vùng order block gồm có 2 nến, một tăng một giảm và lưu ý nến thứ 2 phải lớn hơn nến đầu tiên.
Hình bên trái là Order Block tăng giá (Bullish OB) và bên phải là Order Block giảm giá (Bearish OB).
4.2. Breaker Order Block
Phía bên trái là Breaker Order Block tăng giá (Bullish Breaker) và phía bên phải là Breaker Order Block (Bearish Breaker) giảm giá.
Giải thích một chút về kiểu order block này nhé.
• Breaker OB tăng giá (Bullish OB) xảy ra khi giá hình thành đáy thấp hơn (LL), các tổ chức lớn thu thập thanh khoản bằng cách phá vỡ đáy trước đó và sau đó thì giá tăng lên và thu thập thanh khoản của phe mua ở đỉnh trước đó và tạo đỉnh cao hơn. Sau đó thì giá sẽ quay trở về và kiểm tra lại đỉnh trước đó và tăng ngược trở lại.
• Tương tự, Breaker OB giảm giá (Bearish OB) xảy ra khi giá hình thành đỉnh cao hơn (HH), các tổ chức lớn thu thập thanh khoản bằng cách phá vỡ đỉnh trước đó và sau đó thì giá giảm xuống và thu thập thanh khoản của phe bán ở đáy trước đó và tạo đáy thấp hơn. Sau đó thì giá sẽ quay trở về và kiểm tra lại đáy trước đó và quay đầu giảm. Như hình bên dưới:
Như vậy là bạn đã nắm được 2 loại Order Block, bây giờ chúng ta đi vào một vài biểu đồ giá thực tế để bạn có thể nắm được cách thức xác định những vùng Order Block này như thế nào nhé.
Nên chúng ta có thể thấy được một đặc điểm rất đặc trưng của khối OB đó là giá sau khi thoát ra khỏi những khối lệnh này thì di chuyển rất mạnh, nó thể hiện được động thái mạnh của các tổ chức lớn sau khi họ tích lũy đủ vị thế của mình.
Dưới đây là minh họa đơn giản về cách mà một khối OB được hình thành:
Thực tế vùng hình thành các khối lệnh (OB) là khá lớn nên các trader thường lấy phần cuối cùng của khối lệnh này trước khi động thái mạnh bắt đầu. Hay nói cách khác đó là chúng ta có thể chọn phần giá giảm cuối cùng trước khi thị trường tăng giá và ngược lại chọn phần tăng giá cuối cùng trước khi thị trường giảm giá.
Điều này rất quan trọng trong việc tìm ra nhóm đơn hàng cuối cùng được đặt trước khi những động thái mạnh diễn ra. Trong điều kiện thuận lợi, một trader có thể tìm cơ hội để giao dịch cùng hướng với tổ chức lớn để kiếm được mức lợi nhuận tiềm năng nhưng rủi ro lại rất nhỏ. Nên việc xác định được khối OB cuối cùng trước khi thị trường di chuyển mạnh là rất quan trọng, nó tạo ra lợi thế giao dịch rất lớn cho trader sau này.
Các bạn nhìn hình bên dưới:
Một vùng giá đi ngang được hình thành trước một đợt tăng giá bùng nổ tạo nên vùng cầu. Giá thấp nhất của vùng giá đi ngang đã được nắn chỉnh để lấy thanh khoản (Liquidity Grab) và như hình trên thì ta gọi là quét thanh khoản hay sweep of liquidity.
Hành động này khiến những người mua và bán trong vùng giá đi ngang này đều bị dừng lỗ, đồng thời tạo thêm thanh khoản cho BFI để mua hoặc bán.
Sau khi quét thanh khoản xong, thị trường tăng mạnh phá vỡ vùng kháng cự của vùng giá đi ngang thì chúng ta xác định được vùng cầu như hình trên. Tuy nhiên vùng giá này đôi khi rất lớn, đó là lý do vì sao chúng ta phải về khung thời gian thấp hơn để tinh chỉnh (Refinement) và chúng ta gọi đó là order block (khối lệnh).
Chúng ta nhìn hình trên, đó chính là cách xác định vùng cung cầu và cách mà giá rời khỏi vùng cầu. Cũng theo nguyên tắc tương tự chúng ta có cách thức xác định khối OB với vùng cung:
Giá quét thanh khoản của người mua và người bán trong vùng giá đi ngang đồng thời tạo thanh khoản cho BFI. Sau đó giá giảm mạnh phá vỡ hỗ trợ của vùng giá đi ngang và tạo nên vùng cung. Chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn để tinh chỉnh vùng cung này, ta có khối OB. Các bạn nhìn biểu đồ thực tế, hình bên dưới là vùng cầu được hình thành sau khi quét thanh khoản:
Biểu đồ bên dưới là vùng cung được hình thành sau khi quét thanh khoản:
Vậy thì làm cách nào để chúng ta bắt được những động thái này sau khi hình thành Order Block?
Bạn hãy xem ví dụ biểu đồ sau đây, khi thị trường hình thành một vùng giá đi ngang, tạo được vùng Order Block (vùng màu hồng), sau đó giá giảm mạnh thoát khỏi vùng này. Giai đoạn tiếp theo khi giá hồi về kiểm tra khối Order Block (OB) này chính là giai đoạn Mitigation. Giá vượt đến gần cạnh trên của Order Block để khải thác nó và sau đó quay trở lại theo hướng mà thị trường muốn.
Đối với một vùng cung cầu, chúng ta sẽ di chuyển về khung thời gian thấp hơn để tinh chỉnh (refinement) thành một khối order block, thể hiện khối đơn hàng cuối cùng của BFI. Sau đó chúng ta đặt lệnh sell limit tại khối order block đó và chờ cho giá chạm vào đó. Với mục tiêu là ở đáy trước đó.
Tương tự đối với khối Order Block tăng như biểu đồ bên dưới cũng vậy:
5. Thị trường có tính chất chu kỳ
Thị trường được chia thành 3 chu kỳ chính đó là:
• Giai đoạn tích lũy: đây là giai đoạn dòng tiền thông minh tích lũy vị thế mua hoặc bán của họ và bạn sẽ tìm cơ hội để giao dịch trong giai đoạn này.
• Giai đoạn phát triển lợi nhuận: đây là giai đoạn này trader sẽ phát triển lợi nhuận khi phạm vi thị trường được mở rộng
• Giai đoạn phân phối: tương tự như giai đoạn tích lũy, dòng tiền thông minh sẽ tích lũy vị thế mua hoăc bán của họ trong giai đoạn này.
Giá mở cửa
Dòng tiền thông minh phân phối tiền ở phần trên của vùng mở cửa trong giai đoạn phân phối và phần dưới của vùng mở cửa trong giai đoạn tích lũy.
• Đối với ngày tăng giá, việc di chuyển bên dưới giá mở cửa chính là tín hiệu săn dừng lỗ (hay trong ICT còn gọi đó là Judas Swing). Nếu bạn thấy giá di chuyển nhanh bên dưới giá mở cửa thì đó là tín hiệu xác nhận rằng giao dịch sẽ đi theo hướng của chúng ta.
• Giá mở cửa nên gần với mức giá thấp nhất của ngày, thường là 20% trên tổng phạm vi. Nó sẽ là một thân nến dài ở giữa và sau đó thì đóng cửa gần với vùng giá cao nhất của ngày.
• Đối với những ngày giảm giá, giá di chuyển phía trên mức giá mở cửa chính là tín hiệu săn dừng lỗ (hay Judas Swing). Nếu bạn thấy giá di chuyển nhanh phía trên giá mở cửa thì đó là tín hiệu xác nhận rằng giao dịch sẽ đi theo hướng của chúng ta.
• Giá mở cửa nên gần với mức giá cao nhất của ngày, thường là 20% trên tổng phạm vi. Nó sẽ là một thân nến dài ở giữa và sau đó thì đóng cửa gần với vùng giá thấp nhất của ngày.
Vùng giá tích lũy điển hình
Vùng giá tích lũy điển hình (Smart Money Accumulation) bắt đầu từ giá mở cửa:
Nếu chúng ta tìm kiếm một giao dịch mua, thì chúng ta sẽ phải đợi để thấy thị trường di chuyển xuống bên dưới phạm vi của vùng giá tích lũy hoặc giá mở cửa. Tương tự nếu chúng ta tìm kiếm một giao dịch bán thì sẽ phải đợi giá di chuyển lên phía trên vùng giá tích lũy hoặc giá mở cửa.
Dòng tiền thông minh là mua trong cú giảm giá và bán trong xu tăng giá. Bạn cũng nên như thế. Và khi giao dịch thì bạn cần đảm bảo được rằng, bạn cần nắm rõ cấu trúc của khung thời gian cao hơn. Chờ giá đạt đến các vùng giá quan trọng và đừng giao dịch trước khi giá đi đến được kháng cự hỗ trợ trên khung tuần, khung ngày, H4 và đừng bao giờ thấp hơn H1.
Khi giá đang giao dịch ở kháng cự hỗ trợ ở khung lớn. Thì lúc này bạn hãy tìm tín hiệu phân kỳ (SMT – sẽ được đề cập ở phần sau).
Tiếp theo là áp dụng thêm yếu tố xác nhận cho chiến lược của bạn là thời gian và giá cả (sẽ đề cập trong nội dung bên dưới). Sau đó thì chờ cho biểu đồ ngày hình thành đỉnh hoặc đáy và sau đó thì mới bắt đầu tìm kiếm giao dịch.
Nói tóm lại là bạn sẽ tìm kiếm giá mở cửa, sau đó là Judas Swing, và sau đó là tìm kiếm sự mở rộng của thị trường hay đó chính là hướng đi thực sự.
6. Lý thuyết thời gian và giá trong SMC
Những điều mà chúng ta cần lưu ý:
• Bạn cần xác định được thời gian cụ thể trong năm, tháng, tuần, ngày mà giá hình thành nên đỉnh đáy quan trọng.
• Thời gian và giá là khu giá gặp kháng cự hỗ trợ tại một thời điểm đặc biệt trong ngày mà chúng ta đã dự đoán đỉnh đáy sẽ được hình thành và trong ICT gọi đó là vùng hủy diệt (Kill Zones). Khi tín hiệu này xuất hiện nó sẽ cho chúng ta xác nhận mạnh mẽ để giao dịch.
• Ví dụ như thứ 2, thứ 3 và thứ 4 là những ngày có khả năng hình thành nên đỉnh đáy của tuần nhưng chúng ta nên xem xét kỹ thời điểm phiên Âu mở cửa ở thứ 3 và thứ 4.
Vùng hủy diệt (Kill Zones)
Chúng ta cần hiểu những giờ đặc biệt trong ngày mà đỉnh đáy được hình thành, hiểu được điều này sẽ giúp chúng ta biết được khi nào thì bạn sẽ tìm thiết lập để giao dịch và khi nào thì không.
Bên dưới là thời điểm đặc biệt hay vùng hủy diệt mà chúng ta sẽ sử dụng để săn những giao dịch đẹp.
• Vùng hủy diệt phiên Á: 23:00-3:00
• Vùng huỷ diệt phiên Âu: 7:00-10:00 GMT
• Vùng hủy diệt đóng cửa phiên Âu: 15:-18:00 GMT
• Vùng hủy diệt phiên Mỹ mở cửa: 12:-15:00 GMT
• Cho phép tăng lên 1 tiếng trước và sau vùng hủy diệt vì đôi khi thiết lập giao dịch sẽ đến sớm hơn 1 tiếng vì giờ tiết kiệm năng lượng mặt trời.
Hãy theo dõi 4 tiếng sau 5:00 GMT hoặc nửa đêm của phiên Mỹ vì nhiều khả năng đỉnh đáy sẽ được hình thành trong 4 tiếng này.
• Bạn sẽ thấy mức đỉnh đáy trong ngày hình thành hầu hết trong khoảng thời gian 9:00-9:30 GMT.
• 10:00 GMT hầu hết là thời gian của Judas Swing hay săn dừng lỗ và tín hiệu phân kỳ (SMT – nội dung này mình nói ở phần sau). 7:00-9:00 GMT giá thường hình thành đỉnh đáy theo hướng của thị trường.
• Ví dụ như bạn đang trong một giao dịch bán, bạn sẽ thấy giá hồi về đỉnh trong ngày và sau đó quay đầu tiếp tục giảm. Đánh dấu giá mở cửa cửa 10:00 GMT và trong hầu hết thời gian này thì giá sẽ thiểt lập để vào lệnh ở phiên Mỹ (Optimal Trade Entry – OTE) đồng bộ với đỉnh đáy được hình thành ở phiên Âu.
• Trong hầu hết phiên Mỹ, giá sẽ quay trở lại mức giá 7:00 GMT và cung cấp cho bạn OTE. Nếu như trong trường hợp bạn không thấy Judas Swing trong phiên Âu thì nên kỳ vọng cú săn dừng lỗ này sẽ xuất hiện ở 10:00 GMT.
• Đối với giao dịch bán, đỉnh của ngày thường sẽ hình thành trong 4 giờ đầu tiền sau 5:00 GMT (vùng hủy diẹt mở của của phiên Âu) nhưng khoảng thời gian lý tưởng để hình thành đỉnh là từ 7:00-10:00 GMT và đáy trong ngày sẽ hình thành khoảng 15:00-16:00 GMT. Và ngược lại đối với giao dịch mua. Điều đó có nghĩa là nêu như bạn đang bán từ các vùng tiêu diệt của phiên Âu thì bạn nên đóng giao dịch vào khoảng 15:00-16:00 GMT.
• Thông thường, các đỉnh đáy hằng ngày được hình thành trong trong hướng ngược xu hướng (Counter Trend) của ngày đó (Judas Swing/Stop hunt).
• 5:00 GMT là thời điểm bắt đầu của ngày giao dịch thực sự và cũng là thời điểm kết thúc phạm vi của phiên Á.
• 19:00 GMT là thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
• 20:00 GMT đến 00:00 GMT là vùng giá giao dịch của ngân hàng trung ương.
• 00:00 đến 5:00 GMT là vùng giá phiên Á.
• 10:00-11:00 GMT là thời điểm mà bạn sẽ thấy giá tạm dừng di chuyển sau phiên Âu hoặc Judas Swing và nó sẽ tạo một đỉnh đáy đi theo hướng của thị trường trong khung thời gian thấp hơn.
• 12:20 (20 phút sau vùng hủy diệt bắt đầu phiên Mỹ) là thời điểm thị trường tương lai bắt đầu giao dịch.
• Chúng ta sẽ bắt đầu tìm kiếm các thiết lập giao dịch ở phiên Mỹ từ 12:20. Đối với các giao dịch mua thì bạn cần mua dưới mức giá tại 12:20 khoảng 10 pip và đối với các giao dịch bán thì bạn cần bán trên mức giá tại 12:20 10 pip.
• Khá nhiều điều cần nắm cho chúng ta ở phần này. Tuy nhiên thì anh em chỉ cần lưu ý đến vùng hủy diệt là được. Và nhớ rằng thị trường thường sẽ tạo một cú phá vỡ giả hay săn dừng lỗ trước khi di chuyển thực sự.
7. Thời gian nửa đêm và diễn biến thị trường qua các phiên giao dịch
Trước khi đi vào phần ví dụ, thì chúng ta cùng nhìn qua loạt hình minh họa về quá trình thị trường di chuyển trong 3 phiên Á, Âu và Mỹ nhé.
7.1. Tích lũy (Accumulation)
Vùng giá này hình thành từ khoảng 7h sáng đến 12h trưa giờ VN (tức là nửa đêm ở Mỹ).
Trong giai đoạn này thì giá thường sẽ di chuyển lên xuống. Các trader nhỏ lẻ nếu giao dịch trong giai đoạn này thường sẽ đặt dừng lỗ của họ ở trên và dưới của phạm vi phiên Á.
7.2. Thao túng giá (Manipulation)
Sau khi vùng giá phiên Á hình thành, chính là thời điểm nửa đêm của Mỹ và đến 2-3 tiếng tiếp theo (rơi vào khoảng 2-3 giờ chiều giờ VN) thị trường sẽ có Judas Swing. Tức thị trường sẽ quét dừng lỗ phía trên vùng giá phiên á và thiết lập đỉnh của ngày hoặc quét ở vùng dưới phiên Á và thiết lập đáy của ngày.
Lưu ý rằng sẽ có những ngày giai đoạn thao túng giá có thể diễn ra đến 4-5 giờ sau nửa đêm hoặc thời điểm đó mới xảy ra thao túng giá.
Không phải khi nào thị trường cũng sẽ thao túng giá trong một thời điểm cả, nếu quy luật dễ như thế thì chúng ta đã không phải thua lỗ.
Nhiệm vụ của chúng ta là giao dịch sau thời điểm thao túng giá xảy ra. Giá trước tiên sẽ tăng lên sau nửa đêm và nó sẽ cho chúng ta biết được là nên tìm cơ hội để bán. Và ngược lại với tín hiệu mua.
7.3. Phân phối (Distribution)
Cuối cùng đó là giai đoạn phân phối. Đây chính là thời điểm mà chúng ta bán và đặt mục tiêu ở bên dưới vùng giá phiên Á.
Lưu ý quan trọng đó là giai đoạn thao túng giá thường sẽ tiếp cận đến ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng trước đó, khối OB, … Luôn giữ tư duy này trong việc tìm kiếm điểm vào lệnh chất lượng cho bản thân.
Các bạn nhìn biểu đồ cặp EURUSD khung M15 bên dưới:
Chúng ta có giai đoạn 1 là tích lũy, sau đó là (2) thao túng giá và (3) phân phối.
Tương tự biểu đồ bên dưới cũng vậy.
Các bạn nhìn tiếp biểu đồ bên dưới:
8. Lý thuyết Wyckoff
Có thể nói lý thuyết Wyckoff chiếm một vai trò rất quan trọng trong hệ thống này vì nó thường xuyên được sử dụng. Trước tiên chúng ta cần nắm được khái niệm cơ bản về Wyckoff trước, sau đó thì đi vào một vài ví dụ minh họa nhé.
8.1. Vùng tích lũy
Chúng ta quan sát hình bên dưới:
Như hình trên chúng ta thấy có 4 mô hình trong mỗi giai đoạn tích lũy và phân phối, tuy nhiên trong nội dung phần này thì chúng ta chỉ tập trung vào một mô hình mà hầu hết trader đều biết và sử dụng.
Đầu tiên sẽ nói về giai đoạn tích lũy trước. Có 5 giai đoạn nhưng chúng ta chỉ cần nắm được 4 giai đoạn đầu là giai đoạn A-B-C-D như ở hình trên. Ở giai đoạn 5 thì thường chúng ta không tìm được tín hiệu vào lệnh tốt nữa.
Giai đoạn A (Phase A)
Trong giai đoạn A ta có các thuật ngữ là:
• PS (Preliminary Support): Là vùng hỗ trợ nơi mà phe mua bắt đầu đẩy giá lên một cách đáng kể sau một xu hướng giảm mạnh. Khối lượng tăng và spread cũng mở rộng là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm có thể sẽ kết thúc sớm.
• SC (Selling Climax): Áp lực bán tại thời điểm này thường rất lớn, thể hiện được người bán trong hoảng loạn và nó thường được hấp thụ bởi các banker hoặc các tổ chức lớn.
• AR (Automatic Rally): được hình thành khi áp lực bán mạnh trước đó đã giảm xuống. Đợt sóng tăng sẽ đẩy giá lên. Giá cao nhất của đợt tăng giá này sẽ giúp chúng ta nhận biết được giới hạn trên của giai đoạn tích lũy. Giá bắt đầu đi ngang trong một phạm vi và hình thành ST.
• ST (Secondary Test): Giá quay lại kiểm tra vùng SC như một vùng cầu. Nếu đáy được xác nhận, khối lượng và spread được giảm xuống đáng kể. Thông thường thì có nhiều ST sau giai đoạn SC. Bạn có thể thấy rõ điều này hơn ở giai đoạn B.
Giai đoạn B (Phase B)
Ta thấy ở giai đoạn B có ST thấp hơn SC, và ta gọi đó là STB. Đó là một cú kiểm tra ở giai đoạn B.
Giai đoạn C (Phase C)
Ở giai đoạn này thì cú Spring thường xảy ra và ở vùng giá đi ngang. Giá giảm xuống bên dưới vùng giá thấp nhất của vùng giá đi ngang nhưng sau đó thì nó quay lại tăng giá. Hành động giá này được xem như một cú lừa về xu hướng tương lai của thị trường và cho phép các tổ chức lớn mua vào khi giá bắt đầu tăng ngược trở lại.
Các trader tổ chức sẽ chờ cho giá phá vỡ khỏi cấu trúc (BOS) và sau đó quay trở lại kiểm tra vùng cung (hoặc order block) một lần nữa rồi vào lệnh, vùng Test chính là vùng mà trader tổ chức có thể vào lệnh để giao dịch:
Giai đoạn D (Phase D)
Nếu ở giai đoạn C cú kiểm tra thất bại hoặc bỏ lỡ tín hiệu thì bạn có thể vào lệnh ở điểm LPS trong giai đoạn D (The Last Point of Support). Đó là điểm thấp nhất của cú phản ứng giá hoặc cú hồi.
Chúng ta sẽ tìm một vùng order block ở cuối cú hồi này để tìm điểm vào lệnh:
Sau đó chúng ta có SOS (Sign of Strength), giá và spread tăng lên ở vùng này.
Tương tự giai đoạn phân phối cũng diễn ra với các giai đoạn như thế.
8.2. Vùng phân phối
Chúng ta quan sát biểu đồ bên dưới là vùng phân phối:
Vùng phân phối cũng tương tự như vùng tích lũy, chúng ta có 4 giai đoạn A-B-C-D.
Giai đoạn A (Phase A)
Cũng tương tự như giai đoạn A của vùng tích lũy, chúng ta có những thuật ngữ tương tự:
• PSY (Preliminary Supply): Là nơi áp lực của người mua bắt đầu giảm xuống sau một xu hướng tăng dài. Khối lượng tăng lên và spread trong giai đoạn này được mở rộng cho thấy xu hướng tăng sẽ kết thúc sớm.
• BC (Buying Climax): Áp lực mua tại thời điểm này thường rất lớn, thể hiện được người mua trong hoảng loạn và nó thường được hấp thụ bởi các banker hoặc các tổ chức lớn.
• AR (Automatic Rally): Được hình thành khi áp lực mua mạnh trước đó đã giảm xuống. Đợt sóng giảm sẽ đẩy giá xuống. Giá thấp nhất của đợt giảm giá này sẽ giúp chúng ta nhận biết được giới hạn dưới của giai đoạn phân phối. Giá bắt đầu đi ngang trong một phạm vi và hình thành ST.
• ST (Secondary Test): Giá quay lại kiểm tra vùng BC như một vùng cung. Nếu đỉnh được xác nhận, khối lượng và spread nên được giảm xuống đáng kể. Thông thường thì có nhiều ST sau giai đoạn BC. Bạn có thể thấy rõ điều này hơn ở giai đoạn B.
Giai đoạn B (Phase B)
Ở giai đoạn B, sau khi hình thành ST, thì tiếp theo SOW (Sign of Weakness) sẽ xuất hiện. Đó là một đợt giảm giá phá vỡ phạm vi bên dưới của vùng giá đi ngang, sau đó quay đầu tăng lên phá vỡ ngưỡng kháng cự là vùng BC trước đó để tạo ra UT (Upthrust). Sau UT giá thường sẽ kiểm tra lại phạm vi bên dưới của vùng giá đi ngang.
Giai đoạn C (Phase C)
Ở giai đoạn C này, UTAD (Upthrust After Distribution) thường xảy ra sau giai đoạn giá đi ngang và ở phía trên vùng UT. Hành động giá này sẽ tạo ra một dự đoán sai về hướng đi của thị trường và cho phép các tổ chức lớn bán ra ở vùng này.
Sau UTAD, khi giá phá vỡ khỏi cấu trúc (BOS) và sau đó quay trở lại kiểm tra vùng cung hoặc order block một lần nữa trước khi đẩy giá đi xuống.
Đây chỉ là kịch bản đầu tiên của giá. Còn kịch bản tiếp theo đó là giá thất bại trong việc kiểm tra vùng order block, thì lúc này chúng ta nhắm tới điểm vào lệnh tại LPSY (The Last Point of Supply).
Giai đoạn D (Phase D)
Như vậy vùng giá được đánh dấu mũi tên đỏ là vùng order block mà chúng ta đợi giá quay về kiểm tra để vào lệnh.
9. Kết hợp Wyckoff và SMC trong giao dịch thực tế
Các bạn nhìn hình bên dưới, vùng kẻ ngang màu hồng là một ngưỡng kháng cự mạnh:
Sau khi xác định được ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng rồi, thì bước tiếp theo của chúng ta đó là tìm ra mô hình Wyckoff lý tưởng để chúng ta giao dịch. Như biểu đồ trên chúng ta thấy thị trường trước đó có xu hướng tăng với động lượng tăng rất mạnh. Như vậy cuối đợt tăng giá này đang ở ngưỡng kháng cự thì chúng ta có thể tìm kiếm giai đoạn phân phối.
Các bạn nhìn phần biểu đồ tiếp theo, chúng ta thấy rằng giá đã phản ứng tại vùng này, chứng tỏ vùng kháng cự này vẫn được tôn trọng:
Như vậy là giá đã được đẩy xuống từ ngưỡng kháng cự mạnh này. Chúng ta sẽ di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn là H1. Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới để tìm ra mô hình Wyckoff chúng ta cần:
Bạn xem tiếp biểu đồ bên dưới để thấy được cấu trúc mô hình Wyckoff đã hình thành:
Chúng ta thấy giai đoạn A-B đã hình thành, điểm UT cũng đã xuất hiện, việc còn lại là chúng ta chờ thêm một cú phá vỡ giả khỏi điểm UT để tạo UTAD nữa là có thể bắt đầu tìm kiếm tín hiệu giao dịch. Và chúng ta đã có UTAD đồng thời xác định được điểm phá vỡ cấu trúc để xác định vùng cung hoặc order block để giao dịch. Như vậy ở biểu đồ bên dưới chúng ta đã có tín hiệu phá vỡ cấu trúc rồi. Việc tiếp theo mà chúng ta cần làm đó là xác định lại đỉnh đáy mới.
Bước tiếp theo là chúng ta di chuyển về khung M15 để xác định vùng order block để tìm tín hiệu giao dịch. Hình bên dưới là vùng order block được xác định trên khung M15:
Chúng ta có điểm dừng lỗ phía trên đỉnh gần nhất mà trước đó chúng ta xác định. Điểm chốt lời với tỷ lệ RR là 1:3. Và như hình bên dưới thì chúng ta thấy thị trường đã chạm chốt lời:
10. Kết luận
Chúng ta tóm gọn lại một chút nội dung của lý thuyết Wyckoff được áp dụng trong hệ thống SMC của chúng ta như sau:
• Đầu tiên là xác định vùng giá tích lũy hoặc phân phối.
• Tiếp theo xác định được các giai đoạn A-B-C-D.
• Trong đó giai đoạn C là giai đoạn mà chúng ta sẽ tìm kiếm điểm vào lệnh. Sau cú phá vỡ giả vùng Spring (trong vùng tích lũy) hoặc UT (trong vùng phân phối) thì chúng ta đợi thị trường phá vỡ cấu trúc (BOS) tăng hoặc giảm để tìm cơ hội giao dịch.
• Bước tiếp theo là chúng ta xác định vùng order block hoặc vùng cung cầu gần nhất và chờ giá quay trở về kiểm tra để tìm tín hiệu vào lệnh.
• Nếu trường hợp cú kiểm tra bị thất bại thì chúng ta chờ qua giai đoạn D, giá tiếp tục phá vỡ cấu trúc, quay lại kiểm tra vùng order block gần nhất để tìm kiếm cơ hội giao dịch.
11. Kiến Thức Cần Đạt Được Khi Hoàn Thành Khóa Học
Mặc dù có nhiều tranh cãi về phương pháp SMC nhưng công tâm mà nói thì SMC cũng là một dạng của trường phái phân tích hành động giá. Do vậy, về tính hiệu quả, chúng ta sẽ không bàn đến mà ở đây, quan trọng là tính phù hợp.
Tuy nhiên, để áp dụng tốt trên thị trường bạn cần phải đọc kỹ để hiểu rõ về từng các khái niệm và công cụ nhận diện. Đồng thời rèn luyện và áp dụng trên thị trường thực tế để có thể hiểu rõ hơn. Đội ngũ TRADERPTKT.COM sẽ tóm tắt một số ý chính để bạn có thể tập trung vào hơn ở bên dưới đây.
- Hiểu được khái niệm và bản chất của dòng tiền thông minh Smart Money Concepts.
- Xác định được cấu trúc của thị trường: cách đọc được cấu trúc và giao dịch với cấu trúc của thị trường.
- Xác định được vùng thanh khoản của các tổ chức lớn.
- Thuần thục cách kết hợp phân tích đa khung thời gian. Lưu ý: Cần thuần thục 1 khung thời gian trước rồi mới tính đến việc kết hợp đa khung thời gian.
- Nắm được các yếu tố quan trọng trong phương pháp SMC.
- Hiểu được bản chất và cách áp dụng các chiến lược giao dịch hiệu quả.
Đây là những điểm trọng tâm trong khóa học này. Mong là các bạn có thể nắm bắt được, từ đó rèn luyện thật thuần thục trên thị trường thực tế. Theo chúng tôi việc tìm hiểu SMC là rất cần thiết với tất cả các Trader, nhất là những nhà giao dịch theo trường phái giao dịch trong ngày.
Đội ngũ TRADERPTKT.COM luôn cố gắng chia sẻ những kiến thức đây đủ và hoàn thiện nhất đến với các Trader trên thị trường. Nhưng có một thực tế chúng ta phải chấp nhận là không có một phương pháp nào hoàn hảo cả. Tất cả đều dựa trên cơ sở xác suất chiến thắng. Vì vậy, để áp dụng tốt SMC vào phân tích thị trường và để kiếm được lợi nhuận thì đòi hỏi bạn phải cố gắng rất nhiều. Thêm vào đó bạn cần phải xây dựng cho mình một phương pháp Quản lý vốn hợp lý. Đồng thời không ngừng rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm từ thị trường. Biết cách làm thế nào để có một Tâm lý giao dịch tốt trên thị trường. Chúc bạn thành công!
Chúng tôi còn rất nhiều khóa học khác hay và rất chất lượng. Các khóa học về Mô Hình Nến, Mô Hình Giá, Supply Demand, Nến Heiken Ashi,… Sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức giao dịch, và có được một Hệ thống giao dịch hiệu quả.
Để lại phản hồi về điều này