Hướng dẫn sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả

Chỉ báo MACD
Chia sẻ

Những bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các chỉ báo quan trọng như là Chỉ báo RSI, Chỉ báo Volume rồi. Bài này Chúng Tôi sẽ giới thiệu đến bạn một chỉ bảo đang được phần lớn các Trader sử dụng để phân tích biểu đồ giao dịch đó là Chỉ báo MACD. Vậy chỉ báo này có điểm gì đặc biệt, thì mới các bạn xem bài viết bên dưới của TEAM TRADERPTKT.COM để có thể hiểu rõ về chỉ báo này.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

1. Chỉ báo MACD Là Gì?

Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence-Divergence) là một chỉ báo được phân loại là một dạng Momentum theo xu hướng. Giá trị của chỉ báo này không có giới hạn trên hoặc dưới mà chỉ lấy giá trị tham chiếu 0 là tâm và di chuyển lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0.

Cách tính biểu đồ cột MACD Histogram:

  • MACD: (12-day EMA – 26-day EMA).
  • Đường tín hiệu: EMA 9 ngày.
  • MACD Histogram: Hiệu số giữa Đường tín hiệu và Đường MACD.
Các thông số mặc định của chỉ báo MACD
Các thông số mặc định của chỉ báo MACD

Chỉ báo này được dùng chủ yếu để xác định xu hướng (Trend) là sẽ đảo chiều hay tiếp tục. Chỉ báo MACD là một công cụ chỉ báo rất tốt, đặc biệt là cho các Trader mới chưa có nhiều kỷ luật trong giao dịch. Chỉ báo này hình thành những thiết lập vào lệnh rất đặc biệt.

2. Cách cài đặt chỉ báo MACD

Việc cài đặt Chỉ báo MACD rất đơn giản, trong phần này Chúng Tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt MACD trên 2 nên tảng giao dịch quen thuộc đó là MetaTrader4Tradingview.

Cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview

Tradingview là nền tảng giao dịch đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vì vậy, nếu chưa sử dụng nền tảng này thì bạn cần tìm hiểu và tham khảo về nó. Tradingview có rất nhiều tính năng nổi bật, sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc phân tích và giao dịch.

Cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview
Cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview

Để cài đặt chỉ báo MACD, bạn vào mục Các chỉ bảo → Nhập vào ô tìm kiếm “MACD” → Chọn Phân kỳ hội tụ trung bình động. Chỉ báo sẽ hiện ra giao diện biểu đồ chính.

Cài đặt chỉ báo MACD trên MataTrader 4

Nếu bạn đang sử dụng MT4 thì có rất nhiều cách để cài đặt chỉ báo MACD, bạn có thể làm theo một trong những hướng dẫn dưới đây.

Cài đặt chỉ báo MACD trên MataTrader 4
Cài đặt chỉ báo MACD trên MataTrader 4

Chúng ta cũng có thể cài đặt từ bên ngoài vào hoặc vào phần Navigator (Ctrl +N) sau đó chọn đến chỉ báo MACD rồi nhấn đúp (Double Click). Công cụ chỉ báo MACD sẽ hiện ra trên giao diện chính.

3. Cách sử dụng chỉ báo MACD đơn giản

Chỉ báo này bao gồm hai đường:

  • Đường cong MACD (màu xanh)
  • Đường tín hiệu (màu đỏ)

Một biểu đồ cho thấy sự khác biệt giữa chúng. Chỉ số dao động xung quanh 0 và không giới hạn cho bất kỳ giới hạn trên cùng hoặc dưới cùng.

Cấu tạo của chỉ báo MACD
Cấu tạo của chỉ báo MACD

Có 2 loại cơ bản của tín hiệu chỉ báo:

  • Việc giao cắt đường MACD với đường tín hiệu

Việc giao cắt này cảnh báo về khả năng thay đổi hướng biến động giá. Nếu đường cong này đi qua các đường tín hiệu từ dưới lên, chỉ báo cho tín hiệu mua. Nếu đường MACD vượt qua đường tín hiệu từ trên xuống dưới, có thể là dấu hiệu giá tiếp tục giảm và được coi như là một tín hiệu bán.

Tín hiệu giao dịch với giao cắt đường MACD và đường tín hiệu (GBPUSD, D1)
Tín hiệu giao dịch với giao cắt đường MACD và đường tín hiệu (GBPUSD, D1)
  • Việc giao cắt giữa MACD với đường 0

Đường cong MACD là sự khác biệt giữa ngắn hạn (thường là 12 giai đoạn) và dài hạn (thường là 26 giai đoạn). Vì vậy, trong trường hợp đường cong này qua đường 0, trượt trung bình, nằm trong việc xây dựng các chỉ báo và giao lẫn nhau. Việc xác nhận tín hiệu mua có thể là việc tăng đường cong MACD cao trên đường 0, việc bán giảm dưới đường 0.

Xác định xu hướng với chỉ báo MACD Histogram

Chỉ báo MACD Histogram chỉ đơn giản là sự khác nhau giữa MACD và đường tín hiệu của nó.

  • Sư hội tụ: Đó là khi mà MACD histogram giảm chiều cao, nó báo hiệu cho sự suy giảm xu hướng trong thị trường, cảnh báo đảo chiều xu hướng.
  • Sự phân kỳ: Là khi MACD Histogram tăng chiều cao, điều này xảy ra khi MACD tăng nhanh theo xu hướng hiện tại, báo hiệu là xu hướng đó sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Xác định xu hướng với MACD Histogram
Xác định xu hướng với MACD Histogram

Tín hiệu phân kỳ và hội tụ là những tín hiệu giao dịch rất đang tín cậy khi giao dịch với chỉ báo MACD. Vì vậy bạn cần tìm hiểu và giao dịch với tín hiệu này nếu có ý định sử dụng MACD trong hệ thống của mình.

Tín hiệu phân kỳ của chỉ báo MACD Historgram

Tín hiệu phân kỳ của MACD xảy ra khi:

  • Trong xu hướng giảm: Nếu đường giá tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ và đường MACD tạo đáy mới cao hơn đáy cũ có thể dẫn đến đảo chiều xu hướng thành tăng.
Phân kỳ tăng với chỉ báo MACD
Phân kỳ tăng với chỉ báo MACD
  • Trong xu hướng tăng Nếu đường giá tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đường MACD tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ có thể dẫn đến đảo chiều xu hướng thành giảm.
Phân kỳ giảm với chỉ báo MACD
Phân kỳ giảm với chỉ báo MACD

Việc giao dịch với tín hiệu phân kỳ của chỉ báo MACD là cực kì hiệu quả. Tín hiệu này được rất nhiều Trader chuyên nghiệp sử dụng và đã kiếm được lợi nhuận tốt từ thị trường. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua tín hiệu tuyệt vời này khi giao dịch với chỉ báo MACD.

4. Cài đặt chỉ báo MACD Histogram và MACD phân kỳ

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm công cụ chỉ báo MACD Histogram và MACD phân kỳ. Đây là công cụ Chúng Tôi đã viết lại và chỉnh sửa để bạn có thể dễ dàng sử dụng. Nó trực quan dễ hiểu. Áp dụng trên phần mềm MT4.

Biểu đồ chỉ báo MACD Histogram
Biểu đồ chỉ báo MACD Histogram

Trong biểu đồ giao dịch Dollar/ Yên Nhật khung thời gian ngày (USDJPY, D1) bên trên, chỉ báo MACD Histogram cho chúng ta có cái nhìn trực quan về quan sát xu hướng của giá. Khi Histogram màu đỏ cho thấy xu hướng có thể sẽ giảm và màu xanh cho thấy xu hướng sẽ có thể tăng trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chỉ báo MACD Phân kỳ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết được khi nào xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng (phân kỳ dương) và phân kỳ giảm (phân kỳ âm) trên biểu đồ giao dịch.

Trong biểu đồ bên dưới, khi xuất hiện tín hiệu MACD phân kỳ tăng (giá xuất hiện đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng MACD cho tín hiệu đáy sau cao hơn đáy trước) dự báo xu hướng có thể đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá.

Biểu đồ chỉ báo MACD Phân kỳ
Biểu đồ chỉ báo MACD Phân kỳ

Tương tự như trường hợp MACD phân kỳ giảm (biểu đồ giá xuất hiện đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng MACD xuất hiện đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước) cho thấy xu hướng có thể đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.

Được xếp loại là một trong những chỉ báo báo chậm (lagging), MACD thường được sử dụng như một công cụ theo xu hướng. Nó bao gồm hai đường trung bình hàm mũ và Histogram (khoảng cách giữa đường Signal và đường EMA còn lại).

Nếu đã là một nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật hẳn là mọi người cũng biết chỉ báo đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD). Chỉ báo MACD cùng với Bollinger bands là hai trong số những chỉ báo nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Để sử dụng chỉ báo MACD thật sự hiệu quả, bạn cần cài đặt trên các nền tảng giao dịch. Đồng thời cũng giao dịch kiểm chứng với chỉ báo này, để hiểu thêm về những ưu điểm cũng như nhược điểm của nó.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Volume hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp MACD với những công cụ chỉ báo khác như Volume, Bollinger Bands, Fibonacci, …  để tăng tính chính xác và nâng cao hiệu quả giao dịch. Trên đây là những chia sẻ về chỉ báo MACD của Đội Ngũ TRADERPTKT.COM chúc các bạn thành công!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone