Tổng hợp Mô hình giá – Mô hình giá tiếp diễn

Mô hình giá tiếp diễn
Chia sẻ

Mô hình giá tiếp diễn là các mẫu biểu đồ dễ nhận biết khi thị trường dao động trong một khoản thời gian ngắn, ngay trước thời điểm giá bứt phá và diễn biến theo xu hướng ban đầu. Dưới đây là một số mô hình phổ biến thường xảy ra trên thị trường được Đội Ngũ TRADERPTKT.COM tổng hợp lại cho các bạn tiện tìm hiểu.

1. Mô hình giá tiếp diễn – Mô hình Cái Nêm

Mô hình giá Cái Nêm là một tam giác hướng đầu về phía chiều diễn biến của xu hướng trước đó. Mô hình giá này có các điều kiện tạo thành tương tự như mô hình tam giác đối xứng.

Đối với một điều chỉnh (pullback) trong mô hình Cái Nêm (Wedge), có 2 đường xu hướng biên hội tụ.

» Cài đặt Metatrader 4

Một mô hình giá cái Nêm tăng giá diễn ra theo xu hướng tăng và các đường dốc xuống. Nó còn được gọi là Wedge Falling.

Mô hình Cái Nêm Tăng Giá (Wedge Falling)
Mô hình Cái Nêm Tăng Giá (Wedge Falling)

Một mô hình giá Cái Nêm (Wedge) giảm giá được tìm thấy trong một xu hướng giảm và các đường dốc lên. Như hình bên dưới.

Mô hình Cái Nêm Giảm Giá
Mô hình Cái Nêm Giảm Giá

Tính năng xác định của mô hình giá Cái Nêm (Wedge) là tập hợp các đường xu hướng hội tụ (convergence). Điều đó có nghĩa là độ lớn của dao động trong mô hình Cái Nêm (Wedge) đang giảm. Sự co lại trong cường độ xoay này ngụ ý rằng Nêm đang di chuyển chống lại con đường ít kháng cự nhất.

Do đó, khi thị trường di chuyển quyết định theo xu hướng, điều đó cho thấy xu hướng đang tiếp tục.

Đối với một mô hình cái Nêm tăng giá, Mua khi giá phá vỡ trên ngưỡng kháng cự.

Chiến lược giao dịch mô hình Cái Nêm Tăng
Chiến lược giao dịch mô hình Cái Nêm Tăng

Đối với một mô hình giảm giá, Bán khi giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ.

Chiến lược giao dịch mô hình Cái Nêm Giảm
Chiến lược giao dịch mô hình Cái Nêm Giảm

Trong quá trình giao dịch, chúng ta cũng cần kết hợp thêm các công cụ và chỉ báo khác hoặc hợp lưu của nhiều yếu tố như vùng kháng cự hỗ trợ, đường xu hướng, mô hình nến … để xác suất thành công cũng như tối ưu được lợi nhuận. Dưới đây là cách thiết lập tín hiệu giao dịch dựa trên những đúc kết kinh nghiệm của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo.

Lưu ý: Mô hình giá Cái Nêm có thể đồng thời được coi là mô hình tiếp diễn và đảo chiều. Nếu mô hình này xuất hiện tại giai đoạn cuối của một diễn biến lớn thì nó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang yếu đi. Các quy tắc của một mô hình đảo chiều cũng tương tự như với một mô hình tiếp diễn.

2. Mô hình giá tiếp diễn – Mô hình Hình Chữ Nhật

Cũng giống như mô hình Cờ, mô hình giá Hình Chữ Nhật có hai đường ngang bao quanh một mức thoái lui chạy song song. Chính là đường Kháng cự (Resistance) bên trên và đường Hỗ trợ (Support) bên dưới. Nhưng khác với mô hình Cờ, hai đường Kháng cự và Hỗ trợ không dốc lên hoặc xuống mà hai đường này sẽ chạy ngang, tức là thể hiện giai đoạn đi ngang (Sideway).

Mô hình giá Hình Chữ Nhật có 2 dạng:

  • Hình Chữ Nhật Tăng (Bullish Rectangle)
  • Hình Chữ Nhật Giảm (Bearish Rectangle)

Cả hai mô hình Hình Chữ Nhật tăng và giảm đều trông giống nhau. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trong bối cảnh xu hướng khác nhau.

Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng
Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng

 

Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng, giá phá vỡ đường Kháng cự trên và tiếp diễn xu hướng tăng trước đó. Giai đoạn đi ngang tích lũy thể hiện sự giằng co giữa bên Mua và bên Bán nhưng cuối cùng bên Mua thắng thế đã đẩy giá lên theo xu hướng trước đó.

Ngược lại, mô hình giá Hình Chữ Nhật Giảm xuất hiện sau một xu hướng giảm, giá phá vỡ đường Hỗ trợ bên dưới và tiếp diễn xu hướng giảm. Một mô hình giá Hình Chữ Nhật (Rectangle) biểu thị hành động đi ngang. Khi thị trường bước vào giai đoạn tắc nghẽn (sideway), vì thế nó có khả năng bùng phát theo hướng của xu hướng trước đó.

 

Mô hình giá Hình Chữ Nhật Giảm
Mô hình giá Hình Chữ Nhật Giảm

Đây là mô hình cũng rất thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch. Bạn có thể nghiên cứu tham khảo để có thể giao dịch tốt hơn khi nó xuất hiện.

Lưu ý: Mô hình giá Hình Chữ Nhật đôi khi xác định nhầm với các mô hình khác như mô hình Ba Đỉnh Ba Đáy, Cờ, … Vì thế chúng ta cần quan sát và xác định kỹ để tránh nhầm lẫn với các mô hình giá khác.

Chiến Lược Giao Dịch

Hãy nhớ rằng chúng ta cần xác định trước xu hướng trước khi hình thành mô hình Hình Chữ Nhật là xu hướng tăng hay xu hướng giảm. Từ đó có thể xác định được đâu là mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng, đâu là mô hình giá Hình Chữ Nhật Giảm.

Đối với một mô hình giá Hình Chữ Nhật tăng, xu hướng trước đó là xu hướng tăng, Mua:

  • Khi thoát ra khỏi đường kháng cự.
  • Khi điều chỉnh (pullback) về đường kháng cự (hiện đóng vai trò hỗ trợ) sau khi thoát ra.
Chiến lược giao dịch mô hình Hình Chữ Nhật Tăng
Chiến lược giao dịch mô hình Hình Chữ Nhật Tăng

Đối với một mô hình giá Hình Chữ Nhật giảm, Bán:

  • Khi thoát ra khỏi đường hỗ trợ.
  • Khi pullback về đường hỗ trợ (hiện đóng vai trò kháng cự) sau khi thoát ra.
Chiến lược giao dịch mô hình Hình Chữ Nhật Giảm
Chiến lược giao dịch mô hình Hình Chữ Nhật Giảm

Khối lượng giao dịch (Volume) sẽ tăng khi giá vượt ra khỏi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

Lưu ý: Trong thực tế, chúng ta phải cẩn thận vì không phải lúc nào xuất hiện mô hình giá Hình Chữ Nhật thì xu hướng sẽ luôn tiếp diễn xu hướng trước đó. Vì thế chúng ta cần phải chú ý quan sát xem giá sẽ phá qua đường Kháng cự hay Hỗ trợ để xác nhận xu hướng sẽ tiếp diễn hoặc đảo chiều.

3. Mô hình giá tiếp diễn – Mô hình Tam Giác

Mô hình giá Tam Giác là mô hình tiếp diễn phổ biến nhất. Đây là mô hình cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các tam giác được sử dụng rộng rãi và có những đặc điểm khá nổi bật. Chúng ta sẽ nghiên cứu 3 loại:

  • Tăng Dần
  • Giảm Dần
  • Đối Xứng

Chúng ta có thể mô tả từng loại mô hình một cách dễ dàng với hai đường xu hướng xung quanh mức thoái lui.

3.1 Mô Hình Giá Tam Giác Tăng Dần (Ascending Triangle Pattern)

Mô hình giá Tam Giác Tăng Dần có lực cản ngang và hỗ trợ tăng. Mô hình này thường có xu hướng trước nó là xu hướng tăng. Sau khi giá phá qua đường Kháng cự (Resistance) xu hướng thường tiếp diễn xu hướng trước đó. Mô hình này cho thấy thị trường đang ở trong tình trạng cầu lớn hơn cung, vì vậy sẽ có một điểm phá vỡ ở trên cao.

Mô hình giá Tam Giác Tăng
Mô hình giá Tam Giác Tăng

Sau khi đã tăng được một khoảng thời gian nhất định, giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh mà bên mua không thể vượt qua được. Bên bán cố gắng kéo giá trở lại. Nhưng giá không thể chạm mức thấp nhất trước đó nữa bởi bên mua nôn nóng mua vào và đẩy thị trường lên cao.

Giá nhảy vọt lên một ngưỡng chặn mạnh và gặp ngưỡng kháng cự của bên bán. Sóng thứ tư không thể chạm tới đáy trước đó, và bên bán bắt đầu đẩy thị trường đi lên, sóng tăng tiếp theo phá vỡ ngưỡng chặn mạnh và hoàn thành mô hình giá.

Đặc Điểm Của Mô Hình Giá Tam Giác Tăng Dần

  • Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh. Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao động cao nhất để tạo thành một tam giác.
  • Cạnh trên của Tam Giác cần nằm ngang. Có thể có độ dốc nhỏ theo chiều đi xuống.
  • Giá sẽ cắt qua Tam Giác từ một cạnh xuyên sang cạnh đối diện trong khi phản ánh diễn biến thị trường thực tế.

Để bắt đầu một giao dịch tại thời điểm phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn dưới ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ. Mục tiêu giá là chiều cao của đáy Tam Giác tính từ điểm phá vỡ.

Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này.

Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.

Tam Giác đi lên có thể được coi là một mô hình đảo chiều. Đặc tính đảo chiều của mô hình này không được thể hiện rõ như trong trường hợp tam giác đối xứng. Vì vậy, các đặc trưng của mô hình Tam Giác hướng lên còn phụ thuộc vào việc nó được tạo nên trên phần nào của xu hướng.

Một mô hình giá Tam Giác (Triangle) Tăng Dần là một mô hình biểu đồ tăng giá. Nó cho thấy thị trường trong một khoảng dừng trong một xu hướng tăng.

3.2 Mô Hình Giá Tam Giác Giảm Dần (Descending Triangle Pattern)

Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mô hình Tam Giác Giảm Dần (hướng xuống). Mô hình Tam Giác hướng xuống là nghịch đảo của mô hình Tam Giác Tăng Dần. Vì vậy cả về mặt trực quan hay diễn biến tâm lý và chiến lược giao dịch bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm ở mục bên trên về mô hình Tam Giác tăng dần.

Mô hình giá Tam Giác Giảm Dần có lực cản rơi và hỗ trợ ngang. Ngược lại với mô hình Tăng Dần, xu hướng trước đó thường là xu hướng giảm. Sau khi giá phá xuống đường Hỗ trợ (Support) xu hướng thường tiếp diễn xu hướng giảm trước đó.

Mô hình giá Tam Giác Giảm
Mô hình giá Tam Giác Giảm

Cạnh dưới của nó (đường hỗ trợ) nằm ngang. Sau khi mô hình Tam Giác hướng xuống được tạo thành, thị trường tiếp tục xu hướng đi xuống.

Sự tạo thành mô hình Tam Giác Giảm Dần đáp ứng mọi điều kiện giống như đối với mô hình Tam Giác Tăng Dần. Trong mô hình Tam Giác Giảm Dần, các đáy sau ngang bằng đáy trước, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Mặc dù ý nghĩa của từ “giảm” trong mô hình này thể hiện các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nhưng mặt khác, mô hình này cũng chỉ nằm trong một xu hướng giá giảm.

Hình trên minh họa mô hình Tam Giác hướng xuống được tạo thành. Trong trường hợp này, tam giác giảm đóng vai trò như một mô hình đảo chiều và được tạo thành vào cuối một diễn biến đi lên.

Tương tự, trong một mô hình giá Tam Giác Giảm Dần, với các mức cao thấp hơn, là một mô hình giảm giá. Nó cho thấy thị trường dừng trong một xu hướng giảm.

3.3 Mô Hình Giá Tam Giác Đối Xứng

Mô hình Tam Giác đối xứng là một mô hình tiếp tục là tốt. Tuy nhiên, xu hướng của nó là chưa được rõ ràng. Nó phụ thuộc vào xu hướng mà nó hình thành. Do đó, nó là tăng khi nó hình thành trong một xu hướng tăng và giảm trong một xu hướng giảm.

Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng có hỗ trợ tăng và kháng cự giảm. Đường hỗ trợ và đường kháng cự có độ dốc tương tự.

Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng
Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng

Tam Giác đối xứng là sự kết hợp của các đỉnh và đáy được nối với nhau bằng các đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ, các đường này tạo thành một tam giác cân. Tam Giác này nằm ngang, có thể hơi nghiêng một chút. Mô hình giá này xuất hiện trong nhiều thị trường tài chính khác nhau: Ngoại hối (Forex), Chứng khoán, Hàng hóa Tương lai, Tiền điện tử.

Sau khi đã tăng được một khoảng thời gian nhất định, giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh và không thể vượt qua được. Các nhà giao dịch (Trader) đóng các trạng thái Mua của mình và bên Bán bắt đầu bán ra. Sóng tiếp theo là dấu hiệu thị trường đảo chiều, nhưng giá vẫn không thể đạt tới mức đáy trước đó do bên mua nôn nóng mua vào và tham gia thị trường.

Sau đó, giá lại cố gắng vượt qua mức đỉnh trước đây và khi đó, bên bán lại nhanh chóng tham gia thị trường và bán ra. Nếu bạn nối các đỉnh và đáy với các đường hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ có một hình tam giác. Tình thế thị trường sẽ tự lặp lại, sóng giảm kết thúc thậm chí còn sớm hơn sóng trước đó và là dấu hiệu cho thấy những thành phần tham gia thị trường đang sốt sắng mua vào. Sóng tăng phá vỡ các đường cạnh của tam giác và hoàn thiện mô hình giá.

 Đặc Điểm Của Mô Hình Giá Tam Giác Đối Xứng

  • Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh.
  • Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao động thấp nhất để tạo thành một tam giác.
  • Cạnh trên của Tam Giác cần nằm ngang. Có thể có độ dốc nhỏ theo chiều đi xuống.
  • Giá sẽ cắt qua Tam Giác từ một cạnh xuyên sang cạnh đối diện trong khi phản ánh diễn biến thị trường thực tế.

Để bắt đầu một giao dịch tại thời điểm phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn dưới ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ (nếu bạn mở trạng thái mua) hoặc trên ngưỡng đó (nếu bạn mở trạng thái bán). Mục tiêu giá là chiều cao của đáy Tam Giác tính từ điểm phá vỡ. Thị trường sẽ đạt được ít nhất 75% mục tiêu giá.

Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này. Các cạnh Tam Giác càng ít dốc thì khả năng giá quay trở lại càng cao.

Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.

Lưu ý: Mô hình Tam Giác vừa có thể là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều.

Nếu một tam giác được hình thành ở cuối một xu hướng ngắn thì nó có thể là một mô hình đảo chiều. Quy mô của một mô hình so với diễn biến giá trước đó cũng khá quan trọng. Nếu một mô hình giá được hình thành trong một khoảng thời gian dài hơn diễn biến trước đó thì cơ hội đảo chiều là rất cao.

4. Mô hình giá tiếp diễn – Mô hình Cờ (Flag)

Một mô hình giá Cờ có Cột Cờ (Pole) và lá cờ (Flag). Cột cờ là một lực đẩy mạnh theo hướng của xu hướng. Xác định cột cờ là rất quan trọng đối với mô hình Cờ. Tìm kiếm lực đẩy giá mạnh và rõ ràng với các thanh, khoảng trống liên tiếp và khối lượng mạnh theo cùng một hướng.

Đối với mô hình Cờ Tăng, chúng ta cần một lực đẩy lên làm cột cờ. Các cờ được tạo thành từ hai đường thẳng song song dốc xuống.

Mô hình giá Cờ Tăng
Mô hình giá Cờ Tăng

Mô hình Cờ Giảm có lực đẩy xuống làm cột cờ. Hai đường tạo thành cờ cũng song song, nhưng dốc lên.

Chiến lược giao dịch mô hình Cờ Giảm
Chiến lược giao dịch mô hình Cờ Giảm

Đặc điểm chính của mô hình Cờ là cột cờ là bước chuyển giá mạnh mẽ. Mô hình Flag thể hiện một khoảng nghỉ ngắn trước khi thị trường tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng. Do đó, nó là một mô hình giá tiếp tục lý tưởng.

Một số đặc điểm của mô hình Cờ

  • Đây là một mô hình điều chỉnh, đó là lý do vì sao nó có xu hướng dốc nghiêng ngược với xu hướng trước đó.
  • Các cạnh của mô hình cờ song song hoặc hơi đồng quy với các đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Đây là một mô hình ngắn hạn. Mô hình này thường ngắn hơn nhiều so với xu hướng trước đó.
  • Một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh sẽ khuyến khích sự điều chỉnh giá.
  • Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao động thấp nhất để tạo thành một lá cờ.
  • Để bắt đầu giao dịch tại thời điểm của sự phá vỡ cùng chiều với diễn biến của xu hướng trước đó, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn mở một trạng thái mua) hoặc cao hơn ngưỡng chặn này (nếu bạn mở một trạng thái bán).
  • Mục tiêu giá thông thường là chiều rộng của lá cờ tính từ điểm phá vỡ hoặc hình chiếu chiều cao của cột cờ.
  • Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.

Chiến Lược Giao Dịch

Trong một xu hướng tăng, chúng ta sẽ Mua khi thoát ra khỏi mô hình Cờ tăng giá.

Chiến lược giao dịch mô hình Cờ Tăng
Chiến lược giao dịch mô hình Cờ Tăng

Ngược lại trong một xu hướng giảm, chúng ta sẽ Bán khi thoát ra khỏi mẫu Cờ giảm giá.

Chiến lược giao dịch mô hình Cờ Giảm
Chiến lược giao dịch mô hình Cờ Giảm

Khối lượng giao dịch (Volume) sẽ giảm khi mẫu Cờ hình thành và tăng khi thoát ra.

Chú ý: Mô hình giá Cờ là một mô hình giá phổ biến và đã được chứng minh là hiệu quả. Đây là một mô hình điều chỉnh. Nó thể hiện chiều diễn biến của xu hướng và thời điểm kết thúc của nó. Mô hình này bao gồm một lá cờ với một cột cờ (xu hướng trước đó).

5. Kết luận

Trên đây là các Mô hình giá tiếp diễn mà Chúng Tôi thường thấy trên thị trường tài chính hiện nay, các bạn giao dịch một thời gian cũng sẽ gặp rất nhiều. Các bạn có thể áp dụng chúng vào giao dịch trên các thị trường như Forex, chứng khoán và tiền điện tử sẽ mạng lại hiệu quả tốt trong quá trình giao dịch.

Các bạn có thể kết hợp thêm một vài chỉ báo khác như RSI, nến Heiken Ashi, CCI,… cùng với Mô hình giá tiếp diễn để có thể cho kết quả tốt hơn. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone