Đánh giá sàn Binance mới nhất

Đánh giá sàn Binance
Chia sẻ
Logo Sàn Binance

Binance

Phí thấp

Thanh khoản cao

Nhiều Coin uy tín

9.5/10
5/5

Binance là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử đang hoạt động mạnh ở thị trường Việt Nam. Sàn cung cấp các sản phẩm giao dịch như  giao dịch Spot, Margin, Furture, P2P,…. Ngoài ra Binance còn có các  sản phầm kiếm thu nhập thụ động như Lending, Staking, Binance Pool, Lanchpad,…

Thông tin chung về sàn Binance

Giấy phépAMF, OAM, VASP, FSCA, AIFC, CySEC, AFSA.
Trụ sở chínhCộng hòa Malta
Năm thành lập

2017

Sản phẩm giao dịch

Spot, Margin, Furture, P2P, Swap Token, Quyền Chọn,….

Nhà sáng lập

CZ (Changpeng Zhao)

Đòn bẩy Furture

125x

Lệnh giao dịch Spot tối thiểu

10$

Khuyến mãi

Không

Kiếm tiền tự động

Binance Earning, Simple Earn, Vault BNB, Binance Pool, Lanchpad,…

Ứng dụng di động

Hình thức nạp tiềnNgân hàng nội địa, Visa, Master Card, Momo …
Support

24/7

Nội dung đánh giá sàn Binance

Ưu điểm

Nhược điểm

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các Sàn giao dịch Tiền điện tử khác nhau được nhà đầu tử ở thị trường Việt Nam sử dụng. Việc chọn cho mình một Sàn giao dịch tốt, uy tín, an toàn để có thể tin tưởng giao dịch là rất cần thiết. Hiểu được tâm lý đó, cũng như mong muốn giúp bạn tránh khỏi những Sàn giao dịch lừa đảo hiện nay trên thị trường. Đội ngũ TRADERPTKT.COM đã tìm hiểu và chia sẻ đến với bạn một sàn giao dịch Tiền điện tử đang được rất nhiều các Trader Việt Nam tin tưởng sử dụng đó chính là sàn Binance.

Để dễ dàng làm quen và tìm hiểu về giao diện của sàn Binance, bạn có thể Mở tài khoản để có thể thực hiện và làm theo những chia sẻ và đánh giá của Đội ngũ TRADERPTKT.COM bên dưới. Cũng như kiểm tra, trải nghiệm thử xem Sàn Binance có thật sự như những gì mà Chúng Tôi đã đánh giá không?

Tất cả những thông tin mà Tôi chia sẻ dựa trên thông tin cung cấp từ trang chủ của sàn Binance, cũng như đánh giá một cách khách quan của Đội ngũ TRADERPTKT.COM. Binance cũng là một trong những sàn giao dịch mà tôi đã trải nghiệm và tin dùng trong suốt 5 năm qua! Chúng ta sẽ đi tìm hiểu và Đánh giá sàn Binance theo từng bước dưới đây. 

1. Quy Định Pháp Lý

Binance được ủy quyền và quản lý bởi nhiều cơ quan quản lý tài chính trên toàn cầu. Đây là những cơ quan quản lý tài chính giám sát nghiêm ngặt nhất trên thế giới hiện nay.

  • AMF (Autorité des Marchés Financiers) – Cơ quan thị trường tài chính của Pháp
  • OAM (Organismo Agenti e Mediatori)  – Cơ quan tiền điện tử của Ý
  • VASP (Nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo) – Cơ quan đăng ký pháp nhân của Cộng hòa Litva
  • FSCA (Financial Sector Conduct Authority) – Cơ quan quản lý ngành tài chính Nam Phi
  • AIFC (Astana International Financial Centre) – Cơ quan Dịch vụ Tài chính Kazakhstan
  • CySEC (Cyprus Securities and Exchange) – Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Cộng hòa Síp
  • AFSA ( Astana Financial Services Authority) – Trung tâm tài chính quốc tế Astana
Các giấy phép của sàn Binance
Các giấy phép của sàn Binance

Binance yêu cầu phải thực hiện KYC bắt buộc đối với bất kỳ người dùng nào để tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý và quy định bao gồm nhưng không giới hạn ở các quy tắc quản lý chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và trừng phạt; Binance đã tạo ra một số tài nguyên giáo dục để giúp người dùng hiểu về quy trình KYC, tại sao nó lại quan trọng và tại sao Binance thực hiện nó. Những tài nguyên này có thể được truy cập tại đây và tại đây (với các liên kết đến các tài nguyên khác được nhúng trong các bài báo đó).

Binance có các thông báo liên quan đến các hạn chế nhất định đối với các sản phẩm và dịch vụ của Binance, có thể truy cập tại đây . Người dùng bị ảnh hưởng bởi những hạn chế này được khuyến khích mạnh mẽ để xem xét các thông báo này và tìm kiếm lời khuyên độc lập. Vui lòng xem Điều khoản sử dụng của Binance để biết danh sách đầy đủ các hạn chế và yêu cầu đủ điều kiện để mở và duy trì tài khoản trên Binance.com.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc khiếu nại nào về các sản phẩm hoặc dịch vụ của Binance, vui lòng liên hệ với nhóm dịch vụ khách hàng của Binance, họ sẽ có thể hỗ trợ bạn. Họ có nhân viên trực 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và cố gắng giải quyết các mối lo ngại của bạn nhanh nhất có thể.

Trên đây là những giấy tờ pháp lý và những yếu tố pháp lý cần thiết để đăng ký tài khoản mà không nhiều các Sàn giao dịch đang hoạt động ở thị trường Việt Nam có được. Vì vậy, đây cũng là một cơ sở để chúng ta dựa vào đánh giá là một sàn giao dịch uy tín hay không?

2. Các Sản Phẩm Giao Dịch

Việc lựa chọn một sàn giao dich bạn cũng phải biết những sản phẩm giao dịch mà sàn đó cung cấp là những gì? 

Các sản phẩm giao dịch của sàn Binance
Các sản phẩm giao dịch của sàn Binance

Ở Binance cung cấp một số các sản phẩm giao dịch sau:

  • Binance Convert

Binance Convert là một công cụ đơn giản cho phép bạn mua và bán tiền mã hóa chỉ với một vài cú nhấp chuột mà không cần đặt lệnh trong giao diện giao dịch. Bạn có thể chuyển đổi tài sản tiền mã hóa hoặc tiền pháp định mà không mất phí, nhanh chóng và đơn giản với mức giá trong thời gian thực theo điều kiện thị trường hiện tại.

  • Giao dịch cơ sở (Spot)

Giao dịch Spot với tiền mã hoá là quá trình mua và bán các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin và Ethereum với thanh toán ngay lập tức khi mua hoặc bán. Nói cách khác, tiền mã hoá được luân chuyển trực tiếp giữa những người tham gia thị trường (người mua và người bán). Trong thị trường spot bạn có quyền sở hữu trực tiếp tiền mã hoá và được hưởng các quyền hợp pháp như bầu chọn cho các fork chính hoặc tham gia staking.

Các sàn giao dịch như Binance tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao dịch spot, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch chuyển đổi tiền mặt sáng tiền mã hoá hoặc tiền mã hóa sang tiền mặt. Sàn giao dịch spot hoạt động như một nền tảng trung gian cho người mua và người bán ra giá mua và giá bán cho các tài sản tiền mã hoá họ muốn. Khi một giá bán hoặc mua được khớp, sàn sẽ ngay lập tức thực hiện việc giao dịch. Sàn giao dịch spot hoạt động 24 giờ trong ngày / 7 ngày mỗi tuần, cho phép người dùng mua và bán tiền mã hoá vào bất cứ thời điểm nào vào bất cứ ngày nào.

  • Giao dịch ký quỹ (Margin)

Giao dịch ký quỹ là phương thức giao dịch tài sản bằng cách sử dụng các khoản quỹ do bên thứ ba cung cấp. Tài khoản ký quỹ cho phép các nhà giao dịch tiếp cận được số vốn lớn hơn, chính vì vậy các tài khoản ký quỹ sẽ có vị thế giao dịch hơn các tài khoản thông thường.

Các nhà đầu tư có thể nhận được lợi nhuận lớn hơn trên các giao dịch thành công, bạn có thể hiểu đơn giản là giao dịch ký quỹ sẽ làm tăng giá trị các giao dịch thông thường của bạn. Giao dịch ký quỹ được áp dụng phổ biến ở các thị trường biến động thấp như thị trường Forex quốc tế. Giao dịch ký quỹ còn được sử dụng trong thị trường chứng khoán, hàng hóa và crypto.

  • P2P

Giao dịch P2P, còn được gọi là giao dịch ngang hàng hay giao dịch cá nhân trực tiếp với cá nhân, là một trong những cách đầu tiên mà người dùng có thể mua, bán và giao dịch tiền mã hóa. Giao dịch P2P cũng phù hợp với ý tưởng của người tạo ra Bitcoin Satoshi Nakamoto về việc Bitcoin là hệ thống tiền điện tử ngang hàng. Ban đầu, mô hình này cho phép bạn giao dịch trực tiếp với một bên khác mà không cần qua các sàn giao dịch tập trung. Việc trao đổi có thể diễn ra trực tiếp hoặc qua các cộng đồng online nơi người mua và người bán gặp nhau. P2P nhanh chóng trở thành phương thức giao dịch tiền mã hóa phổ biến trong bối cảnh thiếu các lựa chọn giao dịch vào những ngày đầu tiền mã hóa ra đời.

  • Chiến lược giao dịch (Giao dịch lưới ngay)

Giao dịch lưới giao ngay Binance sử dụng các lưới thông thường. Lệnh được đặt từ lưới trên cùng rồi đến lưới dưới cùng. Khi một lệnh mua được khớp, một lệnh bán sẽ được đặt vào lưới phía trên nó. Khi giá trần được đặt ở mức 60.000 BUSD, chiến lược lưới sẽ bắt đầu bằng cách đặt lệnh mua ở mức 56.000 BUSD.

  • Swap Farming

Swap Farming là một sản phẩm mới của Binance Earn, cho phép người dùng hoán đổi token và nhận lại phí hoàn lên đến 50% trong Giai đoạn Farming ban đầu. Quỹ 1.000.000 USD sẽ được phân bổ dưới dạng phần thưởng hoán đổi (swap) và sẽ được phân bổ 100% trong Giai đoạn farm ban đầu.

  • Fan-token

Fan Token là loại tiền mã hóa cho phép chủ sở hữu token có thể sử dụng các đặc quyền riêng biệt của fan hâm mộ có liên quan đến câu lạc bộ thể thao như bỏ phiếu cho các quyết định của câu lạc bộ và những trải nghiệm đặc biệt khác chỉ riêng người nắm giữ có được.

  • Binance OTC

Giao dịch Over-the-counter (OTC) diễn ra giữa hai bên đối tác, chứ không phải trên một sàn giao dịch như sàn giao dịch Binance. Trong trường hợp giao dịch OTC với Binance, hai bên đối tác sẽ là người dùng yêu cầu giao dịch và quầy OTC của Binance.

Giá cả do hai đối tác này thỏa thuận và giao dịch diễn ra bên ngoài sàn giao dịch. Giao dịch OTC được ưa chuộng với các quy mô giao dịch lớn hơn nhằm đảm bảo tính kín đáo và tránh trượt giá trên sàn giao dịch mà không cần điều hướng tính thanh khoản của sổ lệnh trên sàn giao dịch.

Như bạn đã thấy ở trên, với đa dạng các sản phẩm giao dịch. Các nhà đầu tư có thể chọn cho mình những sản phẩm giao dịch phù hợp với phong cách giao dịch của mình. Hiện tại không có nhiều sàn giao dịch có được số lượng sản phẩm lớn như vậy. Đây cũng là cơ sở để chúng ta có thể xem đây là một sàn giao dịch uy tín hay không?

3. Các Sản Phẩm Giao Dịch Phái Sinh

Binance cung cấp cho các nhà giao dịch các nền tảng giao dịch phái sinh rất được nhiều nhà đầu tư yêu thích và sử dụng. Vậy chúng gồm những gì?

Các sản phẩm giao dịch phái sinh của sàn Binance
Các sản phẩm giao dịch phái sinh của sàn Binance
  • Binance Furtures

Binance Futures hay còn gọi là hợp đồng tương lai Binance, là hình thức giao dịch phái sinh của sàn Binance. Future trên Binance cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh theo suy đoán của mình về biến động giá của một đồng tiền mà không cần sở hữu đồng tiền đó.

  • Hợp đồng USDⓈ-M (USDⓈ-Margined Futures)

Các hợp đồng ký quỹ bằng USDⓈ là các sản phẩm phái sinh tiền mã hóa được định giá và thanh toán bằng USDT, BUSD hoặc USDC. Các công cụ tài chính này đại diện cho giá trị của một tài sản cụ thể mà trader có thể mua hoặc bán ở mức giá xác định trước tại một thời điểm xác định trong tương lai. Chúng lý tưởng với trader vì chúng cho phép tiếp cận với tiền mã hóa mà không cần sở hữu. 

  • Hợp đồng Coin-M (Coin-Margined Futures)

Hợp đồng ký quỹ bằng COIN là một loại hợp đồng phái sinh thu giá trị từ tiền mã hóa cơ sở mà chúng đại diện. Các công cụ tài chính này mang lại một cách thức mới để tiếp cận tiền mã hóa mà không cần sở hữu chúng, đồng thời mang lại cơ hội độc đáo cho các nhà đầu tư dài hạn tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai mà không cần chuyển đổi tài sản tiền mã hóa sang stablecoin.

  • Quyền Chọn

Quyền chọn là các công cụ phái sinh tài chính cung cấp cho người nắm giữ quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một tài sản cơ sở ở một mức giá và ngày đã định trước. Có hai loại quyền chọn cơ bản: Quyền chọn mua và Quyền chọn bán.

Quyền chọn mua trao cho người nắm giữ quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, mua tài sản cơ sở vào ngày và giờ đã thỏa thuận trước. Trong khi đó, Quyền chọn bán trao cho người nắm giữ quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, bán tài sản cơ sở vào ngày và giờ đã thỏa thuận trước.

Các nhà giao dịch thường tham gia Quyền chọn mua khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng và tham gia Quyền chọn bán khi họ dự đoán giá tài sản cơ sở sẽ giảm.

  • Token đòn bẩy

Token Đòn bẩy của Binance (BLVT) là tài sản có thể giao dịch trên thị trường spot (giao ngay) cho phép bạn kiếm lợi nhuận đòn bẩy từ tiền mã hoá mà không gặp phải rủi ro thanh lý.

  • Chiến đấu

Battle hay tham gia trận chiến có nghĩa là người dùng có thể lập vị thế và cạnh tranh với một người dùng khác để giành điểm. Nếu người dùng cho rằng giá sẽ tăng trong vòng 5 phút tới, họ sẽ chọn “Long” để thể hiện nhận định của mình. Ngược lại, nếu họ dự đoán giá chuẩn bị giảm, họ có thể chọn “Short“.

  • Cổng Vip

Chương trình Binance VIP cung cấp nhiều lộ trình để các nhà giao dịch, nhà đầu tư và người tham gia thị trường giao dịch tài sản kỹ thuật số phức tạp có cơ hội trở thành VIP trên Binance. Có 4 chương trình phụ – Nhà giao dịch VIP, Người nắm giữ VIP, Nhà đầu tư VIP và Người vay VIP – được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng. Bạn có thể tham gia một hoặc nhiều chương trình VIP phụ để tận hưởng các lợi ích độc quyền trên hệ sinh thái Binance. Cho dù bạn muốn giao dịch Giao ngay hoặc Hợp đồng Tương lai, nắm giữ và stake tài sản kỹ thuật số của mình hay vay qua Ký quỹ hoặc Khoản vay, Chương trình Binance VIP đều đáp ứng được nhu cầu của bạn.

Hiện tại giao dịch phái sinh của Binance như các bạn đã thấy có rất nhiều sản phẩm riêng biệt để phù hợp với phong cách của mỗi nhà đầu tư khác nhau. Các bạn cần tìm hiểu kĩ chúng trước khi đưa ra quyết định giao dịch.

4. Kiếm Tiền Tự Động

Ngoài giao dịch Binance còn cung cấp dịch vụ kiếm tiền tự động qua các hình thức như Lending, Staking Lanchpad, …. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ ở phần này.

Kiếm tiền tự động trên Binance
Kiếm tiền tự động trên Binance
  • Binance Earnings

Binance Earn là công cụ tài chính giúp gia tăng tài sản tiền số coin/token cho nhà đầu tư, bằng cách đem coin/token đi gửi tiết kiệm, staking…. Binance Earn là sản phẩm của sàn Binance, Binance Earn có 2 hình thức:

  1. Đảm bảo: lợi nhuận cố định, an toàn
  2. Lợi suất cao: lợi nhuận hấp dẫn nhưng rủi ro cao
  • Simple Earn

Simple Earn là gì? Simple Earn cho phép bạn kiếm phần thưởng hằng ngày bằng cách gửi tài sản kỹ thuật số linh hoạt hoặc cố định. Bạn có thể đăng ký hoặc rút bất kỳ lúc nào để duy trì sự linh hoạt và thanh khoản cho tài sản của mình mà vẫn kiếm được phần thưởng hằng ngày.

  • BNB Vault

BNB Vault là một công cụ tổng hợp lợi nhuận, giúp người nắm giữ BNB có thể nạp và rút BNB một cách linh hoạt. Tất cả những gì bạn cần làm là truy cập trang BNB Vault trên Binance Earn và nhấn Stake.

  • Farming thanh khoản (Binance Liquidity Farming)

Binance Liquidity Farming là một bể thanh khoản được phát triển dựa trên nguyên lý AMM (Công cụ tạo lập thị trường tự động). Cũng giống như mọi giao dịch hoán đổi DeFi khác, Binance Liquidity Farming gồm nhiều bể thanh khoản và mỗi bể thanh khoản chứa hai token kỹ thuật số.

Bạn có thể cung cấp thanh khoản trong các bể để trở thành nhà cung cấp thanh khoản và kiếm phí giao dịch cũng như phần thưởng BNB. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng hoán đổi hai token kỹ thuật số trong các bể thanh khoản.

  • Binance Pool

Binance pool là một trong những sản phẩm của Binance nhằm giúp các thợ đào gia tăng thu nhập hiệu quả. Nói cách khác Binance Pool là một nền tảng khai thác tiền mã hoá chú trọng trao quyền cho thợ đào và ngành khai thác tiền mã hoá toàn cầu.

Binance Pool sẽ hỗ trợ cả cơ chế đào tiền PoW (proof-of-work) và PoS (proof-of-stake) bằng công nghệ và năng lực tính toán của Binance. Nền tảng này trước tiên sẽ triển khai dịch vụ đào Bitcoin, sau đó sẽ hỗ trợ thêm nhiều đồng tiền mã hoá và các dịch vụ khác.

Binance Pool sẽ được tích hợp vào hệ sinh thái Binance với tư cách là cái tên mới nhất trong bộ sản phẩm tài chính tiền mã hoá của Binance. Tính đến hiện tại, đây là cách mà các dịch vụ tiền mã hoá của Binance bổ sung và hoàn thiện cho nhau

  • Lanchchpad

Binance Launchpad là một nền tảng độc đáo cho phép người dùng có quyền truy cập đầu tiên vào các token tiền mã hoá mới đầy hứa hẹn từ các dự án khác nhau. Nó cũng giúp nâng cao nhận thức và sự công nhận cho các dự án này.

Trước đây, các dự án blockchain đã tổ chức các đợt Phát hành tiền mã hóa lần đầu (ICO) để gây quỹ nhằm thúc đẩy tăng trưởng, điều này khó có khả năng tạo ra kết quả ấn tượng. Việc tạo ra Launchpad token độc quyền đã giúp đơn giản hóa và bảo mật quá trình huy động vốn cộng đồng tiền mã hoá, cũng như loại bỏ lỗ hổng và rủi ro mà nhiều ICO trước đây phải đối mặt.

Trước khi chấp nhận một dự án, Binance sẽ điều tra dự án tiền mã hoá một cách kỹ lưỡng. Chúng tôi cần đảm bảo rằng dự án đã đạt đến độ “chín muồi” thích hợp, cung cấp cơ sở hạ tầng có thể mở rộng và thực sự có lợi cho tổng thể cộng đồng blockchain và tiền mã hoá.

  • Defi Staking

DeFi Staking là hoạt động khoá tài sản tiền điện tử để trở thành trình xác thực trong một Defi hoặc blockchain và kiếm phần thưởng. Tuy nhiên, các dự án Defi (Dapp) vẫn còn xa lạ với đa số người dùng. Để giúp người dùng dễ dàng tiếp cận đầu tư vào các dự án Defi, Binance ra mắt tính năng Defi Staking.

  • Dual Investments

Dual Investment là một công cụ dành cho phương thức đầu tư tự động cho hai loại tài sản (thường được sử dụng bằng cặp tài sản – stablecoin) giúp người dùng có thể kiếm thêm lợi nhuận từ hai loại tài sản đó.

  • Đầu tư tự động

Đầu tư tự động là một sản phẩm của Binance Earn cho phép người dùng kiếm thu nhập thụ động bằng việc mua tiền mã hóa thông qua chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư (DCA).

  • ETH 2.0

ETH 2.0 là đợt nâng cấp đã được mong đợi từ lâu của mạng lưới Ethereum, hứa hẹn cải thiện khả năng mở rộng quy mô, hiệu năng hoạt động và tính lâu bền của mạng mà không ảnh hưởng đến độ bảo mật và tính phi tập trung. Cộng đồng ETH đặt mục tiêu đạt được ETH 2.0 bằng cách triển khai nhiều giai đoạn và nhiều đợt nâng cấp.

Tôi đã giới thiệu các bạn đi qua 3 phần chính cần biết về các sản phẩm của Binance. Ngoài ra còn một số sản phẩm mới đang được Binance phát triển như NFT hoặc các sản phẩm dành riêng cho các doanh nghiệp. Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nạp tiền và rút tiền để mua các đồng Coin như USDT, Bitcoin, ETH, BNB,….

5. Cách Mua Và Bán Coin Về Tài Khoản Ngân Hàng

Để quyết định chọn một sàn giao dịch tiền điện tử để có thể đặt niềm tin vào thì chắc chắn vấn đề Mua và Bán Coin của sàn giao dịch đó như thế nào? Bạn không thể bỏ qua được.

Sàn Binance sẽ là cầu nối trung gian để mọi người có thể trao đổi Coin với hình thức P2P qua các cổng thanh toán như: Ngân hàng nội địa, Visa, Master Card, Momo,…. Khi bạn mua hoặc bán Coin về tài khoản ngân hàng hoặc Momo… là bạn đang giao dịch với một người khác chứ không phải Binance và Binance chỉ là cầu nối cho giao dịch. Binance có rất nhiều chính sách để đảm bảo giao dịch P2P được thực hiển một cách an toàn và đảm bảo nhất.

Mua Coin trên BinanceMua Coin trên Binance

Nhấp vào nút [MuaUSDT] (đối với tùy loại Coin sàn Binance sẽ hiện tên của chúng) bên cạnh tùy chọn niêm yết mong muốn và xem chi tiết lệnh cùng thông tin thanh toán của người bán. Chọn một phương thức thanh toán, sao chép thông tin người nhận thanh toán để thực hiện thanh toán theo hướng dẫn của Binance.

Nền tảng Binance sẽ tạo điều kiện cho giao dịch giữa bạn và người bán bằng cách khóa tiền mã hóa của người bán lại cho đến khi hoàn tất lệnh để bạn an tâm chuyển tiền. Kiểm tra kỹ thông tin người nhận thanh toán và hoàn tất giao dịch trong thời hạn.

Sau khi thực hiện giao dịch, nhấp vào [Đã chuyển, tiếp theo] , rồi nhấp vào [Xác nhận]. Hệ thống sẽ cập nhật trạng thái thành “Đang chờ mở khóa” và người bán sẽ mở khóa tài sản tiền mã hóa sau khi xác nhận đã nhận được khoản thanh toán. Sau đó, giao dịch sẽ được hoàn tất. Bạn luôn có thể liên hệ với người bán thông qua cửa sổ trò chuyện ở bên phải trang.

Trong ví [Funding], nhấp vào [Chuyển tiền] để chuyển tiền sang ví [Fiat và Spot]. Giờ đây, bạn có thể dùng tài sản tiền mã hóa của mình để giao dịch trên Binance.

Vậy Mua Coin chuyển vào tài khoản Binance có nhanh không?

Mình đã giao dịch trên sàn Binance gần 5 năm qua, trong suốt quá trình mình thấy vấn đề Mua Coin rất ổn định, nhanh chóng. Khoản nạp ngay lập tức được đưa vào tài khoản để chúng ta có thể giao dịch. Đôi khi có chút sự chậm trễ nhưng cũng khoảng tầm 1-2 phút là sẽ vào tài khoản của bạn. Còn nếu gặp vấn đề gì trong quá trình Mua Coin bạn có thể liên hệ Support sàn để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.

Còn việc Bán Coin thì như thế nào?

Đối với Binance thì đòi hỏi bạn phải xác minh tài khoản đầy đủ.  Đó là xác minh danh tính, xác minh tài khoản ngân hàng. Sau khi hoàn thành xác minh tài khoản ngân hàng bạn mới có thể Bán Coin về được.

Bán Coin trên Binance
Bán Coin trên Binance

Bạn nhấp vào mục Bán USDT (đối với các Coin khác sẽ hiện tên khác) sau đó thực hiện các bước tương tự như với Mua Coin.

Cũng giống như khi Mua Coin việc bán Coin cũng là thực hiện qua hình thức P2P và Binance làm trung gian để bạn có thể Bán Coin cho một cá nhân khác đang có nhu cầu và sàn Binance không lấy phí cho cả giao dịch Mua và Bán.

Chú ý: Một điều mà bạn cần phải biết, để tránh hành động rửa tiền, hầu như các sàn giao dịch tiền điện tử sẽ yêu cầu bạn rút tiền về ngân hàng có tên của bạn. Ngoài ra khi Mua và Bán Coin bạn cần chú ý đến các thông tin được Binance cũng cấp để có thể thực hiện một cách chính xác để tránh nhầm lẫn dẫn đến mất tiền.

6. Ưu điểm và Nhược điểm Sàn Binance

Sàn giao dịch nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có những mặt tích cực và những mặt đang còn hạn chế. Vì vậy, đề chọn cho mình một sàn giao dịch tốt bạn cần tìm hiểu và đưa ra cho mình một sự lựa chọn phù hợp nhất.

Ưu nhược điểm sàn Binance
Ưu nhược điểm sàn Binance

Ưu điểm:

  • Sàn được đánh giá là uy tín nhất trong giao dịch tiền điện tử
  • Giấy phép đầy đủ theo luật tài chính quốc tế
  • Chi phí Nạp tiền và Rút tiền qua P2P rẻ và đảm bảo
  • Nền tảng giao dịch có nhiều loại Coin và có nhiều khách hàng cùng giao dịch
  • Đội ngũ hỗ trợ tiếng Việt, hỗ trợ 24/7
  • Có sàn NFT riêng biệt với nhiều bộ sưu tập mới nhất
  • Nằm trong top sàn giao dịch uy tín nhất
  • Được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng để giao dịch và lưu trữ Coin
  • Sàn có thanh khoản rất lớn
  • Sàn có phí giao dịch thấp nhất
  • Có nhiều sản phẩm đặc biệt mà sàn tiền điện tử khác không có

Nhìn chung, so với nhiều sàn giao dịch tiền điện tử khác mà Tôi đã giao dịch thì thấy Binance là sự lựa chọn tốt mà bạn có thể quan tâm.

Nhược điểm:

  • Không có nhiều Altcoin rác để phục vụ nhà giao dịch mạo hiểm
  • Chưa có văn phòng đại diện ở Việt Nam

Ở trên là những thông tin Đội ngũ TRADERPTKT.COM đã tìm hiểu từ chính trang chủ sàn Binance, cũng như những trải nghiệm giao dịch trong suốt thời gian qua. Đây vẫn là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của Đội ngũ TRADERPTKT.COM. Tất cả thông tin trên đều đánh giá bằng sự khách quan của Đội ngũ TRADERPTKT.COM, rất mong sẽ giúp cho các nhà giao dịch lựa chọn được một sàn giao dịch tốt, an toàn để yên tâm giao dịch kiếm lợi nhuận từ thị trường. Chúc bạn thành công!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone