Giao Dịch Phân Kỳ Dương và Phân Kỳ Âm Hiệu Quả

Chia sẻ

Chiến Lược Giao Dịch Phân Kỳ

Giao dịch phân kỳ là một trong những chiến lược giao dịch được nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp ưa thích sử dụng và ngày càng được rất nhiều trader hiện nay áp dụng hiệu quả và thành công trong giao dịch thị trường tài chính như chứng khoán, hàng hóa, tiền điện tử và forex.

» Khóa học Đầu Tư Forex Từ A đến Z

Việc giao dịch tín hiệu phân kỳ dựa trên cơ sở: Các hành động của dòng tiền thông minh được tiết lộ thông qua các lỗ hổng trên thị trường. Sự tương quan là dấu hiệu dòng tiền thông minh để lại trên biểu đồ khi chuyển đổi xu hướng trung hạn.

Và những đỉnh đáy trung hạn này là nơi có tiềm năng thực sự chứ không phải là những điểm dao động nhỏ. Khi mối tương quan được thể hiện rõ ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ quan trọng, chúng ta tin rằng sẽ có phản ứng giả xảy ra dựa trên những tín hiệu phân kỳ.

1. Phân Kỳ Của Chỉ Số Đồng Dollar (USDX hay DXY)

Khi chúng ta giao dịch tiền tệ, thì chỉ số đồng Dollar (USDX hay DXY) được sử dụng để xác định được tình trạng của thị trường hiện tại.

  • Nếu điều kiện thị trường hiện tại là Risk On tức là rủi ro được cảm nhận ở mức thấp và các nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào các tài sản rủi ro, thì lúc này đồng USD giảm giá.
  • Nếu điều kiện thị trường hiện tại là Risk Off tức là rủi ro được cảm nhận ở mức cao và các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang đầu tư các tài sản an toàn, thì lúc này đồng USD tăng giá.
Mối tương quan giữa Bitcoin và đồng Dollar
Mối tương quan giữa Bitcoin và đồng Dollar

Vậy thì nếu USD tăng, chúng ta có tương quan ngược lại là hàng hóa, chứng khoán và các tiền tệ khác sẽ giảm. Ngược lại, nếu USD giảm, chúng ta có tương quan ngược lại là hàng hóa, chứng khoán và các tiền tệ khác sẽ tăng.

Với mối tương quan nghịch đảo của các cặp tiền, thì khi giá trên một cặp tiền tạo mức đáy thấp hơn, thì chúng ta kỳ vọng cặp tiền khác sẽ tạo mức đỉnh cao hơn. Nếu như điều này không xảy ra thì chúng ta có tín hiệu phân kỳ.

Bảng bên dưới giúp bạn xác định được hướng chính của thị trường trong các điều kiện Risk On/Risk Off:

RISK ON (DOLLAR GIẢM) RISK OFF (DOLLAR TĂNG)
DXY Giảm DXY Tăng
CRB Tăng CRB Giảm
Currency Major Tăng Currency Major Giảm
Stock Tăng Stock Giảm

Tín hiệu phân kỳ như là một sự gợi ý về giai đoạn tích lũy trước một động thái lớn theo hướng ngược lại. Các bạn nhìn hình bên dưới để dễ hình dung hơn:

Phân kỳ tăng giá và phân kỳ giảm giá
Phân kỳ tăng giá và phân kỳ giảm giá

2. Phân Kỳ Tăng Giá

  • Phân kỳ nên xuất hiện và được xác nhận tại ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
  • So sánh những mức đáy trong các cặp của EUR và GBP tại những ngưỡng hỗ trợ kháng cự quan trọng. Nếu như một cặp thất bại trong việc tạo đáy thấp hơn sẽ cho thấy sự thay đổi ngắn hạn trong thị trường để bật lên cao hơn.
Phân kỳ tăng giá và phân kỳ giảm giá
Phân kỳ tăng giá và phân kỳ giảm giá
  • So sánh đỉnh trong các cặp tương quan tại ngưỡng kháng cự quan trọng, nếu không tạo được đỉnh cao hơn thì cho thấy thị trường thay đổi trong ngắn hạn để giảm thấp hơn.
  • Nếu một cặp thất bại trong việc tạo đáy thấp hơn trong khi cặp kia lại thành công thì cả 2 cặp có khả năng cao sẽ bật lên cao hơn tại ngưỡng kháng cự quan trọng.
  • Khi xác định ngưỡng hỗ trợ để canh mua hãy xem xét cặp không thể tạo ra được mức đáy thấp hơn. Cơ sở đằng sau cho điều này là: cặp không giảm xuống được thấp hơn tức là nó đang được mua vào nhiều hơn nên nó chưa sẵn sàng giảm xuống thấp hơn. Về cơ bản thì đây chính là vùng cầu hoạt động để đẩy giá đi cao hơn.

Cụ thể như, EURUSD đang tạo đáy cao hơn trong khi GBPUSD tại đáy thấp hơn vì thế chúng ta chọn EURUSD để mua. Như hình bên dưới:

Biểu đồ phân kỳ EURUSD tạo đáy cao hơn và GBPUSD tạo đáy thấp hơn
Biểu đồ phân kỳ EURUSD tạo đáy cao hơn và GBPUSD tạo đáy thấp hơn

3. Phân Kỳ Giảm Giá

Chúng ta có những điều kiện nhận biết tương tự:

  • Nên xuất hiện và được xác nhận tại ngưỡng kháng cự quan trọng.
  • Nếu một cặp thất bại trong việc tạo đỉnh cao hơn trong khi cặp kia lại thành công thì cả 2 cặp có khả năng cao sẽ giảm xuống những ngưỡng hỗ trợ quan trọng.
  • Khi xác định ngưỡng kháng cự để canh bán hãy xem xét cặp không thể tạo ra được mức đỉnh cao hơn. Cơ sở đằng sau cho điều này là: cặp không giảm xuống được thấp hơn tức là nó đang được bán ra nhiều hơn nên nó chưa sẵn sàng tăng lên cao hơn nữa. Về cơ bản thì đây chính là vùng cung hoạt động để đẩy giá xuống thấp hơn.

Các bạn nhìn hình bên dưới, ta có GBPUSD tạo đỉnh cao hơn nhưng EURUSD lại tạo đỉnh thấp hơn, trong điều kiện này chúng ta canh bán EURUSD:

Biểu đồ phân kỳ EURUSD và GBPUSD
Biểu đồ phân kỳ EURUSD và GBPUSD

Ta thấy GBPUSD tạo được đỉnh cao hơn trong khi EURUSD lại thất bại, trong trường hợp này chúng ta chọn EURUSD để giao dịch. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy giá sau đó đã giảm ở cả 2 cặp tiền.

4. Phân Kỳ Trên CRB (Chỉ Số Giá Hàng Hóa)

Chỉ số CRB (Commodity Research Bureau) được sử dụng để theo dõi giá của hàng hóa như vàng, dầu,… và chúng ta thấy CRB có mối tương quan nghịch đảo với USDX.

Chỉ số CRB có sự thay đổi hướng hơi sớm và có thể cảnh báo về khả năng có thể xu hướng thay đổi trong dài hạn.

Mối tương quan giữa chỉ số CRB và DXY
Mối tương quan giữa chỉ số CRB và DXY

5. Phân Kỳ Trên Chỉ Số Chứng Khoán

Chúng ta tìm các chỉ số chứng khoán lớn như (S&P 500, Dow Jones, Nasdaq,..) để so sánh đỉnh tại kháng cự hoặc đáy tại hỗ trợ.

Mối tương quan giữa chỉ số chứng khoán và DXY
Mối tương quan giữa chỉ số chứng khoán và DXY

Trên đây là các chiến lược giao dịch dựa trên tín hiệu phân kỳ. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình giao dịch đầu tư. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi những thông tin và chia sẻ mới nhất từ trang TRADERPTKT.COMNguyễn Hữu Đức Trader.

Chúng tôi có các khóa học từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn trang bị kiến thức đầu tư tài chính trên các thị trường chứng khoán, ngoại hối và tiền điện tử.

» Khóa học phương pháp giao dịch nến Heiken Ashi (Video)

Chúc bạn chọn được phương pháp giao dịch phù hợp!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch

Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone