Vì Sao Lãi Suất FED Ảnh Hưởng Đến Giao Dịch Tài Chính Toàn Cầu?

Chia sẻ

FED là một từ khá quen thuộc đối với hầu hết các trader trên thị trường đầu tư tài chính chứng khoán, crypto, forex. Chúng ta thường hay nghe đến việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến toàn thị trường. Vậy cụ thể FED là gì? Tại sao nền kinh tế toàn cầu lại chịu ảnh hưởng bởi các chính sách lãi suất của FED?

» Cách Trade Theo Tin Tức Nonfarm, FED, CPI Hiệu Quả

Quyết định lãi suất của FED được các nhà giao dịch theo dõi sát sao vì nó thường dẫn đến biến động gia tăng trên khắp các thị trường tài chính.

Trong bài viết này, Đội ngũ TRADERPTKT sẽ giải thích và chia sẻ cho bạn cách theo dõi những chính sách lãi suất của FED cũng như các vấn đề cần chú ý khi giao dịch trên thị trường tài chính vào những lúc FED thay đổi chính sách. Mời các bạn cùng theo dõi!

FED Là Gì?

Federal Funds Rate tên tiếng anh của thuật ngữ Lãi suất quỹ liên bang. Được hiểu là mức lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trong khoảng thời gian là một ngày (hoặc các khoản vay qua đêm) để có được số tiền bằng đúng với yêu cầu dự trữ bắt buộc của FED.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ – FED
Cục dự trữ Liên bang Mỹ – FED

FED được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới, đây chính là nơi được in tiền USD. Các chính sách tiền tệ của Fed không những chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.

Đây là một công cụ mà FED sử dụng để kiểm soát tăng trưởng kinh tế Mỹ và là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp, vay ngân hàng và nhiều thứ khác. Mức lãi suất này sẽ làm nền tảng và bất kỳ thay đổi nào trong fed rate đều gây ra biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đồng đô la Mỹ.

FED cũng đóng vai trò là người cho vay tiền cuối cùng trong những khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế. Khi kinh tế Mỹ phục hồi, và lạm phát tăng cao đã thu hút sự chú ý của Ngân hàng trung ương, FED cũng là một trong những thể chế chính phủ Mỹ độc lập nhất về mặt chính trị, và từ rất lâu đã gây căng thẳng với các nhà lập pháp và Tổng thống bao gồm cả chủ nhân Nhà Trắng.

FED bao gồm các cơ sở tài chính của chính phủ và tư nhân. Cục dự trữ Liên bang gồm các thành phần chính sau đây:

  • Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm. Những vị trí này được chỉ định bởi Tổng thống Hoa Kỳ và được Thượng viện thông qua. Những cá nhân này sẽ đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ của Fed.
  • Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC). Họ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở liên bang như mua bán trái phiếu chính phủ, giao dịch ngoại hối,…
  • Ngân hàng của Cục dự trữ Liên bang gồm 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực. Những ngân hàng này có trụ sở ở các thành phố lớn. Bao gồm Boston, New York, Chicago, Richmond, Philadelphia, St. Louis, Atlanta, Kansas City, Cleveland, Minneapolis, San Francisco và Dallas.
  • Các ngân hàng thành viên

1. Vì Sao FED lại có thể gây tác động tới nền kinh tế toàn cầu?

Khi Cục dự trữ Liên bang nhận thấy CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) tăng cao, giá cả hàng hóa đang ở mức cao; điều này cho thấy tình trạng lạm phát đang trở nên nghiêm trọng.

FED sẽ tiến hành kìm hãm mức tăng giá của hàng hóa nhằm ổn định nền kinh tế. Tổ chức này thực hiện một số điều chỉnh về lãi suất (cụ thể là tăng lãi suất), thắt chặt cung ứng tiền thông qua bán trái phiếu Kho bạc, tăng mức dự trữ của các ngân hàng thành viên.

2. Những ảnh hưởng từ FED đến tài chính toàn cầu

Cục dự trữ Liên bang tăng lãi suất sẽ làm tăng gánh nặng nợ công. Đa phần các quốc gia đều sử dụng USD (Đô la Mỹ) để thanh toán quốc tế (như nợ công), việc tăng lãi suất sẽ làm tỷ giá USD so với đồng nội địa tăng lên; từ đó, quốc gia có khoản nợ phải chịu nợ nhiều hơn.

Bởi việc tăng lãi suất của Fed đã gây ảnh hưởng tỷ giá các quốc gia khác. Khi đó lợi suất của đồng USD sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn; việc bán các đồng nội tệ để mua USD diễn ra mạnh mẽ sẽ dẫn đến tỷ giá leo thang. Điều này gây khó khăn cho quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu của các quốc gia sản xuất hàng hóa.

Những ảnh hưởng từ FED đến tài chính toàn cầu

Fed tăng lãi suất cũng khiến các quốc gia khác “rục rịch” tăng lãi suất theo. Một phần vì lo sợ đồng tiền quốc nội sẽ mất giá trị so với USD; đồng thời lo sợ “nhập khẩu” lạm phát.

Khi Cục dự trữ Liên bang tăng lãi suất kéo theo NHTW của các quốc gia khác tăng lãi suất; khi đó các NHTM của các quốc gia cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn.

Có thể thấy từ việc phải ổn định tình hình lạm phát ở Hoa Kỳ, FED có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân lực dẫn đến thất nghiệp; chi tiêu trở nên khó khăn và nền kinh tế lâm vào suy thoái.

3. Các công cụ tiền tệ của FED

Tổ chức này có gồm 3 công cụ tiền tệ chính:

Mua và bán trái phiếu chính phủ

  • Khi Cục dự trữ Liên bang thực hiện việc mua vào trái phiếu chính phủ từ các NHTM, lượng tiền của các ngân hàng này sẽ được tăng lên; khi lượng cung tiền dồi dào, lãi suất sẽ giảm và việc cho vay trở nên dễ dàng. Biện pháp này được thực hiện nhằm kích thích nền kinh tế phát triển.
  • Ngược lại, khi FED bán các trái phiếu chính phủ cho ngân hàng thành viên, lượng tiền sẽ được rút một phần khỏi nền kinh tế; việc lượng tiền khan hiếm sẽ làm lãi suất tăng và người dân sẽ thắt chặt chi tiêu. Biện pháp này được thực hiện để kìm hãm nền kinh tế lạm phát ở mức cao.

Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc

  • Cục dự trữ Liên bang sẽ quy định mức dự trữ an toàn của các ngân hàng thành viên. Qua đó FED có thể kiểm soát lượng tiền cung ứng ra thị trường. Khi FED quy định mức dự trữ cao, đồng nghĩa là FED đang muốn thắt chặt cung tiền ra nền kinh tế, các ngân hàng thành viên phải tăng lãi suất để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận.
  • Ngược lại khi FED yêu cầu mức dự trữ thấp, tổ chức này đang muốn lượng tiền lưu thông được tăng lên, lúc này lãi suất sẽ giảm để kích thích nhu cầu vay.

Điều chỉnh lãi suất chiết khấu

  • Khi các NHTM có nhu cầu vay ngắn hạn, họ sẽ thực hiện vay lãi suất liên ngân hàng hoặc vay từ FED (thường là thấp hơn lãi suất liên ngân hàng). Khi FED tăng lãi suất chiết khấu thì các ngân hàng thành viên sẽ “e dè” việc đi vay; bên cạnh đó họ cũng hạn chế cho vay bên ngoài. Đây là biện pháp áp dụng khi FED muốn thắt chặt cung ứng tiền tệ.
  • Ngược lại khi Cục dự trữ Liên bang giảm lãi suất chiết khấu, kích thích nhu cầu vay của ngân hàng thành viên. Các ngân hàng lúc này sẽ tích cực cho vay bên ngoài nền kinh tế hoặc đầu tư; bởi nếu có nhu cầu vay ngắn hạn, họ có thể vay từ FED. Đây là biện pháp áp dụng khi Cục dự trữ Liên bang muốn tăng cung ứng tiền ra thị trường.

Chiến Lược Giao Dịch Với Những Quyết Định Lãi Suất Của FED

Khi giao dịch khả năng tăng lãi suất của FED hay cắt giảm lãi suất của FED, các trader có thể thông qua kênh tin tức để tận dụng khả năng biến động. Thông thường, khi mức lãi suất chính thức được công bố thị trường thường sẽ có xu hướng biến động mạnh. Vì vậy, sự chuẩn bị trước là việc vô cùng cần thiết để có một giao dịch thành công.

Để tìm hiểu và đọc trước các báo cáo về tin tức bạn có thể truy cập trang forexfactory.com. Đây là trang web có thể giúp bạn tổng hợp các tin tức quan trọng của các quốc gia lớn bao gồm các thông số như:

  • Thời gian ra tin
  • Dự báo trước và sau tin
  • Số liệu lịch sử

Thông qua một số ví dụ nêu dưới đây, hãy cùng nhận xét phản ứng của thị trường khi có biến động (Các hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo các hiệu suất xảy ra trong tương lai, vẫn có thể là tiền đề giúp trader dự đoán xu hướng thị trường).

FOMC đã chính thức thông báo về việc lãi suất FED hạ từ 2% xuống chỉ còn 1,75% vào ngày 30/10/2019. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đã giải thích lý do đằng sau quyết định này thông qua thông báo của FOMC. Bên cạnh đó, cần cân nhắc và xem xét các hành động giá của đô la Mỹ trên thị trường trong và sau khi tin tức được phát hành.

Cách trade theo tin tức hiệu quả lợi nhuận cao
Cách trade theo tin tức hiệu quả lợi nhuận cao

Do tỷ lệ lạm gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của các dịch vụ hàng hoá, vậy nên việc giữ cho lạm phát ổn định ở mức 2% là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Cục Dự trữ Liên bang. Đối với FOMC lạm phát được xem là yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến việc cân nhắc thay đổi lãi suất FED.

Fed có thể tăng lãi suất trong trường hợp tỷ lệ lạm phát tăng cao. Từ đó làm giảm lượng tiền cho vay từ các ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm nhu cầu vay vốn và nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Việc này còn làm cho nợ tiêu dùng trở nên đắt đỏ hơn làm người dân giảm chi tiêu đồng thời giảm nhu cầu và đưa giá hàng hoá dịch vụ xuống thấp.

Trái lại, trong trường hợp lạm phát giảm thể hiện xu hướng giảm chi tiêu của người dân là dấu hiệu của việc kinh tế suy thoái. Khi đó, FED sẽ cân nhắc hạ lãi suất nhằm kích thích các hoạt động kinh tế phát triển. Việc lãi vay thấp làm các khoản vay rẻ hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng làm kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại.

1. Lãi suất FED tăng

Các loại lãi suất như lãi suất vay, lãi suất tiền gửi hoặc là lãi suất trái phiếu đều phải lấy lãi suất FED làm cơ sở chính. Khi lãi suất này tăng lên kéo theo đồng thời các loại lãi suất đang có trên thị trường cũng phải tăng lên.

Khi lãi suất tăng thì sẽ hạn chế được nhu cầu cho vay của các cá nhân hay tổ chức đang hoạt động trên nền kinh tế thị trường.

Động thái tăng lãi suất có thể hiểu đơn giản là việc hút tiền dollar về, từ đó làm cho giá trị đồng USD tăng lên. Các cặp tỉ giá giao dịch có chứa đồng USD ví dụ USDJPY, USDCHF, … sẽ tăng trong trường hợp này. Tương tự, các cặp EURUSD, XAUUSD, GBPUSD, … sẽ có xu hướng giảm khi FED tăng lãi suất.

2. Lãi suất FED giảm

Ngược lại, khi mà các chủ thể vay mượn nhiều cũng là lúc lãi suất FED giảm. Lúc này sẽ kích thích làm gia tăng nhu cầu của các nhà đầu tư từ đó sẽ kích thích nền kinh tế toàn cầu.

Khi kinh tế đã ở trong trạng thái ổn định nhưng mà vẫn giữ nguyên mức lãi suất thấp thì lúc này việc sử dụng vòng vốn kém hiệu quả, từ đó khả năng rủi ro cao sẽ được nảy sinh trên thị trường.

Bong bóng tài sản và tỷ lệ lạm phát cao là hai hiện tượng phổ biến nhất khi FED có mức lãi suất thấp. Khi này, thị trường bị nguy hại đến sự bền vững cũng như gây ra khủng hoảng về kinh tế.

Lúc này, giá trị đồng dollar sẽ giảm, các cặp tỉ giá có chứa USD như USDJPY, USDCHF, … sẽ giảm trong trường hợp này. Tương tự, các cặp EURUSD, XAUUSD, GBPUSD, … sẽ có xu hướng tăng khi FED giảm lãi suất.

Kết Luận

Từ những thông tin trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn hiểu rõ về bản chất của FED – một cơ quan có thể nói là tổ chức có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu bởi các quyết định, chính sách của mình.

Chính vì vậy, để thích ứng với thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này, các nhà giao dịch cần phải có tư duy nhạy bén với sự thay đổi của thị trường. Có thể giúp các bạn sử dụng hiệu quả lãi suất này trong đầu tư.

Bài viết cơ bản đã làm rõ FED là gì và những ảnh hưởng đến vĩ mô của họ. Vì vậy bạn nên hiểu rõ những điều trên để có kế hoạch đầu tư đúng đắn.

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi những thông tin và chia sẻ mới nhất từ trang TRADERPTKT.COMNguyễn Hữu Đức Trader.

Chúng tôi có các khóa học từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn trang bị kiến thức đầu tư tài chính trên các thị trường chứng khoán, ngoại hối và tiền điện tử.

» Khóa Học Forex Từ A đến Z (Video)

Bảng xếp hạng sàn giao dịch

Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone