Chứng khoán mỹ tăng mạnh xoa dịu khủng hoảng kinh tế?

Chia sẻ

Cập Nhật Tin Tức Thị Trường 21/03/2023

Chứng khoán Mỹ và Châu Âu ngập sắc xanh, Dow Jones tăng mạnh, vàng có dấu hiệu đảo chiều khi mà thị trường chứng khoán Mỹ đang được xoa dịu tạo niềm tin, dầu đang tăng mạnh trong 15 tháng qua? Trong bài viết này đội ngũ TRADERPTKT.COM chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cập nhật mới nhất về tình hình thị trường Forex, Vàng, Tiền điện tử, Oil và Ngân hàng Quốc Tế

1. Chứng khoán Mỹ và châu Âu ngập sắc xanh, Dow Jones tăng hơn 400 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones tăng 382.60 điểm (tương đương 1.20%) lên 32,244.58 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 0.89% lên 3,951.57 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.39% lên 11,675.54 điểm.

Dow Jones tăng hơn 400 điểm

Cổ phiếu các ngân hàng khu vực khởi sắc vào ngày thứ Hai, phục hồi từ đà lao dốc hồi tuần trước. Phố Wall dự báo có thể cần nhiều hành động hơn để khôi phục niềm tin vào hệ thống ngân hàng sau khi các cơ quan quản lý Mỹ can thiệp vào các khoản tiền gửi không được bảo hiểm của SVB và cung cấp nguồn tài trợ mới cho các ngân hàng gặp khó khăn.

Chứng chỉ quỹ SPDR Regional Banking ETF tăng hơn 1% sau khi sụt 14% vào tuần trước. Cổ phiếu PacWest, First Citizens và Fifth Third Bancorp nằm trong số những cổ phiếu tăng mạnh. Chứng chỉ quỹ ETF có thời điểm vọt 5% trong phiên, tuy nhiên, đà tăng đã bị xoá bớt khi cổ phiếu First Republic bốc hơi 47%.

Sự bất ổn trong lĩnh vực tài chính 2 tuần qua làm tăng đặt cược vào quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày thứ Tư (22/3). Tính đến ngày thứ Hai, có khoảng 73% dự báo khả năng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, khoảng 27% còn lại dự báo Fed sẽ không nâng lãi suất, theo công cụ FedWatch của CME Group.

Điều này cho thấy rằng Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể bắt đầu nới lỏng chiến dịch thắt chặt mạnh tay của mình bắt đầu từ hồi tháng 3/2022, trước sự lan rộng khủng hoảng tài chính mới xuất hiện.

>> Khóa học nến Heiken Ashi

Trên thị trường châu Âu, hầu hết các chỉ số chứng khoán đều tăng hơn 1%, với Stoxx 600 cộng 1.3%, FTSE MIB tăng 1.85%, còn CAC tiến 1.66%.

“Tôi nghĩ con lắc đang dao động quá xa về một hướng”, CEO KKM Financial Jeff Kilburg cho hay. “Tuần trước, có sự trừng phạt và hàng loạt cảm xúc khác nhau (hơi quá trớn), bán có và mua cũng có. Người người hồi tưởng lại những gì đã diễn ra trong quá khứ. Đó là nỗi sợ, dù Silicon Valley Bank không phải là Lehman Brothers”, Kilburg nói.

2. Vàng thế giới giảm từ mức đỉnh 1 năm

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.47% xuống 1,978.66 USD/oz, sau khi giảm hơn 1%.

Trong khi, hợp đồng vàng tương lai tiến 0.5% lên 1,982.80 USD/oz.

Vào đầu phiên, giá kim loại quý tăng 1% lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022 ở mức 2,009.59 USD/oz, chỉ kém một chút so với mức cao kỷ lục đạt được trong thời gian đầu đại dịch COVID-19.Edward Moya, Nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Trong khi các nỗ lực khẩn cấp đang được thực hiện… bây giờ bạn đang thấy rằng điều này còn lâu mới kết thúc. Dòng tiền đổ vào các tài sản trú ẩn an toàn sẽ trở thành giao dịch chính”.

Trong một nỗ lực hỗ trợ ngành ngân hàng, các ngân hàng trung ương hàng đầu đã có động thái thúc đẩy dòng tiền trên toàn thế giới vào ngày 19/3.Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng lên gần mức đỉnh trong phiên, còn chứng khoản phục hồi nhờ việc giải cứu Credit Suisse đã giúp xoa dịu một số lo ngại về khủng hoảng ngân hàng lớn hơn.

Giá vàng đã tăng hơn 100 USD sau sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank vào đầu tháng này. Vàng được xem là một tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn tài chính, và lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí cơ hội cho việc nắm giữ kim loại không đem lại lợi suất này, làm vàng trở nên hấp dẫn hơn.

Một thông báo chính sách quan trong của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ đưa ra vào ngày 22/3. Những người tham gia thị trường có ý kiến trái chiều về quyết định của Fed, trong khi dự báo việc tạm dừng nâng lãi suất ngày càng tăng.

3. Bitcoin cao kỷ lục 9 tháng

Đồng Bitcoin cũng tăng vọt sau động thái của 5 ngân hàng trung ương bởi loại tiền này vốn đã nhận được sự ưu ái mới trong mắt các nhà đầu tư giữa bối cảnh họ đang cần đa dạng danh mục đầu tư khi ngày càng kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.

Theo đó, Bitcoin trong phiên 20/3 có lúc đạt 28.662 USD, mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái, đưa mức tăng từ đầu tháng đến nay lên 25% và từ đầu năm đến nay lên 71,5%.Bitcoin đã tăng 26% vào tuần trước, mức tăng hàng tuần tốt nhất kể từ tháng 4 năm 2019 và đã tăng khoảng 40% trong 10 ngày gần đây.( Theo nhịp sống thị trường )

Vụ cược Bitcoin đạt 1 triệu USD sau 90 ngày

Dự đoán siêu lạm phát xảy ra ở Mỹ, Balaji Srinivasan quyết định tham gia vào một vụ cá cược với hy vọng 1 Bitcoin sẽ đạt trị giá 1 triệu USD trong vòng 90 ngày.

Nhà đầu tư mạo hiểm Balaji Srinivasan là cựu Giám đốc công nghệ (CTO) của sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase và là đối tác chung của công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz (A16z).Srinivasan đồng tình với quan điểm của Jack Dorsey – cựu Giám đốc điều hành Twitter – rằng siêu lạm phát sẽ “sớm xảy ra” và “thay đổi mọi thứ”.

Cựu CTO của Coinbase đã tham khảo các gói cứu trợ gần đây của chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang dành cho Silicon Valley Bank và Signature Bank. Theo đó, hôm 12/3, Bộ Tài chính cho biết họ sẽ cung cấp 25 tỷ USD để hỗ trợ Chương trình cấp vốn có kỳ hạn của ngân hàng (BTFP). Ông cũng chỉ ra rằng Neel Kashkari – Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis – từng nói “có một lượng tiền mặt vô hạn tại Cục Dự trữ Liên bang”.

Vào tháng 12/2022, Srinivasan nhận định Bitcoin là “hàng rào chống lại siêu lạm phát, tình trạng tiền mất giá, đóng băng ngân hàng và tịch thu tài sản”. Ông cho biết, điều này đã được chứng minh ở các nước như Venezuela, Lebanon và Nigeria. Srinivasan cũng kêu gọi các nhà đầu tư “mua Bitcoin và kiếm lời từ các sàn giao dịch”.

Trong khi đó, hôm 17/3, chuyên gia tài chính James Medlock cho biết sẵn sàng cược với bất kỳ ai một triệu USD rằng Mỹ sẽ không rơi vào siêu lạm phát. Bên dưới bài đăng của James Medlock, cựu CTO của Coinbase chấp nhận vụ cá cược.

“Tôi sẽ nhận cược. Anh mua 1 BTC, tôi sẽ gửi anh 1 triệu USD. Đây là tỷ lệ cược xấp xỉ 1 ăn 40 vì 1 BTC hiện chỉ có giá khoảng 26.000 USD. Thời hạn là 90 ngày. Ngoài ra chúng ta cần thêm một người giám sát, đề phòng trường hợp đồng USDC mất giá”.

Srinivasan nói thêm, nếu 1 Bitcoin có giá nhỏ hơn 1 triệu USD vào ngày 17/6, Medlock sẽ thắng và nhận được số tiền trị giá một triệu USD, được thanh toán bằng đồng USDC. Ngược lại, nếu 1 Bitcoin có giá lớn hơn 1 triệu USD thì số tiền trên sẽ thuộc về Srinivasan.

Sau đó, Changpeng Zhao – Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền điện tử Binance – đã tham gia cuộc trò chuyện và đề nghị trở thành người làm chứng cho vụ cá cược. Tính đến chiều ngày 20/3, đồng Bitcoin giao dịch ở mức 28.193 USD.

4. Dầu phục hồi sau khi rớt xuống đáy 15 tháng

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 73 xu (tương đương 1%) lên 73.70 USD/thùng, sau khi trượt xuống mức 71.64 USD/thùng trước đó.

Hợp đồng dầu WTI cộng 73 xu (tương đương 1.09%) lên 67.47 USD/thùng.

Giá dầu chịu áp lực từ cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng phương Tây, nơi chứng kiến vụ phá sản của ngân hàng tập trung vào khởi nghiệp công nghệ Silicon Valley Bank và việc UBS tiếp quản Credit Suisse trong vòng 2 tuần qua. Hai nguồn tin trong OPEC+ đã chia sẻ với CNBC vào cuối tuần trước rằng sự bất ổn của ngành ngân hàng đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính khác như cuộc khủng hoảng năm 2008.

Tin tức thị trường dầu
Tin tức thị trường dầu

Các đại biểu OPEC+ chỉ có thể nhận định giấu tên, vì họ không được phép thảo luận công khai về chủ đề này.

Một trong những nguồn tin lưu ý rằng đà giảm giá dầu có thể chỉ là tạm thời và không được củng cố bởi các yếu tô cơ bản cung cầu xung quanh hàng hoá vật chất, nhưng nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi tác động tiềm ẩn đối với các quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương và lạm phát. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tiếp tục nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào ngày 16/3, còn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa ra quyết định lãi suất trong tuần này.

Trong năm qua, OPEC+ đã ủng hộ ổn định giá dầu để khuyến khích đầu tư dài hạn vào công suất dự phòng và tránh tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Trong một lưu ý đưa ra vào ngày 15/3, các chuyên gia phân tích UBS chỉ ra rằng sự hỗn loạn rộng lớn hơn của thị trường tài chính không có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất dầu thô, nhưng chỉ ra rằng “trong thời kỳ biến động gia tăng, nhà đầu tư có xu hướng rút khỏi các tài sản rủi ro như dầu và đầu tư vào các kênh an toàn hơn trên thị trường”.

Vẫn có nghi ngờ về khả năng thúc đẩy nhu cầu từ việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sau thời gian phong toả hồi năm ngoái để kiểm soát COVID-19.

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng công bố vào tháng 3/2023 dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới “tăng tốc mạnh mẽ trong năm 2023”, chứng kiến “giao thông hàng không phục hồi và giải phóng như cầu năng lượng bị dồn nén của Trung Quốc”.

5. Các tin tức khác

Năm trong số các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB), Ngân hàng Canada (BoC) và Ngân hàng Anh (BoE), công bố nỗ lực phối hợp để giữ cho đồng đô la Mỹ lưu thông qua hệ thống tài chính toàn cầu.

Động thái của các ngân hàng trung ương kể trên được công bố thông qua một thông cáo báo chí vào Chủ nhật (19/3), trong đó viết rằng họ sẽ tăng cường “việc cung cấp thanh khoản thông qua các thỏa thuận hoán đổi thanh khoản ( swap line ) bằng đô la Mỹ thường xuyên”, cho phép một ngân hàng trung ương nhận ngoại tệ từ ngân hàng trung ương khác phát hành loại tiền đó, và phân phối lại cho các ngân hàng thương mại trong nước. Các dòng hoán đổi là một thỏa thuận giữa từng cặp ngân hàng trung ương để trao đổi tiền tệ.

“Để nâng cao hiệu quả của các swap line trong việc cung cấp vốn bằng USD, các ngân hàng trung ương hiện đang cung cấp các hoạt động bằng USD đã đồng ý tăng tần suất của các hoạt động từ định kỳ 7 ngày lên hàng ngày”, “Các hoạt động hàng ngày như vậy bắt đầu thực hiện từ Thứ Hai, ngày 20/3/2023 và sẽ tiếp tục ít nhất đến cuối tháng Tư”, thông cáo cho biết.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các thị trường vốn đã cạn kiệt khiến các ngân hàng châu Âu gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tiền USD. Fed trước đây đã từng sử dụng các swap line cho các hành động khẩn cấp trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 và trong đại dịch Covid.

Và lần này, các thỏa thuận swap line chính là công cụ tài chính đặc biệt quan trọng để giữ sự ổn định của thị trường, giúp giảm bớt căng thẳng trong thị trường vốn toàn cầu, làm giảm thiểu tác động của các căng thẳng đối với việc cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Thỏa thuận swap line mới giữa 5 ngân hàng trung ương trước mắt sẽ họat động đến 30/4 và có khả năng sẽ tiếp tục mở lâu dài hơn. Mục tiêu cuối cùng của việc chuyển các hoạt động đáo hạn từ 7 ngày sang hàng ngày là giúp làm dịu đi biến động tỷ giá hối đoái và tránh căng thẳng trong việc cung cấp tín dụng.

Động thái phối hợp mới nhất này của nhóm các ngân hàng trung ương lớn đã giúp hạn chế tình trạng bán gấp lấy tiền mặt trên toàn cầu – thường xảy ra trong những thời điểm ngành ngân hàng gặp sự cố, khi các nhà đầu tư bán tài sản rủi ro để lấy tiền mặt.

Trên đây là những cập nhật tin tức mới nhất ảnh hưởng tác động đến thị trường Forex, Vàng, Tiền điện tử và Chứng khoán,… được đội ngũ TRADERPTKT.COM chia sẻ đến bạn đọc. Mọi tin tức đều khiến thị trường có thể thay đổi đột ngột, các bạn tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại cần thận trọng. Nên có cái nhìn dài hạn hơn về thị trường, điều này sẽ giúp bạn hạn chế bớt rủi do trong quá trình đầu tư.

Mong bài viết này có thể giúp bạn tham khảo phần nào, chúc các bạn một ngày tốt lành, giao dịch tốt và có nhiều lợi nhuận!

Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone