Bitcoin Và Blockchain Liệu Sẽ Ra Sao Trong Thời Gian Tới?

Bitcoin-Và-Blockchain-Liệu-Sẽ-Ra-Sao-Trong-Thời-Gian-Tới
Chia sẻ

1. Bitcoin và Blockchain

Thuật ngữ “tiền điện tử” hay “tiền mã hóa” bắt nguồn từ năm 2009 với sự xuất hiện của Bitcoin, đây được xem là cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của thị trường crypto. Song, công nghệ đằng sau sự thành công này đó là blockchain.

» Hướng dẫn đầu tư Bitcoin cho người mới bắt đầu (A -Z)

Từ ý tưởng trong các bài nghiên cứu, sau đó blockchain được phát triển rộng rãi, ứng dụng trong mạng lưới tiền điện tử nói riêng và đời sống hằng ngày nói chung. Kể từ đó, công nghệ blockchain đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển để đạt được sự mở rộng như hiện nay.

Bitcoin và Blockchain
Bitcoin và Blockchain

Một số người lầm tưởng Bitcoin và blockchain là một, hay thậm chí Bitcoin và blockchain ra mắt cùng lúc với nhau. Trên thực tế, trước khi Bitcoin xuất hiện, blockchain đã được hình thành và có tên gọi khác là Chain of Blocks.

Blockchain là sổ cái phi tập trung, có chức năng ghi lại và lưu trữ dữ liệu của các giao dịch diễn ra trên một mạng lưới. Mục đích của blockchain là tạo ra một mạng lưới không có sự quản lý của bên thứ ba, đồng thời đảm bảo tính an toàn và không thể bị sửa đổi của dữ liệu.

Đến năm 2008, Satoshi Nakamoto ra mắt whitepaper Bitcoin, đề cập Bitcoin là mạng lưới phục vụ trong việc chuyển tiền giữa người dùng với nhau, mà không cần thông qua một bên thứ ba như ngân hàng. Và công nghệ được Satoshi áp dụng cho mạng lưới Bitcoin là Chain of Blocks. Sau đó, ông đã đổi thuật ngữ Chain of Blocks thành một thuật ngữ dễ nhớ hơn, đó là Blockchain.

Đã có nhiều lầm tưởng rằng blockchain có nguồn gốc từ hai yếu tố: Bitcoin và ý tưởng của Satoshi Nakamoto.

Thực tế, công nghệ này bắt nguồn từ những kỹ sư trong lĩnh vực cryptography (mật mã học). Đây là lĩnh vực khoa học vi tính cho phép lưu trữ các thông tin trên máy tính dưới dạng mật mã thông qua quá trình mã hoá.

Mục tiêu của cryptography gồm nâng cao độ bảo mật và tính minh bạch trong hệ thống máy tính, tương đồng với mục tiêu của blockchain.

2. Tương Lai Của Bitcoin Và Blockchain Như Thế Nào?

Nếu dùng 1,000 USD để mua ETH vào tháng 8/2015, bạn sẽ có trong tay 2.23 triệu USD, mức tăng trưởng 2,230 lần sau 6 năm, theo Forbes Advisor.

Nếu đầu tư vào SOL bạn sẽ nhận về mức tăng trưởng 110 lần chỉ sau 1 năm, theo Nasdaq. Nếu mua BNB bạn sẽ có thể đạt ROI 7,000 lần sau 4 năm.

Tương lai của Bitcoin và Blockchain
Tương lai của Bitcoin và Blockchain

Một nhân vật nổi bật trong thế giới Blockchain, Vitalik Buterin – anh đã trở thành tỷ phú năm 27 tuổi. Doanh nghiệp của anh – Ethereum từng có giá trị vốn hóa lên đến 500 tỷ USD. Số tiền này lớn hơn tổng giá trị hàng hóa Việt Nam tạo ra trong cả 1 năm (GDP).

Vậy tại sao Blockchain có thể tạo ra những con số không lồ như vậy? Doanh nghiệp Blockchain tạo ra lợi nhuận từ những nguồn nào? Có phải phí giao dịch là nguồn tiền lớn nhất hay không?

Rất dễ nhận ra phí giao dịch là một nguồn thu cho Blockchain. Nhưng đây chưa bao giờ là nguồn doanh thu chính. Mỗi giao dịch trên Blockchain đều phải trả một khoản phí nhỏ. Nhưng khoản phí này không “chạy” trực tiếp đến với doanh nghiệp Blockchain.

Thay vào đó, những khoản phí này sẽ được nhận bởi thợ đào. Đây là những người sở hữu dàn máy tính “trâu cày” (đối với Blockchain PoW), hay stake lượng lớn token (đối với Blockchain PoS) để vận hành mạng lưới và nhận thưởng. Đây được xem là khoản thu đáng kể khi thợ đào Ethereum kiếm được 217 triệu USD từ phí giao dịch và 1.77 tỷ USD từ phần thưởng khai thác vào tháng 11/2021.

Nhà phát triển Blockchain với lượng lớn token trong tay cũng có thể trích ra một phần để trở thành thợ đào trên Blockchain PoS. Thế nhưng, đây thường không phải mô hình kinh doanh mà các nhà phát triển Blockchain theo đuổi.

Đó là điểm thú vị của Blockchain – tính phi tập trung. Mạng lưới Blockchain có thể vận hành bởi tất cả mọi người và mọi người xứng đáng nhận được phí giao dịch.

Vai trò của doanh nghiệp Blockchain là tạo ra nền tảng và phát triển hệ sinh thái bên trong. Đó mới là cách một Blockchain kiếm tiền.

Vào năm 2015, ông lớn công nghệ Microsoft đã hợp tác cùng ConsenSys, công ty Blockchain thành lập bởi đồng sáng lập Ethereum, cho ra mắt EBaaS (Ethereum Blockchain as a Service) trên Microsoft Azure. Đây là phần mềm cho phép doanh nghiệp thử nghiệm ứng dụng Blockchain mà không cần đầu tư cơ sở hạ tầng.

Rất nhanh chóng, EBaaS thu hút được sự chú ý của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ J.P. Morgan, nhà cung cấp động cơ phản lực GE Aviation, hãng hàng không Singapore Airlines, thương hiệu cà phê Starbucks và hãng game sở hữu bởi Microsoft tên Xbox.

Khởi đầu thuận lợi, tính đến 2022, ConsenSys đã nâng mức định giá lên 7 tỷ USD sau khi nhận khoản đầu tư 450 triệu USD từ Microsoft, SoftBank và Temasek.

Các “ông lớn” trong ngành ngân hàng và điện tử cũng bắt đầu sử dụng dịch vụ do các dự án Blockchain cung cấp, hay thậm chí tự phát triển dịch vụ riêng.

IBM giới thiệu Ledger Connect vào 2018 với khách hàng đầu tiên là 2 ngân hàng Citi và Barclays. Amazon cũng giới thiệu Amazon Managed Blockchain, cung cấp dịch vụ giúp người dùng phát triển và quản lý Blockchain của riêng mình. Nhận lại từ những nỗ lực này là khoản doanh thu khổng lồ hay sự gia tăng doanh số.

Có thể kể ra hàng trăm ví dụ khác về việc sử dụng dịch vụ Blockchain từ các doanh nghiệp truyền thống ở trên thế giới nói chung hay ở Việt Nam nói riêng.

Nhu cầu về một cơ sở dữ liệu an toàn, bảo mật, phi tập trung càng gia tăng. Tiềm năng lợi nhuận từ loại hình kinh doanh BaaS càng lớn.

Không chỉ “thu tiền” từ các doanh nghiệp truyền thống, các dự án Blockchain còn có thể bán giải pháp cho doanh nghiệp khác trong ngành.

Trong đó, các dự án đặc biệt tập trung vào những giải pháp bảo mật hoặc mở rộng Blockchain trong 2 năm gần đây.

Optimism là một trong những dự án Blockchain đầu tiên nhìn ra cơ hội kinh doanh này. Bằng việc phát triển OP Stack, Optimism cung cấp cơ sở hạ tầng cho phép các doanh nghiệp cùng ngành phát triển Blockchain Layer 2 – một trong những từ khóa “hot” nhất thời gian qua.

Ngay sau khi ra mắt, OP Stack đã được Base, opBNB, Zora, Celo và DeBank sử dụng để phát triển Layer 2. Một số khách hàng lớn khác của Optimism là Coinbase, Binance, Worldcoin…

Base tạo ra doanh thu 1.5 triệu USD trong 1 tháng. Nếu không thay đổi, doanh thu hàng năm của Base là 45 triệu USD, theo The Defi Investor. Trong đó, 10% doanh thu của Base sẽ được đóng góp vào Optimism Treasury, tương ứng mức 4.5 triệu USD, theo AmbCrypto.

Khoản tiền này có thể vượt mức 20 triệu USD nếu thị trường đi vào xu hướng tăng giá. Đây có thể là khoản lợi nhuận đáng kể cho Blockchain Optimism, chỉ với việc cung cấp sản phẩm OP Stack.

Bên cạnh Optimism, Avalanche cũng đã phát triển Subnet (hay Subnetwork), một giải pháp mở rộng cho phép bất kì ai có thể tạo một Blockchain Layer 1 của riêng họ. Những sản phẩm hỗ trợ phát triển Blockchain đều đang tạo ra nhu cầu lớn cho các doanh nghiệp cùng ngành.

Các doanh nghiệp truyền thống vẫn gặp khó khăn khi áp dụng Blockchain. Do đó, cung cấp dịch vụ phát triển dApp, tư vấn, hỗ trợ kiểm tra chất lượng phần mềm, các vấn đề pháp lý hay kiểm toán là những gì các dự án Blockchain đưa ra thị trường.

Vào 2015, Hyperledger ra mắt, cho phép người dùng đo lường hiệu suất, sử dụng công cụ dịch vụ, xây dựng mạng lưới kinh doanh Blockchain. Các ông lớn ngành công nghệ thương mại như Hitachi, IBM, Tencent, Ant Financial và Walmart nhanh chóng trở thành khách hàng của Hyperledger và phát triển nhiều sản phẩm Blockchain.

Sau 3 năm, con số khách hàng của Hyperledge lên tới hơn 200 doanh nghiệp. Theo Growjo, mức doanh thu Hyperledger đạt được có thể hơn 20 triệu USD mỗi năm.

Đối với những khách hàng không muốn mất nhiều thời gian vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, hay đầu tư trang thiết bị để gia nhập thị trường Blockchain, các dự án Blockchain còn cung cấp “dịch vụ trọn gói”, xây dựng một sản phẩm Blockchain tùy chỉnh hoàn thiện cho khách hàng.

Những sản phẩm này có thể là một Blockchain, một hay nhiều dApp, hay cả một hệ sinh thái. Nhờ vậy, các doanh nghiệp truyền thống có thể dễ dàng sở hữu sản phẩm Blockchain của riêng mình chỉ với một mức phí không đáng kể.

Calibraint, Visiontech, Antier… là những cái tên nổi bật trong lĩnh vực này. Theo RocketReach, mô hình kinh doanh này đã mang lại mức doanh thu 17.4 triệu USD cho Antier Solutions, 12 triệu USD cho Calibraint và 7 triệu USD cho Visiontech.

Trên đây chỉ là những mô hình kinh doanh mang lại mức doanh thu chưa đáng kể của các dự án Blockchain. Phần lớn số tiền các nhà phát triển kiếm được từ Blockchain lại đến từ điều rất quen thuộc với các các nhà giao dịch crypto. Đó chính là dApps – các ứng dụng phi tập trung.

Blockchains là một mạng lưới. Giống như tất cả các mạng lưới khác, giá trị của chúng đến từ những người sử dụng. Bằng cách xây dựng một hệ sinh thái, hay một “sân chơi” cho token, các dự án Blockchain tạo ra nhu cầu sở hữu, trao đổi token của mình.

Token đóng vai trò quan trọng trong việc trung chuyển giá trị trong Blockchain, là phương tiện để tạo và thực thi các dApp hay smart contract và là tài sản chung của Blockchain đó. Token tăng giá giúp các nhà phát triển nhận được trái ngọt sau những cố gắng của mình.

Những token như Bitcoin và Ethereum cũng thu được sự chú ý của nhiều gã khổng lồ trong giới tài chính. Điều này được thể hiện qua việc các tổ chức tài chính lớn liên tục nộp đơn đăng ký quỹ Ethereum ETF như Grayscale, Proshares, Bitwise… hay nộp đơn đăng ký Bitcoin ETF như BlackRock, Fidelity, Valkyrie…

Hệ sinh thái càng lớn mạnh và có nhiều người dùng, nhu cầu sở hữu và giá của token đó càng cao, số tiền Blockchain đó có thể kiếm được càng lớn.

Blockchain Ethereum hoạt động như hệ điều hành, một phiên bản nâng cao của iOS và Window. Càng có nhiều ứng dụng và người dùng, lợi nhuận thu được càng cao.

Với hơn 4,000 dApp trong hệ sinh thái của mình, người dùng có thể sử dụng ETH cho nhiều mục đích khác nhau như staking, cho vay, thế chấp, trao đổi… thay vì chỉ dùng để trả phí gas.

Chẳng hạn, người dùng có thể dùng ETH để cung cấp thanh khoản trên Uniswap, cho vay trên Aave và MakerDAO, trao đổi (swap) với token khác trên Curve Finance, stake và nhận thưởng trên Lido và Lybra Finance, hay farm yield trên Pendle…

Nhu cầu sở hữu ETH tăng cao tạo ra dòng tiền khổng lồ đổ vào Blockchain Ethereum. Nhờ vậy, giá ETH đã tăng 223,000% chỉ sau 6 năm.

Tiếp nối Bitcoin và Ethereum, nhiều Blockchain khác ra đời. Mỗi Blockchain lại có thế mạnh công nghệ, mục tiêu phát triển khác nhau. Chúng có thể tập trung vào tốc độ, bảo mật, khả năng mở rộng, hoặc vào một nhánh cụ thể.

Mục tiêu cuối cùng của tất cả Blockchain này đều là thu hút lượng người dùng khổng lồ để tạo ra doanh thu tương tự như Blockchain Ethereum và Bitcoin.

Với Blockchain, chúng ta đang xây dựng thế giới mà chúng ta sẽ sống vào ngày mai. Và có lẽ, Blockchain sẽ không dừng lại ở đây, mà còn sẽ tiến xa, tạo ra nhiều thành quả, gây tác động lớn hơn đến thế giới.

Câu nói của Changpeng Zhao không chỉ đúng trong thị trường Blockchain mà còn đúng trong cuộc sống mỗi người. Đây chính là kim chỉ nam cho những ai đang nuôi mộng start-up trong thị trường Blockchain.

Tất cả doanh nghiệp theo đuổi công nghệ non trẻ này đều trải qua những thử nghiệm trên con đường dài và đơn độc của việc vừa học vừa làm, nơi mà thành công là điều rất ngọt ngào nhưng không thiếu những thất bại chực chờ.

3. Nhìn Lại Quá Trình Hình Thành và Phát Triển Của Blockchain

Năm 1982, nhà mật mã học David Chum đề xuất một mạng lưới mà người dùng không cần tin tưởng lẫn nhau vẫn có thể xây dựng nên một hệ thống, ý tưởng có tên gọi “Computer Systems Established, Maintained, and Trusted by Mutually Suspicious Groups”.

Mặc dù đây chỉ là một ý tưởng (không hơn không kém), thế hệ sau đã sử dụng đề xuất này để tạo ra một mạng lưới blockchain.

Kể từ đó, công nghệ blockchain đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển để đạt được sự mở rộng như hiện nay.

Một trong những sự tập trung ban đầu là công trình nghiên cứu của Stuart Haber và W. Scott Stornetta vào năm 1991. Bài báo của họ “How to time-stamp a digital document” đã đưa ra cách thức sử dụng một chuỗi (chain) như một con dấu thời gian để xác minh tính xác thực và nguyên bản của một tài liệu điện tử.

Time-stamping là thuật ngữ ám chỉ mốc thời gian của một sự kiện và được các nhà phát triển lưu trữ trên hệ thống máy tính. Mục đích của time-stamping là hỗ trợ người dùng dễ dàng theo dõi những mốc thời gian của một sự kiện, lịch sử quan trọng trong quá khứ.

Giai đoạn 1 (2008): Đồng coin đầu tiên trên thị trường – Bitcoin

Năm 2008, Satoshi Nakamoto ra mắt white paper “A Peer to Peer Electronic Cash System”, hay còn được cộng đồng gọi là white paper của Bitcoin. Nội dung chính đề cập đến việc tạo ra một mạng lưới giao dịch giữa người dùng với nhau mà không cần thông qua một bên thứ ba như ngân hàng, ứng dụng thanh toán…

Bitcoin được chấp thuận như một dạng thanh toán tại một số quốc gia
Bitcoin được chấp thuận như một dạng thanh toán tại một số quốc gia

Ngoài ra, Satoshi áp dụng công nghệ Chain of Block của Stuart Haber và W. Scott Stornetta để vận hành mạng lưới Bitcoin, nhưng Satoshi thay đổi tên gọi là Distribution Blockchain. Đồng thời, cấu trúc Merkle Tree cũng được Satoshi Nakamoto thay đổi, khiến mạng lưới Bitcoin bảo mật hơn và chứa nhiều dữ liệu hơn.

Ngày 3/1/2009, BTC xuất hiện khi khối Bitcoin đầu tiên được đào bởi Satoshi Nakamoto. Đến ngày 12/1/2009, Hal Finney là người đầu tiên nhận được phần thưởng khối khi xác thực giao dịch trên mạng lưới, thời điểm đó ông đã nhận phần thưởng lên đến 10 BTC.

Một câu chuyện thú vị về Hal Finney, khi hành trình đào Bitcoin từ 2009 đến 2013 gần như không có lợi nhuận, ông đã vứt đi ổ cứng chứa số Bitcoin tương đương 127 triệu USD, khi đang dọn nhà và vệ sinh máy tính.

Giai đoạn 2 (2013): Sự xuất hiện của smart contract và mạng lưới Ethereum

Năm 2013, Vitalik Buterin bắt đầu với công việc là Co-founder của Bitcoin Magazine – một tạp chí nghiên cứu mạng lưới Bitcoin và ông đã nghiên cứu liên tục trong hai năm về công nghệ của Bitcoin. Ông nhận ra rằng:

“Bitcoin là ví dụ hoàn hảo về tiền điện tử, nhưng có quá ít công nghệ để có thể xây dựng trên mạng lưới này.” Vitalik Buterin

Vì vậy, Vitalik Buterin đã nảy sinh ý tưởng về việc thay đổi ngôn ngữ lập trình của Bitcoin để có thể phục vụ cho mục đích tài chính. Tuy nhiên, ý tưởng này đã có nhiều người phản đối.

Vitalik Buterin vẫn kiên định với ý kiến của mình, ông rời Bitcoin Magazine và phát triển mạng lưới Ethereum với ngôn ngữ lập trình thân thiện với nhà phát triển. Ethereum không chỉ là một hệ thống tiền điện tử (cryptocurrency) như Bitcoin, mà còn là một nền tảng cho việc xây dựng các ứng dụng phi tập trung (decentralized application – dApp) và smart contract.

Song song đó, Vitalik đã phát triển công nghệ hợp đồng thông minh (smart contract) trên blockchain – xuất phát điểm của thị trường DeFi, nhằm phục vụ cho mục đích tài chính.

Ý tưởng smart contract được đưa ra bởi Nick Szabo từ năm 1996, nhưng chỉ thực sự trở thành hiện thực với việc xuất hiện của Ethereum vào năm 2013. Smart contract lúc này được sử dụng để hỗ trợ nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên mạng lưới Ethereum.

Ngoài ra, smart contract còn được sử dụng bởi Microsoft và UBS để giảm bớt chi phí trong giao dịch và bảo mật hệ thống.

Giai đoạn 3 (2017 đến nay): Thế giới đón nhận Blockchain và Bitcoin

Trong khoảng thời gian từ 2017 đến nay, thị trường crypto đón nhận nhiều tin tức tích cực. Blockchain từ một ý tưởng chỉ nằm trên giấy năm 1991 đã trở thành một trong những công nghệ có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai:

  • Tháng 4/2017: Nhật Bản là đất nước đầu tiên thực hiện nhiều cập nhật, thay đổi khung pháp lý để đưa Bitcoin trở thành đồng tiền điện tử hợp pháp tại đây.

Trong cùng thời gian này, blockchain đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và doanh nghiệp. Sự xuất hiện của ICO (Initial Coin Offering) đã giúp các dự án blockchain kiếm lợi nhuận khổng lồ.

  • Tháng 12/2017: Bitcoin đạt mức 20,000 USD/BTC, toàn bộ thị trường crypto đi vào xu hướng tăng trưởng mạnh.
  • Năm 2018: Thị trường tiền điện tử trải qua giai đoạn suy thoái, giá của nhiều đồng tiền điện tử sụt giảm đáng kể.
  • Năm 2019-2020: Đánh dấu sự quay lại của tiền điện tử, thời điểm thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia thị trường crypto, như: MicroStrategy, Fidelity, Tesla…
  • Tháng 6/2021: El Salvador trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp và chấp nhận nó như một phương tiện thanh toán chính thức.

Ngoài việc tiền điện tử dần được áp dụng và chấp nhận bởi mọi người và chính phủ, thị trường crypto dần có nhiều bước tiến nổi bật. Các ứng dụng tài chính bắt đầu xuất hiện, những mạng lưới blockchain mới xuất hiện nhiều hơn.

  • 2018: Bắt đầu có nhiều dự án nổi lên và thu hút nhiều nhà đầu tư, bao gồm NEO (mạng lưới blockchain của Trung Quốc đạt TVL 300 triệu USD), IOTA (dự án phục vụ Internet of Thing)…
  • 2020: Các dự án về stablecoin bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng và những nhà đầu tư bên ngoài, khi chúng giải quyết những vấn đề về biến động tại thị trường. Từ đó, nhiều dự án làm về stablecoin bắt đầu nổi lên như FRAX (Frax Finance), DAI (Maker DAO)…
  • 2022: Ethereum tiến hành bản nâng cấp “Ethereum Merge”, chuyển đổi cơ chế đồng thuận từ Proof of Work sang Proof of Stake, giúp năng lượng tiêu thụ của mạng lưới giảm hơn 99%.

» Khóa học phương pháp giao dịch nến Heiken Ashi (Video)

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi những thông tin và chia sẻ mới nhất từ trang TRADERPTKT.COMNguyễn Hữu Đức Trader. Chúng tôi có các khóa học từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn trang bị kiến thức đầu tư tài chính trên các thị trường chứng khoán, ngoại hối và tiền điện tử.

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone