Phương Pháp Giao Dịch Đa Khung Thời Gian Trong SMC

Phương-Pháp-Giao-Dịch-Đa-Khung-Thời-Gian-Trong-SMC
Chia sẻ

Phân tích đa khung thời gian nghĩa là chúng ta sẽ nhìn đồ thị giá với nhiều khung thời gian đồ thị. Tuy nhiên, việc quan sát này cần được nhìn theo trình tự chứ không cùng một lúc như nhiều người vẫn nghĩ. Việc giao dịch đa khung thời gian giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể đến chi tiết trước khi đưa ra quyết định giao dịch giúp nâng cao độ chính xác vị thế vào lệnh. Phương pháp giao dịch đa khung thời gian được rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp hiện nay áp dụng để phân tích trên các thị trường Forex, Chứng khoán và Crypto.

Phương Pháp Giao Dịch Đa Khung Thời Gian Trong SMC

Thứ khiến cho SMC trở nên hấp dẫn với rất nhiều trader đó chính là tỷ lệ RR rất cao, có thể lên đến 1:10, 1:20 thậm chí 1:30. Đương nhiên là để có được mức RR như thế là không hề đơn giản, đòi hỏi trader phải nắm được vận động giá, cấu trúc của từng khung thời gian, hướng đi hiện tại của thị trường đồng thời những vùng giá quan trọng để giao dịch.

Vậy nên, phân tích đa khung thời gian chính là chìa khóa giúp trader đạt được mức tỷ lệ RR ấn tượng như vậy.

» Khóa học phương pháp Smart Money Concepts (SMC)

Tuy nhiên các bạn đừng nên kỳ vọng quá cao, đặc biệt là những trader mới tiếp cận hệ thống, đừng chăm chăm đi tìm những giao dịch có tỷ lệ RR cao như vậy, mà tốt nhất là nên tập trung vào việc hiểu được cách phân tích và thực hiện giao dịch đúng nguyên tắc mới là quan trọng.

Phương pháp giao dịch SMC là gì
Phương pháp giao dịch đa khung thời gian SMC

Một khi đã nắm được hệ thống rồi thì việc chúng ta nâng dần tỷ lệ RR lên không quá đỗi khó. Và một điều quan trọng khác mà chúng ta phải nhớ rằng tỷ lệ RR càng cao thì winrate càng thấp.

Để có được RR cao như vậy đòi hỏi chúng ta phải xuống khung thời gian rất thấp để tối ưu hóa điểm vào lệnh. Mà càng xuống khung thời gian thấp thì tín hiệu nhiễu sẽ càng nhiều, bạn khó có thể timing đúng được chính xác, và đây chính là rủi ro mà bạn phải chấp nhận để có RR cao.

Việc đầu tiên trong việc kết hợp đa khung thời gian là chúng ta phải chọn ra những khung thời gian phù hợp, giúp kết hợp đạt hiệu quả. Thông thường mỗi nhà giao dịch sẽ có sự lựa chọn khác nhau, nhưng ở đây chúng ta sẽ tham khảo 3 tập hợp các khung thời gian mà được rất nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp thường sử dụng hiện nay.

Những mẫu hình nến, mô hình nến đảo chiều, đường xu hướng, các mức hỗ trợ, khác cự chính là cơ sở để có thể dựa vào, giúp các nhà giao dịch kết hợp những tín hiệu này trên các khung thời khác nhau lại. Từ đó giúp họ tìm ra vị trí ra vào thị trường tốt nhất, có xác suất thành công lớn hơn.

Chúng ta nên chọn những khung thời gian lớn để kết hợp phân tích, không nên chọn các khung thời gian quá nhỏ (nhỏ hơn khung thời gian H1), tín hiệu nhiễu nhiều và không hiệu quả. Dưới đây là những bộ khung Timeframe mà các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường hay sử dụng và phân tích. Bạn có thể tham khảo.

  • Khung thời gian tháng (M), khung thời gian tuần (W), khung thời gian ngày (D).
  • Khung thời gian tuần (W), khung thời gian ngày (D), khung thời gian giờ (H1).
  • Khung thời gian ngày (D), khung thời gian 4 giờ (H4), khung thời gian 1 giờ (H1)
  • Khung thời gian 4 giờ (H4), khung thời gian 1 giờ (H1), khung thời gian 15 phút (M15)

Sau khi đã chọn được các tổ hợp khung thời gian phù hợp với mục tiêu giao dịch. Chúng ta phải chọn ra khung thời gian chuẩn, khung thời gian mà phân tích xu hướng chính trên đó. Ở đây thường là khung thời gian trung gian, ở giữa các khung bạn đã chọn trước đó.

Việc chọn kết hợp các khung thời gian với nhau, tối đa không quá 3 khung thời gian, có một số bạn chỉ sử dụng có 2 khung thời gian cũng được. Việc sử dụng quá nhiều khung thời gian kết hợp với nhau, khiến bạn sẽ rối trong việc phân tích thị trường.

Vì thực tế, mỗi khung thời gian đại diện cho một xu hướng dài hạn, trung hạn hoặc là ngắn hạn. Cũng vì vậy thị trường ở các thời điểm có sự biến động tăng giảm khác nhau ở các khung thời gian khác nhau. Từ đó làm bạn rất khó phán đoán đâu mới đúng là xu hướng chính của thị trường.

1. Khung thời gian tuần (W)

Khung tuần (W) là khung mà chúng ta tìm kiếm các mẫu hình nến, các mô hình nến tăng giảm và đảo chiều, xuất hiện tại những vị trí hỗ trợ mạnh và kháng cự mạnh. Tại Khung tuần (W) cái mà ta cần thấy ở đây là 1 mẫu hình nến tăng đẹp, hoặc một mô hình nến giảm đẹp, xuất hiện tại một vùng hỗ trợ mạnh trên khung tuần. Khi này xác suất xu hướng tăng hoặc giảm trong thời gian tới sẽ cao hơn.

Chúng ta cần xem xét các chi tiết trên khung thời gian tuần (W):

  • Giá đang ở vùng hỗ trợ hay kháng cự?
  • Mẫu hình nến đang tăng, giảm hay là những mẫu hình nến đi ngang (sideway)?
  • Mô hình nến xuất hiện ở đây là gì? Có trong vùng hỗ trợ hay kháng cự không?
Biểu đồ Vàng khung tuần (W)
Biểu đồ Vàng khung tuần (W)

Như biểu đồ bên trên, tại vùng hỗ trợ xuất hiện mô hình nến Bao Trùm Tăng đẹp. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy tại vùng hỗ trợ này thị trường đã quay lại kiểm tra rất nhiều lần, chứng tỏ vùng hỗ trợ này rất tốt ủng hộ cho xu hướng đảo chiều khi giá chạm vào vùng này.

2. Khung thời gian ngày (D1)

Đây là khung thời gian chính để phân tích xác định cấu trúc thị trường. Trên khung thời gian ngày (D) bạn cần xem xét đến các yếu tố sau:

  • Xuất hiện tín hiệu phá vỡ cấu trúc (BOS hoặc CHoCH)
  • Xuất hiện các mô hình giá, các mô hình nến hỗ trợ cùng với xu hướng phân tích trên khung thời gian tuần (W).
Biểu đồ Vàng khung ngày (D)
Biểu đồ Vàng khung ngày (D)

Như hình bên trên chúng ta theo dõi thấy, giá đã phá vỡ đỉnh trước hình thành đỉnh sau cao hơn (Break of Structure), ủng hộ cho một xu hướng tăng đẹp, cùng với mô hình nến đã xuất hiện trên khung thời gian tuần (W). Vì vậy chúng ta sẽ chờ đợi giá hình thành đáy sau cao hơn đáy trước và chỉ nên canh BUY ở khung thời gian nhỏ hơn (H1).

3. Khung thời gian giờ (H1)

Đây là khung thời gian để tìm kiếm vị trí vào lệnh tối ưu nhất. Trên khung giờ (H1) chúng ta chỉ cần tìm điểm vào lệnh sao cho được vùng giá tốt nhất, điểm vào lệnh đẹp nhất thôi. Trong một xu hướng, dù tăng hay giảm thì thị trường luôn có những đợt sóng tăng và điều chỉnh. Chính vì điều này chúng ta cũng dựa vào đó để tìm cho mình được vùng vào lệnh tham gia thị trường tốt nhất.

Biểu đồ Vàng khung giờ (H1)
Biểu đồ Vàng khung giờ (H1)

Khi xuống khung thời gian 1 giờ (H1), giá hồi về vùng hỗ trợ, sau đó hình thành cấu trúc tăng, đáy sau cao hơn đáy trước (Higher Low) và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước (Higher High). Sau khi giá phá qua khối OB hình thành thì có thể khẳng định rằng đây là tín hiệu vào lệnh rất đẹp.

Chúng ta sẽ vào lệnh Buy. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới khối OB này và chốt lời có thể chọn vùng kháng cự trên khung ngày hoặc ở đây chúng tôi chọn theo tỉ lệ R:R (Risk: Reward) là 1:4. Đây cũng là 1 tỉ lệ cao rồi.

Tóm lại, việc quan trọng trong phân tích đa khung thời gian đó là chúng ta cần đánh dấu ra đỉnh đáy của các khung thời gian và những vùng thanh khoản, hướng đi của giá hiện tại và nó có khả năng sẽ đi đến những vùng giá nào.

Như phân tích ở trên chúng ta có thể thấy được khả năng giá tiếp tục tăng để quét thanh khoản của vùng 2 đỉnh mới được hình thành trên khung D1 và thậm chí cao hơn là có thể tiếp tục tăng lên để quét thanh khoản của đỉnh trên khung thời gian tuần như được phân tích ở biểu đồ ngày. Chúng ta có thể về khung thấp hơn như H4, H1 thậm chí là M15 để tìm xác nhận cho hướng đi này của giá trong tương lai.

» Khóa học phương pháp giao dịch nến Heiken Ashi (Video)

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi những thông tin và chia sẻ mới nhất từ trang TRADERPTKT.COMNguyễn Hữu Đức Trader. Chúng tôi có các khóa học từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn trang bị kiến thức đầu tư tài chính trên các thị trường chứng khoán, ngoại hối và tiền điện tử.

Chúc may mắn và thành công!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone