Bí Mật Về 20 Mô Hình Nến Nhật Mà Trader Cần Biết?

Mô Hình Nến Nhật
Chia sẻ

Bạn đang tìm hiểu về nến Nhật? thật may mắn bạn đã biết đến bài viết này của đội ngũ TRADERPTKT chúng tôi. Bởi vì, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về các mô hình nến Nhật một cách dễ dàng nhât. Đồng thời cũng tổng hợp cho bạn biết được 20 Mô hình nến Nhật phổ biến nhất hiện nay. Những mô hình nến này đang được rất nhiều các nhà đầu tư sử dụng để kiếm lợi nhuận trên các thị trường tài chính như: Forex, Vàng, Bitcoin và Chứng khoán.

Kiến thức về Mô hình nến Nhật được chúng tôi xây dựng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nhưng chủ yếu từ trên website của Founder Nguyễn Hữu Đức Trader. Đây là chỉ là phần tóm tắt sơ lược về các Mô hình nến Nhật, vì vậy bạn cần vào tìm đến Khóa học Mô hình nến Nhật sau đó vào phần Tab Chương Trình để học đầy đủ nhé!

Đọc Hiểu Biểu Đồ Nến Nhật

Việc sử dụng Biểu đồ nến nhật phổ biến trong phân tích kỹ thuật hiện nay là do nó cung cấp thông tin rất đầy đủ, rõ ràng và dễ hình dung về những động lực của giá. Chính vì có tính đa chức năng mà các biểu đồ nến được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính. Biểu đồ nến Nhật là công cụ phân tích xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất khi biểu diễn biến động giá của các thị trường tài chính.

Lịch Sử Hình Thành Mô Hình Nến Nhật

Biểu đồ nến Nhật được phát triển bởi một thương gia buôn bán lúa gạo người Nhật tên là Homma Munehisa vào thế kỷ 18. Ông nhận ra có thể dự báo giá cả trong tương lai thông qua phân tích diễn biến của nó trong quá khứ.

Vào khoảng những năm 90 của thế kỷ 20. Ông Steve Nison đã phát hiện ra bí quyết về nến Nhật khi làm việc chung với những công ty môi giới ở Nhật. Ông đã nghiên cứu thêm và sau đó viết sách về kỹ thuật này và phổ biến nó ở phương Tây.

Ngày nay, biểu đồ dạng nến là công cụ không thể thiếu khi phân tích kỹ thuật của các nhà đầu tư, nhà giao dịch hoặc quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Không chỉ áp dụng trong các lĩnh vực hàng hóa, biểu đồ nến Nhật còn có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm tài chính mang lại hiệu quả cao trong giao dịch.

Cấu Tạo Của Nến Nhật

Trước khi đi tìm hiểu sâu vào các Mô hình nến Nhật thì phải hiểu được Cấu tạo của từng mẫu hình nến đã. Biểu đồ nến Nhật có thể dùng trên tất cả các khung thời gian, có thể khung ngày (D1), 1 giờ (H1), 30 phút, hoặc bất cứ khung thời gian nào bạn muốn. Biểu đồ nến được dùng để mô tả hành động của giá trong khung thời gian mà chúng ta đã chọn.

Cấu tạo nến Nhật
Cấu tạo nến Nhật

Biểu đồ nến Nhật được hình thành từ các loại giá mở cửa (Open), cao nhất (High), thấp nhất (Low) và đóng cửa (Close) của giai đoạn thời gian được chọn.

  • Nếu giá đóng cửa nằm trên giá mở cửa thì thị trường biểu hiện bằng 1 cây nến tăng điểm (nến có thân màu xanh).
  • Nếu giá đóng cửa nằm dưới giá mở cửa thì thị trường biểu hiện bằng 1 cây nến giảm điểm (nến có thân màu đỏ).
  • Nến xanh hoặc nến đỏ thì được gọi là phần “thân nến” (Body).
  • Phần nằm ngoài thân ở phía trên và phía dưới thì gọi là “bóng nến” (Shadow).
  • Trên đỉnh của bóng nến trên là giá cao nhất (High).
  • Dưới đáy của bóng nến dưới là giá thấp nhất (Low).

Thân Nến

Biểu đồ nến có nhiều cỡ thân khác nhau. Ví dụ như thân nến dài thể hiện lực Mua (Buy) hoặc Bán (Sell) mạnh.

  • Thân càng dài thì lực Mua và lực Bán càng lớn. Điều này có nghĩa là bên Mua hoặc bên Bán đang kiểm soát thị trường vào thời điểm đó.
  • Trong khi đó, thân nến ngắn thể hiện lực Mua hoặc Bán yếu.
Thân nến càng dài thể hiện lực Mua Bán càng lớn
Thân nến càng dài thể hiện lực Mua Bán càng lớn

Bóng Nến

Bóng nến trên và bóng nến dưới của cây nến thể hiện những dấu hiệu quan trọng về phiên giao dịch (chú ý khung thời gian chọn).

  • Bóng nến trên thể hiện giá cao, trong khi bóng nến dưới thể hiện giá thấp trong phiên.
  • Cây nến có bóng nến dài cho thấy phiên giao dịch có nhiều biến động, vượt ra khỏi vùng giá mở cửa và đóng cửa.
  • Nếu một cây nến có bóng nến trên dài (long up shadow) và bóng nến dưới ngắn (short down shadow) thì nó thể hiện bên Mua đã cố gắng đẩy giá lên cao nhưng sau đó bị bên Bán đẩy giá giảm trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
  • Nếu một cây nến có bóng nến dưới dài (long down shadow) và bóng nến trên ngắn (short down shadow) thì nó thể hiện bên Bán kiểm soát thị trường và đẩy giá giảm xuống nhưng sau đó bị bên Mua đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.

Cần lưu ý là các nến cũng có thể tạo thành các khoảng chênh giá (GAP). Như trong mô hình nến Sao Mai, Sao Hôm, Nhấn Chìm, Bao Trùm, … Đôi khi vẫn có sự chênh lệch giá giữa đóng cửa và mở cửa của các cây nến.

Các Loại Mô Hình Nến Nhật Cơ Bản

Trong quá trình biến động của giá, do phụ thuộc vào giá đóng cửa và giá mở cửa của nến, vì vậy cũng hình thành những mẫu nến khác nhau. Dưới đây là một số loại nến bạn cần quan tâm đến.

Các loại nến Nhật cơ bản
Các mô hình nến Nhật cơ bản

Tổng Hợp Những Mô Hình Nến Nhật Phổ Biến Nhất

Trong qua trình giao dịch trên các thị trường tài chính bạn bắt gặp rất nhiều các Mô hình nến Nhật khác nhau. Việc hiểu được từng Mô hình nến hoạt động như thế nào? Có những ưu điểm và nhược điểm gì? Điều đó thật sự rất tốt cho bạn. Dưới đây đội ngũ TRADERPTKT chúng tôi sẽ giúp bạn làm điều đó dễ dàng hơn rất là nhiều. Mong muốn có thể giúp bạn kiếm được lợi nhuận tốt trên thị trường!

1. Mô Hình Nến Con Xoay

Mô hình nến Nhật đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đó chính là Mô hình nến Con Xoay. Đây là một mô hình nến cơ bản rất thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch.

Nến Con Xoay (Spinning Tops)
Mô hình Nến Con Xoay (Spinning Tops)

Mô hình nến con Xoay với bóng trên và bóng dưới dài, thân nến nhỏ thì được gọi là Con Xoay (Spinning Tops). Màu của thân nến không quan trọng. Mô hình này thể hiện việc chưa đưa ra được quyết định giữa bên Mua và bên Bán.

Thân nến nhỏ cho thấy sự biến động nhỏ từ giá mở cửa tới giá đóng cửa, còn phần bóng nến cho thấy cả bên Mua lẫn bên Bán đã đấu tranh với nhau nhưng không bên nào thắng được.

Ngay cả khi phiên giao dịch mở cửa và đóng cửa với ít sự thay đổi về giá nhưng thực ra giá đã có biến động mạnh trong phiên này. Cả bên Mua và nên Bán không bên nào chiếm được ưu thế nên kết quả là hai bên xem như hòa.

  • Nếu mô hình Con Xoay xuất hiện trong giai đoạn xu hướng giảm thì có thể cho thấy không còn nhiều người muốn bán để đẩy giá xuống nữa và khả năng đảo chiều tăng trở lại có thể xảy ra.
  • Nếu mô hình Con Xoay xuất hiện trong giai đoạn xu hướng tăng thì có thể cho thấy không còn nhiều người muốn mua để đẩy giá lên nữa và khả năng đảo chiều giảm trở lại có thể xảy ra.

2. Mô Hình Nến Marubozu

Mô hình nến Nhật tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu đó là nến Marubozu. Nến Marubozu là một nến không có bóng nến mà chỉ có thân nến dài. Tức là cây nến chỉ có giá mở cửa (Open) và giá đóng cửa (Close). Lúc này, giá mở cửa và giá đóng cửa đã trùng với giá cao nhất hoặc thấp nhất phiên rồi.

Nến Marubozu
Mô hình Nến Marubozu

Nến Marubozu Tăng (Bullish Marubozu).

Marubozu Tăng (thân nến xanh) không có bóng trên bóng dưới vì giá mở cửa đã trùng với giá thấp nhất (Open = Low), còn giá đóng cửa trùng với giá cao nhất (Close = High). Đây là một mô hình nến tăng mạnh, thể hiện bên Mua đã thắng thế.

  • Nó thường là dấu hiệu đầu tiên của việc giá sẽ tăng tiếp
  • Hoặc là dấu hiệu đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá.

Nến Marubozu Giảm (Bearish Marubozu).

Marubozu Giảm (thân nến đỏ) không có bóng trên và dưới vì giá mở cửa đã trùng với giá cao nhất (Open = High), còn giá đóng cửa trùng với giá thấp nhất (Close = Low). Đây là một mô hình nến giảm mạnh, thể hiện bên Bán đã thắng thế.

  • Nó thường là dấu hiệu đầu tiên của việc giá sẽ giảm tiếp.
  • Hoặc là dấu hiệu đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.

Còn ngược lại, khi xuất hiện nến Marubozu giảm, thị trường báo hiệu sắp có xu hướng giảm mạnh. Chúng ta cần đặt lệnh Bán sau khi cây nến Marubozu xuất hiện.

  • Một Marubozu là đối cực của Doji. Giá mở cửa và giá đóng cửa của nó là ở cuối cực của nến. Trực quan, nó là một khối.
  • Một Marubozu đóng cửa cao hơn biểu thị sức mạnh tăng mạnh mẽ trong khi một đóng cửa thấp hơn cho thấy sự suy giảm cực đoan.

Trong các Mô hình nến Nhật mà chúng ta tìm hiểu, có thể nói Mô hình nến Marubozu được xem là mô hình mạnh nhất. Khi xuất hiện mô hình nến này, khả năng đảo chiều xu hướng là rất cao.

3. Mô Hình Nến Doji

Một mô hình nến Nhật mà chúng ta không thể bỏ qua đó là Doji. Đây là mô hình nến mà giá đóng cửa và giá mở cửa bằng nhau hoặc gần bằng nhau, tức là thân nến sẽ rất nhỏ, chỉ như là 1 đường ngang mỏng nếu chúng ta quan sát trên biểu đồ.

Nến Doji trông như một cây thánh giá với cùng giá mở cửa và đóng cửa, hoặc giá mở cửa và đóng cửa gần bằng nhau.

Nến Doji
Nến Doji

Mô hình nến Doji thể hiện sự do dự hoặc sự tranh chấp giữa bên Mua và bên Bán (hơi tương tự như nến Con xoay). Giá di chuyển lên trên và xuống dưới trong suốt phiên giao dịch nhưng lại đóng cửa rất gần so với giá mở cửa. Vì thế, nó đại diện cho sự thiếu quyết đoán của thị trường hoặc thị trường đang có dấu hiệu giằng co.

Có 5 loại nến Doji: Dựa vào độ dài của bóng nến trên và dưới khác nhau được chia thành các loại sau:

  • Doji Cổ Điển (Classic Doji)
  • Doji Chân Dài (Long-Leg Doji)
  • Doji Chuồn Chuồn (Dragonfly Doji)
  • Doji Bia Mộ (Gravestone Doji)
  • Doji Bôn Giá (Four-Price Doji)
Các loại nến Doji thường gặp
Các loại nến Doji thường gặp

Đây là chỉ là phần tóm tắt sơ lược về các Mô hình nến Nhật, vì vậy bạn cần vào tìm đến Khóa học Mô hình nến Nhật sau đó vào phần Tab Chương Trình để học đầy đủ nhé!

4. Mô Hình Nến Búa (Hammer)

Mô hình nến Búa (Hammer) là một trong những Mô hình nến Nhật đảo chiều xu hướng mạnh. Thường được tìm thấy sau khi thị trường sụt giảm và là tín hiệu tăng giá. Mô hình Hammer bẫy các nhà giao dịch (trader) bán ở khu vực thấp hơn của nến, buộc họ phải cắt những lệnh giao dịch đặt dừng lỗ ngắn. Kết quả là tạo ra áp lực mua cho mô hình tăng giá này. Mô hình thanh tương đương của nó là nến Pin Bar tăng.

Nến Búa
Mô hình Nến Búa

 

Mô hình Cây Búa là một mô hình đảo chiều tăng, xuất hiện trong một xu hướng giảm. Khi giá đang giảm, mô hình nến Hammer cho tín hiệu rằng đáy đang khá gần và giá có thể sẽ tăng trở lại. Bóng nến dưới dài cho thấy rằng bên Bán đã đẩy giá xuống thấp hơn nhưng bên Mua đã có thể chống lại áp lực Bán này và đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.

Nếu chỉ vì bạn thấy mô hình Hammer trong một xu hướng giảm mà bạn đặt lệnh Mua thì coi chừng sai lầm. Chúng ta cần thêm những tín hiệu xác nhận khả năng tăng trở lại trước khi đặt lệnh.

5. Mô Hình Nến Người Treo Cổ (Hanging Man)

Mô hình Hanging Man là một nến dường như tăng giá ở cuối một xu hướng tăng. Các nhà giao dịch lạc quan tự tin tiếp tục mua vào trong ngắn hạn. Do đó, khi thị trường giảm sau đó, nó sẽ khiến những người mua thoát khỏi lệnh ngắn hạn.

Nến Người Treo Cổ
Nến Người Treo Cổ

Mô hình nến Người Treo Cổ là một Mô hình nến Nhật đảo chiều giảm, thường xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng hoặc ở vùng có kháng cự mạnh. Khi giá đang tăng mà mô hình Hanging Man xuất hiện thì điều này cho thấy bên Bán đang bắt đầu tham gia vào và thắng thế hơn bên Mua.

Bóng dưới dài cho thấy rằng bên Bán đã đẩy giá xuống trong suốt phiên giao dịch. Bên Mua đã đẩy giá lên trở lại nhưng giá được đẩy lên chỉ nằm ở gần giá mở cửa. Điều này cảnh báo rằng bên Mua đã không còn đủ sức để giữ vững lực tăng trước đó.

Điều kiện nhận diện nến Người Treo Cổ (Hanging Man):

  • Một cây nến có bóng dưới dài khoảng gấp 2 hoặc 3 lần thân nến.
  • Bóng trên nhỏ hoặc không có.
  • Thân nến nằm ở phần trên cùng của cây nến.
  • Màu của thân nến không quan trọng nhưng nếu thân đỏ (nến giảm) thì khả năng giảm sẽ mạnh hơn so với thân xanh (nến tăng).

Trong các Mô hình nến Nhật đảo chiều, thì 2 mô hình nến Hammrer và Hanging Man được đánh giá cao. Vì vật chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thật kỹ về 2 mô hình nến Nhật này.

6. Mô hình nến Búa Ngược (Inverted Hammer)

Mô hình nến Nhật tiếp theo chúng ta tìm hiểu đó là Mô hình nến Búa Ngược. Mô hình nến này thường xuất hiện khi giá đang trong xu hướng giảm, cho thấy khả năng đảo chiều tăng trở lại. Bóng trên dài của nó cho thấy bên Mua đang cố gắng đẩy giá lên. Trong khi đó, bên Bán vẫn tạo áp lực Bán xuống.

Nến Búa Ngược
Nến Búa Ngược

Inverted Hammer là một mô hình tăng giá. Trong một xu hướng giảm, mô hình nến Búa ngược tô điểm cho người Bán. Do đó, khi Búa ngược không thể đẩy thị trường xuống, phản ứng tăng giá là dữ dội. Đây cũng được xem là một trong những Mô hình nến Nhật đảo chiều xu hướng tương đối mạnh.

7. Mô hình nến Sao Đổi Ngôi (Shooting Star)

Mô hình nến Sao Đổi Ngôi là một mô hình nến Nhật đảo chiều giảm với cấu trúc giống như mô hình Búa Ngược nhưng nó xuất hiện khi giá đang tăng. Điều này cho thấy bên Bán đang bắt đầu thắng thế so với bên Mua trong xu hướng lên và giá có thể sẽ quay đầu giảm trở lại.

Nến Sao Đổi Ngôi
Mô hình nến Nhật Sao Đổi Ngôi

Mô hình Shooting Star giảm giá ngụ ý một logic khác. Shooting Star bẫy những người mua đã mua trong phạm vi cao hơn, buộc họ phải bán hết các vị trí dài của mình và do đó tạo ra áp lực bán. Mô hình thanh tương đương của nó là Pin Bar giảm giá .

8. Mô Hình Nến Bao Trùm Tăng (Bullish Engulfing Pattern)

Đây là một mô hình nến Nhật đảo chiều cực mạnh. Mô hình nến Bao trùm tăng này xuất hiện khi có một cây nến giảm nhưng ngay sau đó là một cây nến tăng rất lớn. Mô hình nến “bao trùm” hoàn toàn cây nến giảm trước. Điều này có nghĩa là bên Mua đã thắng thế và một đợt tăng giá có thể xảy ra.

Mô hình nến Bao Trùm Tăng
Mô hình nến Bao Trùm Tăng

9. Mô Hình Nến Nhấn Chìm Giảm (Bearish Engulfing Pattern)

Mô hình nến Nhấn Chìm Giảm trái ngược với mô hình Bao Trùm Tăng, là một mô hình nến Nhật đảo chiều giảm rất mạnh. Cây nến giảm xuất hiện sau “nhấn chìm” hoàn toàn cây nến tăng phía trước. Điều này có nghĩa là bên Bán đã quyết định đẩy giá xuống mạnh sau một giai đoạn tăng giá hoặc đi ngang (sideway).

Mô hình nến Nhấn Chìm Giảm
Mô hình nến Nhấn Chìm Giảm

10. Mô Hình Nến Sao Mai (Morning Star)

Mô hình Sao Mai là mô hình cụm 3 nến thường gặp tại điểm kết thúc của một xu hướng giảm.

Mô hình nến Sao Mai
Mô hình nến Sao Mai
  • Cây nến đầu tiên trong cụm 3 nến này là 1 cây nến giảm, vì xu hướng hiện tại đang là giảm.
  • Cây nến thứ 2 là một cây nến có thân nhỏ, thể hiện rằng thị trường có thể đang do dự. Cây nến nhỏ này có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
  • Cây nến thứ 3 là cây nến xác nhận sự đảo chiều trong xu hướng, vì vậy nó sẽ là một cây nến tăng. Đặc điểm của cây nến này là giá đóng cửa của nó nằm trên điểm giữa của cây nến giảm đầu tiên.

11. Mô Hình Nến Sao Hôm (Evening Star)

Mô hình nến Nhật tiếp theo chúng ta tìm hiểu đó chính là Mô hình nến Sao Hôm. Nến đầu tiên cho thấy những con bò trong tầm kiểm soát. Sự không chắc chắn đặt trong nến sao. Nến cuối cùng xác nhận sự giảm giá.

Mô hình nến Sao Hôm
Mô hình nến Sao Hôm

Mô hình Sao Hôm là mô hình cụm 3 nến mà chúng ta thường gặp tại điểm kết thúc của một xu hướng tăng:

  • Cây nến đầu tiên trong cụm 3 nến này là 1 cây nến tăng, vì xu hướng hiện tại đang là tăng.
  • Cây nến thứ 2 là một cây nến có thân nhỏ, thể hiện rằng thị trường có thể đang do dự. Cây nến nhỏ này có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
  • Cây nến thứ 3 là cây nến xác nhận sự đảo chiều trong xu hướng, vì vậy nó sẽ là một cây nến giảm. Đặc điểm của cây nến này là giá đóng cửa của nó nằm dưới điểm giữa của cây nến tăng đầu tiên.

Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, mô hình nến Sao Hôm và Sao Mai có thể xuất hiện khoảng Gap giữa các cây nến. Điều này cho thấy thị trường có sự biến động lớn. Việc đảo chiều xu hướng là có thể sẽ xảy ra sắp tới.

12. Mô hình nến Ba Chàng Lính (Three Soldiers)

Một mô hình nến Nhật cực kì mạnh trong việc xác nhận đảo chiều xu huuớng đó chính là Mô hình Ba Chàng Lính. Đây là mô hình gồm 3 nến tăng sau một xu hướng giảm, cho tín hiệu rằng sự đảo chiều đã xảy ra. Đây là một trong những mô hình mạnh, đặc biệt là nếu nó xuất hiện sau một xu hướng giảm dài và một đợt đi ngang ngắn.

Mô hình nến Ba Chàng Lính
Mô hình nến Ba Chàng Lính
  • Cây nến đầu tiên trong cụm này được xem là cây nến đảo chiều. Nó thể hiện rằng xu hướng giảm hoặc giai đoạn đi ngang đã kết thúc.
  • Cây nến tiếp theo sẽ lớn hơn cây nến trước về thân nến. Bên cạnh đó, cây nến thứ 2 này sẽ có giá đóng cửa nằm gần mức giá cao nhất của nó, tức là nó sẽ gần như hoặc không có bóng nến trên (nến Marubozu Tăng càng tốt).
  • Cây nến thứ 3 gần như cùng 1 kích cỡ so với cây nến thứ 2. Cây nến này cũng sẽ có bóng nhỏ hoặc không có bóng nến (nến Marubozu càng tốt).

Mỗi một cây nến trong ba cây nến Ba Chàng Lính (Three Soldiers) giá mở cửa nên nằm trong thân nến trước đó và đóng gần mức cao của nó.

13. Mô hình nến Ba Con Quạ (Three Crows)

Mô hình Ba Con Quạ thì ngược lại so với mô hình Ba Chàng Lính cũng là một mô hình nến Nhật đảo chiều giảm mạnh. Mô hình này bao gồm 3 nến giảm trong một xu hướng tăng, thể hiện sự đảo chiều. Mỗi một cây nến trong ba chân nến Ba Con Quạ giá đóng gần mức thấp nhất của nó.

Mô hình nến Ba Con Quạ
Mô hình nến Ba Con Quạ
  • Cây nến đầu tiên trong cụm này được xem là cây nến đảo chiều. Nó thể hiện rằng xu hướng tăng hoặc giai đoạn đi ngang đã kết thúc.
  • Cây nến tiếp theo sẽ lớn hơn cây nến trước về thân nến. Bên cạnh đó, cây nến thứ 2 này sẽ có giá đóng cửa nằm gần mức giá thấp nhất của nó, tức là nó sẽ gần như hoặc không có bóng nến dưới (nến Marubozu Giảm càng tốt).
  • Cây nến thứ 3 gần như cùng 1 kích cỡ so với cây nến thứ 2. Cây nến này cũng sẽ có bóng nhỏ hoặc không có bóng nến (nến Marubozu càng tốt).

14. Ba Nến Đảo Chiều Tăng (Three Inside Up)

Trong các Mô hình nến Nhật đảo chiều mà chúng ta đã tìm hiểu thì Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng được đội ngũ TRADERPTKT rất tin tưởng. Mô hình này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng giảm. Nó thể hiện rằng xu hướng giảm có thể đã hết và xu hướng tăng đã bắt đầu. Để có một mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng đúng, cần chú ý các đặc điểm sau:

  • Cây nến đầu tiên thường nằm ở cuối cùng của xu hướng giảm, thể hiện qua hình ảnh một cây nến giảm dài.
  • Cây nến thứ 2 là một cây nến tăng, chạm vào phần giữa của cây nến giảm trước đó.
  • Cây nến thứ 3 cần đóng cửa phía trên cây nến đầu tiên nhằm xác định rằng bên Mua đã thắng thế.
Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng
Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng

15. Ba Nến Đảo Chiều Giảm (Three Inside Down)

Ngược lại, mô hình Ba Nến Đảo Chiều Giảm là một Mô hình nến Nhật đảo chiều giảm rất mạnh, sẽ nằm ở cuối cùng của xu hướng tăng. Nó thể hiện rằng xu hướng tăng có thể đã kết thúc và xu hướng giảm bắt đầu.

Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Giảm
Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Giảm
  • Cây nến đầu tiên thường nằm ở cuối cùng của xu hướng tăng, thể hiện qua hình ảnh một cây nến tăng dài.
  • Cây nến thứ 2 là một cây nến giảm, chạm vào phần giữa của cây nến tăng trước đó.
  • Cây nến thứ 3 cần đóng cửa phía dưới cây nến đầu tiên nhằm xác định rằng bên Bán đã thắng thế.

Đây là chỉ là phần tóm tắt sơ lược về các Mô hình nến Nhật, vì vậy bạn cần vào tìm đến Khóa học Mô hình nến Nhật sau đó vào phần Tab Chương Trình để học đầy đủ nhé!

Các Mô Hình Nến Nhật Price Action

Trên là 15 Mô hình nến Nhật rất quen thuộc và phổ biến với các Trader hiện nay. Đây là các mô hình nến cơ bản ai cũng phải biết nếu muốn kiếm được lợi nhuận trên thị trường. Tiếp theo đội ngũ TRADERPTKT sẽ giới thiệu đến các bạn thêm 5 Mô hình Nến đặc biệt quan trọng cho những ai đang muốn tìm hiểu và giao dịch theo trường phái Price Action.

Chú ý: Những Mô hình nến Nhật mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên cũng là những mô hình nến Price Action, tuy nhiên nó chỉ khác nhau về cách đặt tên, và tên gọi một chút. Nhưng nhìn chung về nguyên lý hoạt động là hoàn toàn như nhau.

16. Mô Hình Nến Pin Bar (Pinocchio Bar)

Trước đó bạn đã biết đến nến Hammer là một trong những Mô hình nến Nhật đảo chiểu mạnh, thì nến Pin Bar cũng tương tự như vậy. Nến Pin Bar còn được gọi với cái tên khác là Pinocchio Bar. Nó có 1 cái đuôi dài, càng dài thì càng gọi là Pin Bar tốt. Đuôi còn lại của Pin Bar phải gần với phần thân nến, càng gần càng tốt.

 

Cấu tạo nến Pinbar
Cấu tạo nến Pin Bar tăng giá (Bullish Pin Bar)

Đối với Pin Bar tăng giá (Bullish Pin Bar), đuôi dưới chiếm phần lớn chiều dài nến.

Cái đuôi của Pinbar cho thấy một sự từ chối giá rất mạnh. Khi hình thành cái đuôi này, giá đã tạm thời phá được một vùng hỗ trợ, nhưng lực mua lên đã mạnh hơn và đủ sức đẩy cây nến đóng cửa về phía còn lại. Ngược lại đối với Pin Bar giảm giá (Bearish Pin Bar), giá tạm thời phá được vùng kháng cự nhưng lực bán xuống mạnh hơn đã đẩy cây nến về phía hướng xuống dưới vùng kháng cự.

Trong các biểu đồ nến Nhật, nến Pin Bar có thể được xem như những mô hình nến Nhật Hammer có đuôi dài hoặc Doji đuôi dài. Vì vậy, khi giao dịch chúng ta không nên quá quan trọng về tên gọi của chúng. Mà nên chú trọng vào nguyên lý hoạt động của từng mô hình nến thì tốt hơn.

17. Mô Hình Nến Inside Bar (IB

Không giống như các hoạt động của những Mô hình nến Nhật ở trên. Mô hình nến Inside Bar cho thấy sự do dự hoặc thiếu quyết đoán của thị trường. Tùy thuộc vào tình hình biến động giá xung quanh mà nó hình thành. Điều này cung cấp cho chúng ta một tầm nhìn dài hạn cực kỳ có giá trị về những gì thị trường sắp diễn ra. Hãy bắt đầu tìm hiểu một số khái niệm và lý thuyết giới thiệu về Inside bar.

Một Inside Bar bắt buộc phải nằm toàn bộ trong cây nến vừa trước nó, được gọi là nến mẹ – Mother Bar. Nói cách khác, nến Inside Bar phải có đỉnh thấp hơn (Lower-High) và đáy cao hơn nến trước (Higher-Low).

Mô hình nến Inside Bar

Mô hình nến Inside Bar một Inside Bar cho thấy sự chững lại, phân vân, không biết đi về đâu của giá. Sau khi Inside Bar bị phá vỡ, giá có thể đi rất mạnh theo 1 hướng.

Lưu ý: Inside Bar chỉ là một sự tạm ngưng của hành động giá, không phải chắc chắn là đảo chiều.

Inside Bar (IB) là một mô hình nhiều nến gồm một Mother Bar là nến đầu tiên trong mẫu, tiếp theo là IB. Mô hình nến này đôi khi có thể có nhiều IB trong cùng một Mother Bar.

18. Mô hình nến Outside Bar (OB)

Các nến Inside Bar và Outside Bar đều không cần phân biệt màu sắc, nhưng nếu màu 2 cây nến ngược nhau thì sẽ đáng tin cậy hơn. Đó là một sự mở rộng trong ngắn hạn của biến động giá. Nó cho thấy sức mạnh về cả 2 phía. Trong phần lớn trường hợp, ta không chắc được là phe mua hay bên bán đang thắng thế. Điều chắc chắn duy nhất là biến động thị trường đang tăng lên.

Mô hình nến Outside Bar
Mô hình nến Outside Bar

Mô hình nến Outside Bar nếu bạn nhìn có thể hơi giống mô hình nến Nhật chúng ta đã học trước đó là mô hình Bao trùm tăng. tuy nhiên, bạn cần chú ý đó là Outside Bar không phân biệt màu sắc.

19. Mô hình nến Harami

Thông thường, trong một Harami Giảm Giá (Bearish Harami), thanh thứ nhất có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (Close > Open) trong khi thanh thứ hai đóng thấp hơn (Close < Open).

Mô hình nến Harami
Mô hình nến Harami

Tương tự, trong một Harami Tăng Giá (Bullish Harami), thanh thứ nhất đóng cửa thấp hơn mức mở cửa (Close < Open) trong khi thanh thứ hai đóng cao hơn (Close > Open).

Lưu ý: So với mô hình nến Nhật Nhấn Chìm Giảm và Bao Trùm Tăng, Harami là một mô hình đảo chiều yếu hơn.

20. Mô Hình Nến Đuối Sức

Trong phần cuối của các mô hình nến Nhật, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một mô hình nến khá đặt biệt đó chính là mô hình nến Đuối Sức. Nến Đuối Sức (Exhaustion Bar) này thể hiện sự đuối sức (hụt hơi) khi tạo ra khoảng GAP.

Mô hình nến Đuối Sức
Mô hình nến Đuối Sức

Trong cả 2 trường hợp, khoảng GAP xuất hiện giữa cây nến Đuối Sức so với cây nến phía trước, và Volume tăng vọt thường xuất hiện tại cây nến đuối sức.

Đây là chỉ là phần tóm tắt sơ lược về các Mô hình nến Nhật, vì vậy bạn cần vào tìm đến Khóa học Mô hình nến Nhật sau đó vào phần Tab Chương Trình để học đầy đủ nhé!

Kết Luận Về Mô Hình Nến Nhật

Một lần nữa, chúng tôi muốn nói chính là chúng mừng bạn đã biết đến bài viết về Mô hình nến Nhật này. Vì không có nhiều bạn biết được bài viết này. Họ vẫn phải đang loay hoay tìm kiếm những nguồn tài liệu hỗn độ trên mạng, nhiều khi không biết nên bắt đầu từ đâu. Trong bài viết về Bí mập 20 mô hình nến Nhật này bạn sẽ nắm được tất cả các mô hình nến trong tầm tay.

Lợi Ích của Việc Sử Dụng Các Mô Hình Nến Nhật

Các Mô hình nến Nhật sẽ giúp các Trader nhận biết sớm được các hành động của giá trên biểu đồ giao dịch. Khi nào thị trường đang có biến động mạnh, khi nào thị trường đi ngang và khi nào thì đảo chiều xu hướng? Tất cả những điều này nó đều phản ánh trực tiếp lên các Mô hình nến mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên. Nếu bạn nghiêm tục tìm hiểu và rèn luyện sẽ sớm nhận biết được xu hướng của thị trường.

Tuy nhiên bạn cũng biết, bất kì trường phái giao dịch nào đều có những ưu điểm và nhược điểm. Điều quan trọng của chúng ta là nhận biết được nó, từ đó phát huy ưu điểm và đồng thời hạn chế bớt những nhược điểm. Điều đó sẽ giúp bạn giao dịch tốt hơn.

Việc áp dụng các Mô hình nến Nhật có tốt hay không, cũng đòi hỏi rất nhiều từ sự trải nghiệm của bạn. Bạn phải cần nhớ rõ 3 yếu tố sau: “Thực hành, Thực hành và Thực hành” mới mang lại thành công cho bạn. Để trở thành một Trader thành công không hề đơn giản, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phải biết cách vượt qua. Bạn hãy yên tâm đã có đội ngũ TRADERPTKT.COM đi cùng bạn.

Làm Thế Nào Để Nhớ Nhanh Các Mô Hình Nến Nhật?

Để phát hiện và giao dịch tốt với các Mô hình nến Nhật nhanh chóng, Các Trader cần phải tự làm quen với chúng thông qua việc thực hành xem biểu đồ và giao dịch. Để thực hành sử dụng các Mô hình nến các bạn có thể sử dụng tài khoản mô phỏng (demo) để giao dịch. Đây là một cách tuyệt vời để bắt đầu cho việc xây dựng nền tảng kiến thức đầu tư của bạn tốt nhất.

Tốt nhất khi bắt đầu bạn nên tìm hiểu từng Mô hình nến và áp dụng thật kĩ càng rồi mới tiếp tục đến các Mô hình nến Nhật khác. Mặc dù các Mô hình nến là rất quan trọng, nhưng để tăng thêm tính hiệu quả, cũng như xác suất thành công mỗi giao dịch cao hơn. Chúng ta cần kết hợp Các mô hình nến Nhật với những công cụ chỉ báo khác như: Fibonacci, Hỗ trợ Kháng cự, Ichimoku,…. hoặc các trường phái giao dịch Cung Cầu, Price Action,…

Để hiểu rõ và chi tiết hơn, bạn có thể tham giá Khóa học Mô hình Nến Nhật của đội ngũ TRADERPTKT chúng tôi. Trong khóa học này chúng tôi chia sẻ đầy đủ kiến thức về Mô hình nến Nhật từ cơ bản đến nâng cao. Kiến thức được sắp xếp theo trình tự bài bản, rất dễ dàng tiếp thu, thêm vào đó là những ví dụ mình họa trên biểu đồ thực tế. Từ đó bạn sớm nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của từng Mô hình nến Nhật. Chúc bạn thành công!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá 2.3/5 - (có 11 bình chọn)

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone