Kiến thức Cung Cầu toàn tập (Từ A đến Z)

Tổng hợp cung cầu từ A-Z
Chia sẻ

Các nguyên tắc Cung và Cầu là vô cùng quan trọng trên thị trường, vì nó là động lực chính làm thay đổi giá của một sản phẩm nào đó, tăng hoặc giảm. Trên hết, việc có được sự hiểu biết tốt về Lý thuyết Cung Cầu sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khác biệt về thị trường. Trong bài viết này, đội ngũ TRADERPTKT.COM sẽ giúp bạn hiểu tổng quan thế nào là Cung và Cầu trong giao dịch.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

Kiến thức dựa trên website của Founder Nguyễn Hữu Đức Trader để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab Chương Trình để học đầy đủ nhé!

1. Cung Cầu Là Gì?

Thị trường ngoại hối Forex, Chứng khoán, Tiền điện tửHàng hóa phái sinh hoặc bất kỳ thị trường giao dịch tự do nào khác trên thế giới đều được điều khiển bởi Lý thuyết Cung Cầu (Supply Demand) của Thị Trường.

Các nguyên tắc Cung và Cầu là vô cùng quan trọng trên thị trường, vì nó là động lực chính làm thay đổi giá của một sản phẩm nào đó, tăng hoặc giảm. Trên hết, việc có được sự hiểu biết tốt về Lý thuyết Cung Cầu sẽ tạo ra cho bạn cái nhìn khác biệt về thị trường.

Cung và Cầu được biểu hiện ngay trong các tin tức, sự kiện xuất hiện mỗi ngày trên thế giới và nhiệm vụ của bạn là hãy chọn ra những tin tức, sự kiện liên quan nhất, quan trọng nhất để đưa chúng vào quyết định giao dịch của chính mình. Bài viết hôm nay chủ yếu giới thiệu về lý thuyết cung cầu, tính thanh khoản của thị trường và các trạng thái Cung Cầu.

1.1 Cung (Supply) Là Gì?

Cung đại diện cho mức độ mà một mặt hàng nhất định có sẵn trên thị trường vào bất cứ thời điểm nào. Trong trường hợp nguồn Cung của một loại tiền tệ cụ thể tăng lên, điều này sẽ khiến đồng tiền đó có giá trị thấp hơn. Ngược lại, trong trường hợp nguồn Cung của một loại tiền tệ cụ thể giảm, điều này sẽ khiến đồng tiền đó tăng giá trị, bởi vì nó đã trở nên hiếm hơn hoặc bị thiếu nguồn Cung.

Ví dụ: Mọi người có xu hướng định giá tài sản cụ thể như kim cương với giá trị cao và nguồn cung thấp chẳng hạn. Nhưng, nếu họ đem kim cương đi so sánh với những viên đá, kết luận rút ra là khá rõ ràng. Đá có giá trị rất nhỏ, đơn giản vì mọi người đều có thể tìm thấy chúng ở khắp mọi nơi. Do đó, chúng ta có thể nói rằng nguồn cung đá là rất lớn trên phạm vi toàn cầu. Ngược lại, với kim cương, chúng thường có giá trị rất lớn, vì chúng rất hiếm và không thường được tìm thấy dễ dàng như những viên đá. Đó là một ví dụ đơn giản về logic Cung Cầu của thị trường.

1.2 Cầu (Demand) Là Gì?

Cầu thể hiện mức độ mà một người tham gia vào thị trường muốn có một tài sản nhất định.

Ví dụ: Khi nói đến giao dịch tiền tệ, Cầu thường gây ra tác động ngược lại đến giá trị của một loại tiền tệ nhất định so với Cung đã đề cập ở trên. Trong trường hợp nhu cầu về một loại tiền tệ nhất định tăng cao, điều này sẽ khiến đồng tiền đó tăng một phần giá trị. Ngược lại, trong trường hợp nhu cầu đối với một loại tiền tệ nhất định giảm, điều này thường sẽ khiến đồng tiền đó mất đi một phần giá trị.

Biểu đồ miêu tả sự liên quan giữa Cung Cầu và Giá
Biểu đồ miêu tả sự liên quan giữa Cung Cầu và Giá

2. Vùng Cung Là Gì? Cách Vẽ Vùng Cung Chính Xác Nhất?

Phần lớn các nhà giao dịch (trader) đều tận dụng các vùng Cung và vùng Cầu để tham gia vào thị trường. Vì vậy việc xác định được vùng Cung Cầu một cách chính xác trên các biểu đồ giao dịch là rất quan trọng. Bài viết hôm nay cung cấp cho bạn cách xác định các vùng Cung trên biểu đồ, đồng thời làm thế nào vẽ vùng Cung cho chính xác?

Vùng Cung (Supply) Là Gì?

Vùng Supply hay còn gọi là vùng Cung, ở tại đây người bán chiếm nhiều hơn người mua khiến giá có thể đi xuống. Để có thể vẽ vùng Cung trước tiên chúng ta cần phải vẽ và xác định được vùng Cơ Sở (Base).

Cách xác định vùng Cơ Sở (Base)

Cách xác định vùng Cơ Sở

Trước tiên, chúng ta cần biết cách xác định một vùng Cơ Sở (Base):

  • Vùng xuất hiện những cây nến đảo chiều từ tăng sang giảm (nến xanh cuối cùng) hoặc vùng nến đảo chiều từ giảm sang tăng (nến đỏ cuối cùng).
  • Vùng Cơ Sở bao gồm một chuỗi nến đi ngang để hình thành nên vùng Hợp Nhất (consolidation).

Chú ý: Khi chỉ có một cây nến trong vùng Cơ Sở thì cây nến đó chính là vùng Cơ Sở.

Vùng Cung Là Vùng Cơ Sở

Chúng ta vẽ vùng Cơ Sở từ giá cao nhất ngay trước khi thị trường di chuyển xuống tạo thành vùng Cung. Từ đây, bạn cần kéo hình chữ nhật (Retangle) đến vùng giá mở cửa của cây nến tăng gần nhất trước khi thị trường giảm manh tạo thành một vùng Cung.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Volume hiệu quả

Dưới đây là một hình ví dụ minh họa về vùng Cung có tồn tại một vùng Cơ Sở trên biểu đồ USD / CHF khung D1:

Vùng Cung hình thành từ một vùng Cơ Sở trước khi có 1 cây nến bán mạnh
Vùng Cung hình thành từ một vùng Cơ Sở trước khi có 1 cây nến bán mạnh

3. Vùng Cầu Là Gì? Cách Vẽ Vùng Cầu Chính Xác Nhất?

Bài học trước chúng ta đã biết cách xác định và vẽ vùng Cung chính xác. Bài này đội ngũ TRADERPTKT.COM tiếp tục hướng dẫn các bạn cách xác định một vùng Cầu trên biểu đồ giao dịch làm sao cho chính xác.

Vùng Cầu (Demand) Là Gì?

Vùng Demand hay còn gọi là vùng Cầu, ở đây áp lực Mua rất mạnh khiến cho giá được đẩy lên. Để có thể vẽ vùng Cầu trước tiên chúng ta cần phải vẽ và xác định được vùng Cơ Sở (Base).

Cách vẽ vùng Cầu thì sẽ ngược lại so với vùng Cung nhưng nó cũng được hình thành từ một vùng Cơ Sở.

Cách xác định vùng Cơ Sở (Base)

Chúng ta vẽ vùng Cơ Sở từ giá thấp nhất của một cây nến gần nhất ngay trước khi thị trường di chuyển lên tạo thành vùng Cầu. Từ đây, bạn cần kéo hình chữ nhật (Retangle) đến vùng giá mở cửa của cây nến giảm gần nhất trước khi thị trường tăng manh tạo thành một vùng Cầu.

Vùng Cầu Là Vùng Cơ Sở

Vùng Cầu được xác định khi xuất hiện nến tăng mạnh từ một cây nến hay vùng Cơ Sở.

Dưới đây là một ví dụ về vùng Cầu được tạo từ vùng cơ sở trên biểu đồ USD / CAD trên khung D1:

Xác định vùng Cầu - Từ một vùng Cơ Sở sau khi xuất hiện nến đảo chiều tăng
Xác định vùng Cầu – Từ một vùng Cơ Sở sau khi xuất hiện nến đảo chiều tăng

4. Cung Cầu Được Hình Thành Theo Xu Hướng

Nắm bắt được cách phân loại Cung Cầu và hiểu rõ lý do tại sao các loại Cung hoặc Cầu hình thành chính là chìa khóa để thực hiện giao dịch hiệu quả hơn.

Chúng ta sẽ tiến hành phân loại các vùng Cung Cầu (Supply Demand) và giải thích nguyên nhân tạo nên từng loại Cung Cầu trên thị trường. Phân loại Cung Cầu dựa trên nơi chúng hình thành trên thị trường:

  • Nếu một vùng Cung hoặc vùng Cầu hình thành trong quá trình di chuyển theo xu hướng của thị trường thì nó được gọi là Drop-Base-Drop (giảm vùng cơ sở giảm) và Rally-Base-Rally (tăng vùng cơ sở tăng).
  • Một vùng Supply Demand được tạo ra khi đảo ngược xu hướng được gọi là Rally-Base-Drop (tăng vùng cơ sở giảm) và Drop-Base-Rally (giảm vùng cơ sở tăng).

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các vùng Supply Demand được liệt kê ở trên trông như thế nào trên biểu đồ để có một cái nhìn rõ nét hơn về các vùng Cung Cầu này.

Cung Cầu (Supply Demand) Được Hình Thành Theo Một Xu Hướng

Khi giá tăng hoặc giảm để hình thành một xu hướng dài thì trong một xu hướng đó sẽ có những khoảng đi ngang (sideway) gọi là vùng Cơ Sở. Từ những vùng giá tăng hoặc giảm đó kết hợp cùng vùng Cơ Sở sẽ tạo thành 2 mô hình Cung Cầu đó là Rally-Base-Rally đối với xu hướng tăng hoặc Drop-Base-Drop đối với xu hướng giảm.

Rally-Base-Rally:

Rally – Base – Rally (RBR) là một loại vùng Cầu được hình thành trong suốt quá trình thị trường di chuyển theo xu hướng tăng. Cái tên RBR được đặt theo cấu trúc thị trường tạo ra vùng Cầu.

Trong ví dụ bên trên, bạn có thể thấy ban đầu giá tăng lên, sau đó ngừng tăng chuyển sang giai đoạn đi ngang (sideway) gọi là vùng cơ sở và tiếp tục tăng lên tạo ra vùng Cầu. RBR sẽ luôn tạo thành một vùng Cầu và không bao giờ tạo thành vùng Cung.

Mô hình Rally-Base-Rally hình thành vùng Cầu tại vùng Base sau khi giá tăng mạnh
Mô hình Rally-Base-Rally hình thành vùng Cầu tại vùng Base sau khi giá tăng mạnh

Drop-Base-Drop:

Drop-Base-Drop (DBD) trái ngược hoàn toàn với Rally-Base-Rally, điểm tương đồng duy nhất là cả hai đều được hình thành trong một xu hướng thị trường. Trong khi một cấu trúc RBR sẽ luôn tạo thành một vùng Cầu trên thị trường, thì DBD sẽ luôn tạo thành một vùng Cung.

Cả DBD và RBR chỉ hình thành khi thị trường có xu hướng và chúng là những vùng giá mà nếu thị trường quay trở lại sẽ đẩy giá đi theo đúng xu hướng ban đầu.

Trong hình dưới, giá giảm thấp hơn đã tạo ra vùng Cung, vì vậy nếu thị trường quay trở lại vùng giá này, nó sẽ đẩy thị trường xuống thấp hơn.

Mô hình Drop-Base-Drop hình thành vùng Cung tại vùng Base sau khi giá giảm mạnh
Mô hình Drop-Base-Drop hình thành vùng Cung tại vùng Base sau khi giá giảm mạnh

Chúng ta đã biết DBD và RBR trông như thế nào trên biểu đồ, hãy tiếp tục xem xét các loại Cung Cầu khác trong phần kế tiếp.

5. Cách Đánh Giá Vùng Cung Cầu Hoạt Động Hiệu Quả?

Giao dịch theo vùng Cung Cầu vẫn là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến nhất kể từ khi nó xuất hiện cho đến nay. Trong thời gian đó, có rất ít sự thay đổi trong cách giao dịch theo vùng Cung Cầu. Nếu bạn lên mạng và tìm kiếm các chiến lược giao dịch cung và cầu, bạn sẽ thấy rằng phần lớn có rất ít sự khác biệt giữa các chiến lược giao dịch này.

Sự khác biệt có thể đến từ khung thời gian được sử dụng để giao dịch hoặc phương thức tìm điểm vào lệnh được sử dụng để tham gia giao dịch tại chính khu vực cung và cầu. Tuy nhiên, việc đánh giá độ hiệu quả của vùng cung cầu lại phụ thuộc vào yếu tố khác.

Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân khiến các vùng cung và cầu hình thành cùng với những lý do khác nhau để trả lời cho câu hỏi: Tại sao thị trường sẽ quay trở lại các khu vực này sau khi chúng được tạo ra?

Ngoài ra, bạn sẽ thấy rằng thời gian để thị trường quay trở lại vùng Cung hoặc Cầu là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá vùng Cung Cầu xem nó có hoạt động tốt hay không?

Làm Thế Nào Để Đánh Giá Được Một Vùng Cung Hoặc Cầu Sẽ Dẫn Đến Một Giao Dịch Có Kết Quả Tốt?

Câu trả lời cho câu hỏi trên đó là khoảng thời gian hình thành vùng Cung Cầu đó đến thời điểm hiện tại của thị trường. Hầu hết các nhà đầu giao dịch đều nghĩ rằng khoảng thời gian đó càng lâu, khu vực đó càng trở nên mạnh mẽ.

Tuy nhiên suy nghĩ này không phải lúc nào cũng chính xác và không mang lại cho nhà giao dịch lợi nhuận ổn định từ thị trường. Lý do là vì hầu hết mọi người lại thích đặt giao dịch tại các khu vực Cung Cầu đã hình thành từ lâu so với các khu vực đã được tạo gần đây, khi đó là khu vực hình thành gần đây lại có cơ hội tốt để mang lại giao dịch theo vùng Cung Cầu tốt hơn.

Ví dụ 1: Hình ảnh dưới đây cho thấy vùng Cung được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1).

Biểu đồ vùng Cung được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ D1 XAU/USD
Biểu đồ vùng Cung được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ D1 XAU/USD

Vùng Cung này hình thành do Bank Traders đặt giao dịch Bán, chúng ta có thể xác nhận điều này vì giá đã giảm mạnh sau khi khu vực này hình thành. Thị trường sau đó đã không quay lại kiểm tra lại vùng Cung này, dường như các nhà giao dịch ngân hàng đã Bán hết.

Nếu họ muốn vào các giao dịch Bán còn lại, họ sẽ khiến giá tăng lên ngay sau khi vùng Cung này được tạo thành, họ sẽ không đợi giá giảm một khoảng cách lớn trước khi đưa nó trở lại khu vực này vì nó sẽ phủ nhận quan điểm của việc đặt giao dịch Bán ở vị trí đầu tiên (lệnh Bán đầu tiên không có ý nghĩa)

Vùng Cung này thực sự đáp ứng các tiêu chí mà hầu hết các nhà giao dịch sử dụng để đánh giá xem một vùng cản có xác suất làm thị trường đảo chiều cao hay không?

Trong ví dụ trên, giao dịch Bán mà các ngân hàng đã vào tạo ra vùng Cung đã hoàn toàn bị phá qua vào thời điểm thị trường trở lại vùng này sau 18 ngày. Điều này có nghĩa là không có lệnh thị trường nào của ngân hàng đang ở trạng thái mở và họ cũng không phải đặt thêm các giao dịch Bán với khối lượng lớn hơn để ngăn thị trường vượt qua điểm giao dịch Bán đã vào thị trường bởi vì các giao dịch Bán của họ đã bị đóng hết trước đó.

Ví dụ 2: Hình ảnh dưới đây cho thấy vùng Cung được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1).

Biểu đồ vùng Cung được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ D1 XAU/USD
Biểu đồ vùng Cung được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ D1 XAU/USD

Vùng Cung (Supply Zone) này cũng được hình thành do các ngân hàng đặt giao dịch Bán. Ngay sau đó, thị trường đã giảm mạnh mà không kiểm tra lại vùng Cung này. Điều này có thể các Bank Traders đã thực hiện lệnh thị trường, thực hiện hết lệnh Bán.

Phải mất gần 30 ngày sau đó, giá thị trường mới quay lại kiểm tra vùng Cung này. Vậy lý do tại sao thị trường giảm khi giá chạm vào vùng Cung này?

Có thể là vì các Bank Trader phải tham gia vào thị trường và bảo vệ các giao dịch Bán mà họ đã vào lệnh thị trường ở vùng Cung này trước đó.

Sự tăng vọt đột ngột và chạm vào khu vực này là do tin tức lớn được công bố. Khi có tin tức, rất nhiều nhà giao dịch đã vào lệnh Mua khiến giá di chuyển vào vùng Cung. Khi vào khu vực này, các ngân hàng sẽ tham gia thị trường và đặt nhiều giao dịch Bán hơn để cố tình đẩy giá xuống. Nếu họ không làm điều này, thị trường sẽ tiếp tục di chuyển qua khu vực này và gây ra thua lỗ cho các giao dịch Bán mà các Bank Trader đã vào trước đó.

Ví dụ 3: Hình ảnh dưới đây cho thấy vùng Cầu được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ GBPUSD trên khung thời gian ngày (D1).

Biểu đồ vùng Cầu được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ D1 GBP/USD
Biểu đồ vùng Cầu được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ D1 GBP/USD

Đây là một ví dụ khác về vùng Cầu được cho là có khả năng cao khiến thị trường đảo chiều bằng cách sử dụng các quy tắc giao dịch vùng Cung và Cầu. Khu vực phía trên vùng Cầu có sự tăng giá mạnh mẽ.

Biểu đồ vùng Cầu được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ D1 GBP/USD
Biểu đồ vùng Cầu được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ D1 GBP/USD

Phải mất một thời gian dài để giá trở lại vùng Cầu, giá di chuyển vào khu vực này cũng rất mạnh mẽ. Có thể nhìn thấy khi thị trường quay trở lại khu vực này, nó cũng hoàn toàn phá qua một cách dễ dàng như trong ví dụ trước đó.

Khu vực này có thể đã dẫn đến một giao dịch thành công (giá đảo chiều) nếu thị trường quay trở lại ngay sau khi vùng Cầu hình thành. Phải mất 42 ngày giá mới quay trở lại vùng Cầu này.

Bởi vì, chúng ta biết nếu các ngân hàng có giao dịch còn lại mà họ cần khớp lệnh các Bank Traders sẽ làm cho thị trường trở lại một vùng Cung hoặc Cầu một cách nhanh chóng thay vì mất quá nhiều thời gian.

6. Dấu Hiệu Nhận Biết Vùng Cung Cầu Bị Phá Vỡ

Một trong những điều mà các nhà giao dịch cung cầu quan tâm là khi nào các vùng giá này bị phá vỡ. Mặc dù không có cách nào chắc chắn để biết liệu một vùng cung hoặc Cầu bị phá vỡ hay không?  nhưng có một số dấu hiệu cảnh báo để bạn có thể nhận ra tín hiệu là thị trường có thể sắp phá vỡ vùng cung hoặc cầu. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn ba dấu hiệu để phát hiện và tránh xa vấn đề nêu trên.

Nến Nhấn Chìm Giảm hoặc Nến Bao Trùm tăng đánh dấu sự khởi đầu và kết thúc của mọi chuyển động trên thị trường, nó là dấu hiệu hoàn hảo để xác định khi nào một vùng Cung hoặc Cầu có thể sắp bị phá vỡ. Khi vào giao dịch dựa trên vùng Cung và Cầu, chúng ta thường sử dụng nến Nhấn Chìm Giảm và Bao Trùm Tăng bên trong vùng giá này để làm tín hiệu vào giao dịch. Tuy nhiên, nến Nhấn Chìm Giảm hoặc Bao Trùm Tăng lại ngược với hướng mà bạn muốn thị trường di chuyển khi giá chạm vùng Cung Cầu.

6.1 Nến Nhấn Chìm Giảm Xuất Hiện Ngược Xu Hướng Thị Trường

Nếu bạn đang giao dịch theo một vùng Cung và bạn thấy một cây nến Bao Trùm Tăng xuất hiện trong vùng giá đó mà không phải là nến Nhấn Chìm Giảm như bạn mong muốn.

Ngược lại, nếu bạn đang giao dịch theo một vùng cầu và bạn thấy một cây nến Nhấn Chìm Giảm xuất hiện trong vùng giá đó mà không phải là nến Bao Trùm Tăng như bạn mong muốn. Nến Chìm sẽ hình thành khi thị trường vẫn ở trong vùng cung cầu hoặc sau khi thị trường đã thực hiện một bước di chuyển nhỏ ra khỏi vùng cung cầu.

Biểu đồ 1: Biểu đồ USDJPY trên khung thời gian ngày (D1) là một vùng Cung.

Biểu đồ USDJPY trên khung thời gian ngày (D1) là một vùng Cung
Biểu đồ USDJPY trên khung thời gian ngày (D1) là một vùng Cung

Trong phản ứng đầu tiên đối với vùng Cung, chúng ta thấy một nến nhấn chìm giảm giá. Tuy nhiên, thị trường đã không thể di chuyển xuống thấp hơn sau khi nến giàm xuất hiện và di chuyển trở lại vào vùng Cung bằng một Nến Bao Trùm Tăng (Bullish Engulfing).

Tại thời điểm này, bạn nên nghĩ ngay đến việc đóng giao dịch ngắn hạn của mình. Khi nến bao trùm tăng xuất hiện, nó cho bạn thấy tín hiệu về việc giảm giá khi nến giảm trước đó xuất hiện ở vùng Cung đã thất bại và thị trường hoàn toàn có thể di chuyển lên cao hơn và vượt ra khỏi vùng Cung.

Biểu đồ 2: Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1), sự xuất hiện của một nến Bao Trùm Tăng sau khi thị trường đã giảm một chút.

Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1), sự xuất hiện của một nến bao trùm tăng
Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1), sự xuất hiện của một nến bao trùm tăng

Đây có thể là một giao dịch tiềm năng và mang về lợi nhuận nếu bạn xoay sở đủ nhanh nhưng với những nhà giao dịch theo Cung Cầu, họ lại kỳ vọng một động thái lớn hơn. Tuy nhiên, nến bao trùm tăng lại xuất hiện và kết thúc động thái đi xuống của thị trường.

Điều này đưa đến cho chúng ta đến một quy tắc quan trọng khi trông thấy một nến bao trùm tăng xuất hiện ngược hướng với vùng Cầu. Càng nhiều nhà giao dịch ngắn hạn (hoặc dài hạn) trên cây nến đang bị bao trùm tăng thì khả năng thị trường phá vỡ vùng Cung càng cao.

Trong ví dụ trên, chúng ta biết có một số lượng lớn các nhà giao dịch ngắn hạn vì thị trường đã giảm nhẹ trước khi bị bao trùm lên cao hơn. Ngoài ra, nến giảm cuối cùng trước khi bị nhấn chìm là một nến giảm giá lớn làm cho một số lượng lớn các nhà giao dịch vào lệnh theo tín hiệu nến này bị hụt hẫng. Do đó, chúng ta biết sẽ có một số lượng đáng kể các nhà giao dịch đóng lệnh ở mức thua lỗ khi thị trường xuất hiện nến bao trùm tăng. Điều đó có nghĩa là thị trường sẽ di chuyển một khoảng cách lớn hơn khi các nhà giao dịch đóng vị thế của họ.

Nếu bạn thấy một cây nến nhấn chìm giảm xuất hiện trong Cung hoặc bao trùm tăng ở vùng Cầu, thì ngay sau khi thị trường di chuyển ra khỏi vùng giá này và sau đó xuất hiện cây nến nhấn chỉm giảm hoặc bao trùm tăng đi ngược hướng thì khả năng thị trường phá vỡ vùng Cung hoặc Cầu là rất cao.

6.2 Vùng Cung Cầu (Supply Demand) Vẫn Bị Phá Vỡ Sau Khi Đi Đúng Hướng

Một dấu hiệu khác cảnh báo vùng Cung Cầu bị phá vỡ là khi thị trường quay trở lại vùng Cung hoặc Cầu và sau đó di chuyển theo đúng hướng bạn dự đoán ban đầu. Tuy nhiên, ngay sau đó nó lại quay đầu lại và di chuyển phá vỡ vùng Cung Cầu đó.

Lý do giải thích điều này là các nhà giao dịch ngân hàng tham gia vào thị trường và đặt giao dịch khi giá di chuyển ra khỏi vùng cung cầu.

Biểu đồ 3: Biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung.

Biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung
Biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung

Hình ảnh trên là một ví dụ về thị trường quay trở lại vùng Cung và hình thành một Pin Bar giảm và giá giảm xuống. Tuy nhiên, sự giảm giá này đã bị từ chối bởi một cây Pin Bar tăng hình thành và giá quay đầu tăng trở lại phá vỡ vùng Cung.

Tại sao vùng Cung này thất bại?

Đầu tiên thị trường di chuyển xuống trước. Khi thị trường giảm tạo ra vùng Cung, nó đã di chuyển xuống trong một thời gian khá dài. Một số lượng lớn các nhà giao dịch ngắn hạn sẽ vào lệnh bán vì họ hy vọng thị trường sẽ tiếp tục giảm xuống. Nếu thị trường đi lên từ đây, họ sẽ chịu thua lỗ và các tổ chức lớn có thể kiếm được rất nhiều tiền vì họ đã Mua lên và buộc các nhà giao dịch ngắn hạn phải đóng giao dịch.

Khi thị trường chạy vào vùng cung và hình thành Pin Bar giảm tại đây, các nhà giao dịch theo hành động giá (Price Action) bắt đầu Bán xuống vì đây là mô hình nến họ thường giao dịch và coi đây là một thiết lập giao dịch có xác suất chiến thắng cao (Nến Pin Bar có đuôi dài) thân của Pin Bar nằm trong nến trước đó. Tất cả những điều này xác nhận với các nhà giao dịch một cơ hội vào lệnh Bán tốt, do đó họ Bán xuống và hy vọng thị trường sẽ giảm. Các nhà giao dịch ngắn nhảy vào thị trường. Họ nhìn vào thực tế là thị trường đang trong một xu hướng giảm và thấy sự sụt giảm đột ngột đã xác nhận thị trường muốn di chuyển xuống.

Các ngân hàng biết được suy nghĩ và hành động của các nhà giao dịch ngắn hạn là như thế nào? Do đó, họ đặt Mua ở phía dưới và khiến thị trường tăng cao hơn vì điều này sẽ làm cho một lượng lớn nhà giao dịch ngắn hạn bị mất tiền mà cuối cùng tiền đó sẽ đi vào túi của họ.

Sự sụt giảm đột ngột khiến các nhà giao dịch ngắn hạn phản ứng nhanh chóng nhưng lại là cơ hội để các ngân hàng có được nhiều giao dịch Mua hơn được đưa vào thị trường. Khi họ đặt các giao dịch Mua này, tất cả các lệnh Bán từ các nhà giao dịch ngắn hạn được tiêu thụ và thị trường sẽ bắt đầu tăng cao hơn. Các lệnh Mua của họ đã tạo ra cây nến Pin Bar tăng với đuôi dài.

7. Phương Pháp Giao Dịch Cung Cầu Kết Hợp Price Action

Phương pháp giao dịch Cung Cầu kết hợp Price Action với các loại nến phổ biến và cho độ tin cậy cao, thường sẽ sử dụng một số Mô hình nến quan trọng sau:

  • Nến nhấn chìm giảm (Engulfing Candle)
  • Nến Bao trùm tăng (Bullish Engulfing)
  • Nến Pin Bar đuôi dài
  • Mô hình Inside Bar và Fakey

Các thiết lập hành động giá (Price Action) này nếu xuất hiện ở vùng Cung Cầu sau khi thị trường quay trở lại vùng giá này sẽ cho các giao dịch tiềm năng với độ rủi ro thấp và phần lợi nhuận mang lại cao.

7.1 Nến nhấn chìm giảm (Engulfing Candle) và Nến bao trùm tăng (Bullish Engulfing) xuất hiện tại vùng Cung Cầu (Supply Demand)

Do tính chất của Nến nhấn chìm giảm và Nến bao trùm tăng khá tương đồng và ngược nhau nên Tôi sẽ xếp chúng chung vô phần này. Đầu tiên thiết lập hành động giá (Price Action) mạnh mà bạn có thể sử dụng kết hợp với vùng Cung (Supply Zone) là mẫu hình Nến nhấn chìm giảm (Engulfing Candle).

Mẫu hình nến nhấn chìm giảm tại vùng Cung (Supply Zone)

Mẫu hình Nến nhấn chìm giảm (Engulfing Candle) khi được tìm thấy trong vùng Cung Cầu cho chúng ta thấy rằng các nhà giao dịch ngân hàng quan tâm đến việc làm cho thị trường di chuyển ra khỏi khu vực đó, Nến nhấn chìm (Engulfing Candle) chính là kết quả của các ngân hàng tham gia vào thị trường với lực mạnh.

Biểu đồ 1: Vùng Cung (vùng Supply) được nhìn thấy trên biểu đồ XAUUSD khung thời gian ngày (D1) với một cây nến nhấn chìm giảm xuất hiện.

Biểu đồ xuất hiện nến Nhấn chìm giảm tại vùng Cung trên biểu đồ D1 XAUUSD
Biểu đồ xuất hiện nến Nhấn chìm giảm tại vùng Cung trên biểu đồ D1 XAUUSD

Để giao dịch theo phương pháp này trước tiên bạn phải định vị trí vùng Cung trên biểu đồ, sau đó khi thấy xuất hiện nến nhấn chìm giảm xuất hiện ở vùng Cung này chúng ta thực hiện lệnh Bán với điểm dừng lỗ ở phía trên đuôi của nến nhấn chìm giảm.

Biểu đồ 2: Cũng tương tự như trên là một vùng Cung (vùng Supply) khác được hình thành trên biểu đồ GBPUSD khung thời gian (D1) và có nến nhấn chìm giảm.

Vùng Cung được hình thành trên biểu đồ GBPUSD khung thời gian D1
Vùng Cung được hình thành trên biểu đồ GBPUSD khung thời gian D1

Đây là tín hiệu để tham gia giao dịch. Khi nhìn thấy tín hiệu này, bạn nên đặt lệnh Bán sử dụng lệnh thị trường để đặt lệnh trực tiếp và có thể đặt dừng lỗ trên đỉnh cao nhất trước đó, tỉ lệ chốt lời R:R=1:1 hoặc 1:2.

7.2 Nến Pin Bar đuôi dài xuất hiện tại vùng Cung Cầu (Supply Demand)

Tín hiệu hành động giá (Price Action) khác mà bạn có thể sử dụng khi tìm kiếm cơ hội giao dịch tại vùng cung cầu là Nến Pin Bar đuôi dài.

Pin Bar cho thấy một sự từ chối của thị trường để vượt qua vùng Cung hoặc Cầu. Mặc dù mức độ tin cậy của Pin Bar không cao như Nến nhần chìm giảm hay Nến bao trùm tăng khi được tìm thấy tại các vùng giá Cung Cầu, nhưng nó vẫn là tín hiệu đáng để giao dịch và còn tốt hơn so với việc đặt lệnh chờ tại vùng giá này mà không có cơ sở đáng tin cậy nào.

Biểu đồ 1: Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cầu (Demand Zone) và có nến Pin Bar xuất hiện sau đó.

Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cầu.
Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cầu.

Vùng Cầu (Vùng Demand) bạn đang muốn đặt một giao dịch, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh dấu vùng giá này trên biểu đồ và chờ đợi thị trường quay trở lại vùng giá này, đồng thời xuất hiện một tín hiệu nến Pin Bar đuôi dài tại đây. Chúng ta thực hiện lệnh Mua với điểm dừng lỗ ở phía dưới đuôi của nến Pin Bar này.

Biểu đồ 2: Biểu đồ NZDUSD khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cung (Vùng Supply).

Biểu đồ NZDUSD khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cung.
Biểu đồ NZDUSD khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cung.

Bạn sẽ nhận thấy một nến Pin bar hình thành trên khung thời gian ngày (D1) và bạn cũng có thể thiết lập giao dịch trực tiếp từ khung thời gian này. Chúng ta thực hiện lệnh Bán với điểm dừng lỗ ở phía trên đuôi của nến Pin Bar này và điểm chốt lời theo tỉ lệ R:R=1:2 hoặc 1:3

Một số ý kiến ở những trường hợp khác cho rằng mức dừng lỗ nên đặt ở ngoài rìa vùng Cung. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Ý tưởng giao dịch của bạn dựa trên việc thị trường sẽ di chuyển thấp hơn sau khi nến Pin Bar xuất hiện.

Nếu thị trường tăng cao hơn và vượt qua đuôi nến, điều đó có nghĩa là tín hiệu này không chính xác và bạn nên chờ đợi tín hiệu khác hình thành, không có điểm dừng lỗ nào ở rìa vùng Cung nếu chúng ta đã sai khi nến Pin bar bị phá vỡ. Điều đó chỉ khiến bạn mất nhiều tiền hơn mức cần thiết.

7.3 Nến Fakey xuất hiện tại vùng Cung Cầu (Supply Demand)

Tiếp theo tín hiệu hành động giá (Price Action) khác mà bạn có thể sử dụng khi tìm kiếm cơ hội giao dịch tại vùng Cung Cầu (Supply Demand) là nến Fakey. Nếu một mô hình hành động giá hình thành tại một vùng Cung Cầu quan trọng và sau đó giá phá vỡ khỏi mô hình và quay đầu khỏi mức giá đó thì ta có tín hiệu phá vỡ quay đầu (break out-reversal play).

Biểu đồ 1: Biểu đồ USDCHF trên khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cầu (Demand Zone) và có mô hình nến Fakey xuất hiện tại đó.

Mô hình nến Fakey xuất hiện tại vùng Cầu trên biểu đồ USDCHF
Mô hình nến Fakey xuất hiện tại vùng Cầu trên biểu đồ USDCHF

Ở biểu đồ trên, một sự kết hợp giữa Pin bar và Inside bar tạo thành mô hình nến Fakey hình thành tại vùng Cầu quan trọng. Dựa trên tín hiệu này chúng ta sẽ đặt một lệnh Mua với điểm dừng lỗ ở điểm thấp nhất và chốt lời tùy theo tỉ lệ R:R mong muốn.

Biểu đồ 2: Tiêp theo là một ví dụ khác về nến Fakey hình thành ở vùng Cung (Supply Zone) trên biểu XAUUSD.

Mô hình nến Fakey xuất hiện tại vùng Cung trên biểu đồ XAUUSD
Mô hình nến Fakey xuất hiện tại vùng Cung trên biểu đồ XAUUSD

Tương tự như ví dụ trên đây là tín hiệu để tham gia giao dịch. Khi nhìn thấy tín hiệu này, bạn nên đặt lệnh Bán sử dụng lệnh thị trường để đặt lệnh trực tiếp và có thể đặt dừng lỗ dưới giá thấp nhất, tỉ lệ chốt lời R:R=1:1 hoặc 1:2.

8. Phương Pháp Giao Dịch Cung Cầu Kết Hợp Price Action Nâng Cao

Trong bài viết trước đã chỉ cho bạn thấy rằng phải tìm kiếm một cây Nến nhấn chìm giảm, Nến bao trùm tăng và Pin Bar xuất hiện ở vùng Cung Cầu để vào lệnh giao dịch. Bài này chúng ta có thể kết hợp cùng khung thời gian thấp hơn khi thị trường quay trở lại vùng Cung Cầu.

Ngoài ra, nó còn giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề vị trí đặt điểm dừng lỗ (Stop Loss) khi gặp mô hình Nến nhấn chìm giảm và Nến bao trùm tăng và đưa ra một vài lời khuyên hữu ích về phương pháp giao dịch theo cung cầu kết hợp Price Action.

8.1 Mô hình nến nhấn chìm giảm mạnh kết hợp giao dịch đa khung

Liệu giao dịch kết hợp (D1) và (H1) xuất hiện nến nhấn chìm giảm tại vùng Cung (Supply Zone) có khả năng hoạt động tốt hay không?

Biểu đồ 1: Biểu đồ GBPJPY khung thời gian ngày (D1), xuất hiện Nến Nhấn Chìm Giảm với lực mạnh khi thị trường đi vào vùng Cung (Supply Zone).

Biểu đồ GBPJPY khung thời gian ngày (D1), xuất hiện Nến nhấn chìm giảm có kích thước lớn
Biểu đồ GBPJPY khung thời gian ngày (D1), xuất hiện Nến nhấn chìm giảm có kích thước lớn

Tại vùng Cung bạn đang muốn đặt một giao dịch, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh dấu vùng giá này trên biểu đồ và chờ đợi thị trường quay trở lại vùng giá này. Đồng thời xuất hiện một tín hiệu Nến nhấn chìm giảm tại đây. Bạn cũng có thể chuyển sang khung thời gian thấp hơn (H1) để tìm kiếm một tín hiệu Nến nhấn chìm giảm để nâng cao hiệu quả. Xem nó như một cơ hội để tham gia vào thị trường.

Chú ý: Khi chuyển sang các khung thời gian thấp hơn để tìm kiếm các tín hiệu giao dịch, bạn không nên sử dụng khung thời gian thấp hơn H1. Nếu bạn sử dụng những khung thời gian thấp hơn như biểu đồ M1, M5 bạn sẽ gặp rất nhiều tín hiệu sai khiến bạn mất tiền nếu bạn quyết định giao dịch với những tín hiệu như vậy.

Biểu đồ 2: Biểu đồ GBPJPY khung thời gian ngày (H1), xuất hiện Nến Nhấn Chìm Giảm xuất hiện tại vùng Cung (Supply Zone) cùng thời điểm ở biểu đồ trên.

Biểu đồ GBPJPY khung thời gian giờ (H1), xuất hiện Nến nhấn chìm giảm
Biểu đồ GBPJPY khung thời gian giờ (H1), xuất hiện Nến nhấn chìm giảm

Dựa vào 2 biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy, xuất hiện Nến nhấn chìm giảm tại vùng Cung. Ở biểu đồ 1 đây là mẫu Nến nhấn chìm giảm mạnh, hoạt động rất tốt, xác suất giao dịch thành công cao.

Việc chọn cây nến nhấn chìm giảm mạnh để giao dịch, chúng ta cũng cần chú ý đến mẫu hình nến tăng trước đó.  Chúng ta nên chọn Cây nến đầu tiên là một nến tăng nhỏ và nến thứ hai là một nến nhấn chìm giảm mạnh. Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy một cây nến nhỏ bị nhấn chìm bởi một cây nến lớn trong vùng Cung thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy thị trường sẽ di chuyển ra khỏi vùng giá này.

Bạn quan sát những cây nến tăng trước đó xuất hiện trong vùng Cung. Chính những cây nến này làm cho các nhà giao dịch nhỏ lẻ nghĩ rằng thị trường sẽ tiếp tục đi lên, vì vậy họ bắt đầu đặt lệnh Mua để tạo ra những cây nến tăng sau đó. Tuy nhiên, nến nhấn chìm giảm mạnh lại xuất hiện và đẩy thị trường xuống rất nhanh, nó khiến cho các nhà giao dịch đã vào lệnh mua trước đó phải đóng vị thế Mua của họ ở mức thua lỗ.

Nếu cây nến nhấn chìm rất nhỏ và chỉ có thể nhấn chìm cây nến tăng nhỏ trước nó thì các nhà giao dịch sẽ cảm thấy ít phải chịu áp lực hơn vì khoản gồng lỗ nhỏ. Do đó, họ quyết định không đóng giao dịch và tiếp tục giữ vị thế mua của họ.

Khi cây nến nhấn chìm lớn tại khung D1, như trong ví dụ biểu đồ 1 ở trên, các nhà giao dịch phải đối mặt với một khoản lỗ lớn hơn và đột ngột hơn nhiều so với tình huống cả hai nến tạo thành mô hình nhấn chìm đều nhỏ. Đây là lý do các loại cấu trúc nhấn chìm có khả năng hoạt động rất tốt. Khi các nhà giao dịch đối mặt với rủi ro thua lỗ càng lớn, họ sẽ càng nhanh chóng đóng vị thế của mình, điều này sẽ tạo ra sự dịch chuyển của thị trường ra khỏi vùng cung hoặc cầu.

8.2 Mô hình nến bao trùm tăng mạnh kết hợp đa khung thời gian

Tương tự như với nến Nhấn chìm giảm ở trên đối với nến Bao trùm tăng chúng ta giao dịch ngược lại. Và lưu ý những nến Bao trùm tăng xuất hiện ở vùng Cầu (Demand Zone) sẽ cho điểm vào lệnh tốt.

Biểu đồ 1: Biểu đồ Vnindex khung thời gian ngày (D1), xuất hiện Nến Bao Trùm Tăng khi thị trường đi vào vùng Cầu (Demand Zone).

Biểu đồ VNindex trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung (Supply Zone)
Biểu đồ VNindex trên khung thời gian ngày (D1) trong vùng Cung (Supply Zone)

Biểu đồ 2: Biểu đồ Vnindex khung thời gian ngày (H1), xuất hiện Nến Bao Trùm Tăng có kích thước lớn khi thị trường đi vào vùng Cầu (Demand Zone) cùng thời điểm từ ví dụ trên.

Biểu đồ VNindex trên khung thời gian ngày (H1) trong vùng Cung (Supply Zone)
Biểu đồ VNindex trên khung thời gian ngày (H1) trong vùng Cung (Supply Zone)

Từ 2 biểu đồ trên dễ dàng nhận thấy, xuất hiện nến Bao trùm tăng tại vùng Cầu. Đây là mẫu nến Bao trùm tăng mạnh đặc biệt khi chúng xuất hiện ở cả khung thời gian (D1) và (H1), chúng sẽ hoạt động rất tốt, xác suất giao dịch thành công cao.

Vị trí đặt dừng lỗ (stop loss) trong mô hình nến nhấn chìm giảm và bao trùm tăng

Sau khi đọc xong các phần trên, bạn đã có được một số ý tưởng về cấu trúc nhấn chìm giảm và bao trùm tăng mà bạn nên giao dịch. Điều bạn cần qua tâm hiện giờ là vị trí đặt mức dừng lỗ khi thiết lập các giao dịch này?

Bạn nên đặt nó ở mức cao hoặc thấp của cây nến đang bị nhấn chìm hay đang bao trùm. Nếu thị trường vượt qua mức cao hay thấp của nến bị nhấn chìm, điều đó có nghĩa là thiết lập đã bị vô hiệu, bạn không nên di chuyển điểm dừng lỗ hoặc đóng giao dịch trước khi điều này xảy ra.

9. Phương Pháp Giao Dịch Cung Cầu Kết Hợp Hỗ Trợ Kháng Cự

Các mức Hỗ Trợ Kháng Cự và vùng Cung Cầu là hai khái niệm giao dịch có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Cả hai đều được sử dụng để xác định các vùng vào lệnh trên thị trường nơi giá có thể đảo chiều.

Ngoài ra, chúng đều được tìm thấy trên tất cả các biểu đồ giá. Sự khác biệt chính giữa hai loại này đó là vùng Cung Cầu có một vùng giá xác định mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm điểm vào lệnh trong giao dịch, còn các mức Hỗ Trợ và Kháng Cự chỉ là các mức giá mà bạn có thể quan sát để tham gia vào các giao dịch. Một cái là cả một vùng giá, cái còn lại là mức giá.

Sự khác biệt này rất nhỏ nhưng nó thực sự khá quan trọng, bởi vì việc sử dụng một vùng giá xác định trước để tìm điểm vào lệnh sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc sử dụng một mức giá chính xác. Trên thực tế, các vùng Cung Cầu hình thành ít thường xuyên hơn so với các mức hỗ trợ và kháng cự, nhìn chung, vùng Cung Cầu dễ dàng giao dịch đảo chiều hơn so với các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ trở thành phương pháp giao dịch cung cầu kết hợp mức hỗ trợ kháng cự.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp sự chính xác và chi tiết của các mức Hỗ Trợ Kháng Cự với khía cạnh bao quát của các vùng Cung Cầu? Bạn sẽ sớm có câu trả lời với câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

9.1 Vấn Đề Với Mức Hỗ Trợ Và Kháng Cự Trong Giao Dịch?

Vấn đề chính với các mức Hỗ Trợ và Kháng Cự giao dịch là thực tế chúng ta không thể biết được thị trường sẽ đảo chiều ở chính xác mức giá nào. Thị trường hoàn toàn có thể mất nhiều thời gian hơn để di chuyển vượt quá mức Hỗ Trợ Kháng Cự và chạm vào mức dừng lỗ của bạn trước khi đảo chiều hoặc mất ít thời gian hơn đảo chiều ngay trước khi thực sự chạm vào mức Hỗ Trợ Kháng Cự.

Điều này có thể làm cho việc giao dịch với các mức Hỗ Trợ Kháng Cự trở thành một trải nghiệm khó chịu.

Bạn sẽ không bao giờ gặp vấn đề này khi giao dịch vùng Cung Cầu. Lý do là vì chính các vùng giá này đã cung cấp cho bạn một khu vực mà thị trường sẽ đảo chiều. Bạn không thực sự phải lo lắng về tín hiệu đảo chiều hình thành tại một điểm chính xác nào đó, giống như khi bạn giao dịch ở mức hỗ trợ và kháng cự, bởi vì bạn đã có cả một khu vực mà bạn có thể sử dụng để theo dõi các điểm vào lệnh giao dịch. Bạn biết rằng bất kể tín hiệu đảo chiều xuất hiện ở đâu, miễn là nó tìm thấy bên trong vùng Cung hoặc Cầu, thì đó là hoàn toàn có thể là cơ hội giao dịch tiềm năng cho bạn.

Bây giờ nếu bạn kết hợp các mức hỗ trợ kháng cự với các vùng Cung Cầu, bạn có thể có được điều tốt nhất của cả hai. Bạn có thể loại bỏ vấn đề không biết liệu thị trường có chạm mức giá này không hay vượt qua nó rồi mới đảo chiều, trong khi đó bạn cũng có ý tưởng tốt hơn về việc đảo chiều ra khỏi vùng Cung Cầu.

Tham gia giao dịch khi thị trường đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự được tìm thấy bên trong vùng Cung hoặc Cầu rất giống với việc chỉ giao dịch các vùng giá đó. Cách bạn thường giao dịch tại một vùng Cung hoặc Cầu là đặt lệnh chờ ở rìa của khu vực và chờ đợi thị trường quay trở lại, hoặc tìm kiếm các tín hiệu Price Action để vào lệnh như nến nhấn chìm giảm hoặc bao trùm tăng hình thành trong các khung thời thấp hơn.

Thực tế là bạn không biết chính xác mức Hỗ Trợ Kháng Cự nào trong vùng Cung Cầu sẽ khiến thị trường đảo chiều. Điều này có nghĩa là bạn không thể sử dụng lệnh chờ để tham gia giao dịch, vì vậy lựa chọn khác là theo dõi tín hiệu Price Action hình thành khi thị trường chạm vào một trong các mức Hỗ Trợ hoăc Kháng Cự.

9.2 Xác Định Vị Trí Các Mức Hỗ Trợ Kháng Cự Bên Trong Các Vùng Cung Cầu

Ví dụ 1: Hình ảnh bên dưới là một vùng Cầu đã gây ra một sự đảo chiều trên biểu đồ khung thời gian D1 AUD / USD.

Xác định vùng Cầu trên khung thời gian lớn D1 AUDUSD
Xác định vùng Cầu trên khung thời gian lớn D1 AUDUSD

Bước đầu tiên là tìm ra vị trí của tất cả các mức hỗ trợ kháng cự bên trong vùng Cung Cầu. Điều này được thực hiện dễ dàng bằng cách đánh dấu các vùng Cung Cầu trên biểu đồ khung thời gian lớn (D1) và chuyển sang khung thời giản nhỏ hơn (H1) sau đó chúng ta tìm kiếm các mức Hỗ Trợ Kháng Cự nằm trong vùng Cung Cầu đó.

Xác định vùng Hỗ Trợ trên khung thời gian nhỏ H1 nằm trong vùng Cầu
Xác định vùng Hỗ Trợ trên khung thời gian nhỏ H1 nằm trong vùng Cầu

Khi hoàn thành, nhiệm vụ tiếp theo là bạn phải vẽ lại các vùng Cung Cầu sao cho rìa của chúng chạm vào các mức Hỗ Trợ Kháng Cự gần nhất. Hãy đảm bảo rằng khi bạn vẽ chúng, hãy vẽ đến số tròn gần nhất.

Vẽ lại vùng Cầu cho rìa của nó chạm vào các mức Hỗ Trợ
Vẽ lại vùng Cầu cho rìa của nó chạm vào các mức Hỗ Trợ

Kết Luận

Kiến thức về trường phái Cung Cầu thật sự là rất lớn. Để áp dụng tốt trên thị trường bạn cần phải đọc kỹ để hiểu rõ về phương pháp này, đồng thời rèn luyện và áp dụng trên thị trường thực tế để có thể hiểu rõ hơn. Đội ngũ TRADERPTKT.COM sẽ tóm tắt một số ý chính để bạn có thể tập trung vào hơn ở bên dưới đây.

Mong là các bạn có thể nắm bắt được, từ đó rèn luyện thật thuần thục trên thị trường thực tế. Theo chúng tôi phương pháp giao dịch Cung Cầu rất là tuyệt vời với tất cả các Trader, nhất là những nhà giao dịch mới tham gia vào thị trường.

Đội ngũ TRADERPTKT.COM luôn cố gắng chia sẻ những kiến thức đây đủ và hoàn thiện nhất đến với các nhà giao dịch trên thị trường. Nhưng có một thực tế chúng ta phải chấp nhận là không có một phương pháp nào hoàn hảo cả. Tất cả đều dựa trên cơ sở xác suất chiến thắng. Vì vậy, để áp dụng tốt phương pháp Cung Cầu trong phân tích thị trường và kiếm được lợi nhuận thì đòi hỏi bạn phải cố gắng rất nhiều. Thêm vào đó bạn cần phải xây dựng cho mình một phương pháp Quản lý vốn hợp lý. Đồng thời không ngừng rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm từ thị trường. Biết cách làm thế nào để có một Tâm lý giao dịch tốt trên thị trường. Chúc bạn thành công!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone