Lý Thuyết Cung Cầu
Thị trường ngoại hối Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử, Hàng hóa phái sinh hoặc bất kỳ thị trường giao dịch tự do nào khác trên thế giới đều được điều khiển bởi Lý thuyết Cung Cầu (Supply Demand) của Thị Trường.
Các nguyên tắc Cung và Cầu là vô cùng quan trọng trên thị trường, vì nó là động lực chính làm thay đổi giá của một sản phẩm nào đó, tăng hoặc giảm. Trên hết, việc có được sự hiểu biết tốt về Lý thuyết Cung Cầu sẽ tạo ra cho bạn cái nhìn khác biệt về thị trường.
Cung và Cầu được biểu hiện ngay trong các tin tức, sự kiện xuất hiện mỗi ngày trên thế giới và nhiệm vụ của bạn là hãy chọn ra những tin tức, sự kiện liên quan nhất, quan trọng nhất để đưa chúng vào quyết định giao dịch của chính mình. Bài viết hôm nay chủ yếu giới thiệu về lý thuyết cung cầu, tính thanh khoản của thị trường và các trạng thái Cung Cầu.
1. Cung (Supply) Là Gì?
Cung đại diện cho mức độ mà một mặt hàng nhất định có sẵn trên thị trường vào bất cứ thời điểm nào. Trong trường hợp nguồn Cung của một loại tiền tệ cụ thể tăng lên, điều này sẽ khiến đồng tiền đó có giá trị thấp hơn. Ngược lại, trong trường hợp nguồn Cung của một loại tiền tệ cụ thể giảm, điều này sẽ khiến đồng tiền đó tăng giá trị, bởi vì nó đã trở nên hiếm hơn hoặc bị thiếu nguồn Cung.
Ví dụ: Mọi người có xu hướng định giá tài sản cụ thể như kim cương với giá trị cao và nguồn cung thấp chẳng hạn. Nhưng, nếu họ đem kim cương đi so sánh với những viên đá, kết luận rút ra là khá rõ ràng. Đá có giá trị rất nhỏ, đơn giản vì mọi người đều có thể tìm thấy chúng ở khắp mọi nơi. Do đó, chúng ta có thể nói rằng nguồn cung đá là rất lớn trên phạm vi toàn cầu. Ngược lại, với kim cương, chúng thường có giá trị rất lớn, vì chúng rất hiếm và không thường được tìm thấy dễ dàng như những viên đá. Đó là một ví dụ đơn giản về logic Cung Cầu của thị trường.
2. Cầu (Demand) Là Gì?
Cầu thể hiện mức độ mà một người tham gia vào thị trường muốn có một tài sản nhất định.
Ví dụ: Khi nói đến giao dịch tiền tệ, Cầu thường gây ra tác động ngược lại đến giá trị của một loại tiền tệ nhất định so với Cung đã đề cập ở trên. Trong trường hợp nhu cầu về một loại tiền tệ nhất định tăng cao, điều này sẽ khiến đồng tiền đó tăng một phần giá trị. Ngược lại, trong trường hợp nhu cầu đối với một loại tiền tệ nhất định giảm, điều này thường sẽ khiến đồng tiền đó mất đi một phần giá trị.
3. Ba Trạng Thái Cung Cầu (Supply Demand) Của Thị Trường
Một thị trường luôn ở một trong ba trạng thái sau:
- Thứ nhất, thị trường ở trong trạng thái Cầu vượt quá Cung, điều này ngụ ý rằng có sự cạnh tranh giữa những người tham gia thị trường để mua hàng hóa hay sản phẩm nào đó và điều này làm giá cả của mặt hàng đó tăng mạnh. Xu hướng thị trường tăng.
- Thứ hai, thị trường ở trong trạng thái Cung vượt quá Cầu, điều này ngụ ý rằng có sự cạnh tranh giữa những người tham gia để bán hàng hóa hay sản phẩm nào đó và điều này làm giá cả của mặt hàng đó giảm mạnh. Xu hướng thị trường giảm.
- Thứ ba, thị trường ở trạng thái cân bằng, nơi không có sự cạnh tranh giữa những người tham gia để mua hoặc bán hàng hóa hay sản phẩm nào đó, bởi vì thị trường đang ở mức giá mà mọi bên mua hoặc bán đều thỏa mãn và hài lòng. Kịch bản này chính là điều kiện kinh tế tối ưu, trong đó cả người tiêu dùng, nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ đều hài lòng. Xu hướng thị trường đi ngang (sideway)
Tuy nhiên, khi thị trường rời khỏi trạng thái cân bằng, cạnh tranh tăng lên, do đó đẩy giá trở lại trạng thái cân bằng. Nói cách khác, cạnh tranh tự loại bỏ bằng cách buộc các thị trường trở lại trạng thái cân bằng. Mặc dù trạng thái cân bằng chiếm phần lớn thời gian trên thị trường nhưng các nhà giao dịch không nhất thiết phải giao dịch ở vùng giá này.
4. Giao Dịch Theo Vùng Cung Cầu Là Gì?
Trong vài năm qua, giao dịch theo vùng Cung Cầu đã trở nên phổ biến rộng rãi với các nhà giao dịch ngoại hối. Giao dịch theo vùng Cung Cầu là một phương thức giao dịch trong đó ý tưởng là tìm điểm giao dịch trên thị trường nơi giá đã tăng hoặc giảm mạnh và đánh dấu các khu vực này là vùng Supply hoặc Demand bằng việc sử dụng công cụ đánh dấu hình chữ nhật (Retangle). Điểm mà giá đã tăng mạnh được đánh dấu là vùng Cầu. Điểm mà thị trường đã giảm mạnh được đánh dấu là vùng Cung.
Tiền đề chính của giao dịch Cung Cầu là khi thị trường tăng hoặc giảm mạnh. Các tổ chức lớn, các ngân hàng hay quỹ phòng hộ không thể đưa toàn bộ giao dịch của họ vào thị trường một lúc, do đó họ phải đặt các lệnh chờ mua hoặc bán tại vùng giá Supply hoặc Demand với kỳ vọng thị trường sẽ quay trở lại các khu vực này và các lệnh chờ của họ sẽ được khớp lệnh.
Đối với một nhà giao dịch mới (Newbie), những người chưa thực sự biết nhiều về giao dịch Cung Cầu thì những lý luận ở trên nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, những lời giải thích ở trên là hoàn toàn sai với cách thị trường ngoại hối thực sự hoạt động.
Hầu hết các nhà giao dịch đều đặt lệnh ở các vùng Cung Cầu (Supply Demand) với ý tưởng rằng các tổ chức lớn đã đặt lệnh chờ sẵn tại các khu vực này và chỉ chờ thị trường quay trở lại để khớp lệnh, điều này là sai! Các tổ chức không bao giờ làm bất cứ điều gì như vậy và ngay cả khi họ đã đặt lệnh chờ tại các khu vực Cung Cầu và thị trường di chuyển khớp lệnh của họ thì giá sẽ không di chuyển đến bất cứ nơi nào vì các lệnh chờ xử lý không thể khiến giá thị trường thay đổi, chỉ có các lệnh thị trường trực tiếp mới có thể làm được điều đó. Để hiểu rõ lý do tại sao có điều này, chúng ta phải hiểu được khái niệm thanh khoản của thị trường trong phần tiếp theo của bài viết này.
5. Thanh Khoản Của Thị Trường Là Gì?
Thanh khoản là khả năng Mua hoặc Bán một cái gì đó mà không gây ra sự thay đổi giá lớn. Bất cứ khi nào bạn thấy thị trường di chuyển là do thiếu thanh khoản trên thị trường, không phải vì có nhiều người Mua hơn người Bán như thường được dạy trong các tài liệu giao dịch.
Khi ai đó đặt lệnh thị trường, nó sẽ loại bỏ thanh khoản khỏi thị trường bởi vì người đặt lệnh thị trường về cơ bản là yêu cầu giao dịch của anh ta được thực hiện ngay lập tức, lệnh thị trường Mua của anh ta sẽ được khớp với một người đang có lệnh chờ bán để Bán trên thị trường. Nếu lệnh thị trường có kích thước lớn hơn lệnh chờ xử lý đối lập thì chỉ có một phần của lệnh thị trường được khớp nhưng phần còn lại sẽ không, do đó thị trường phải tăng cao hơn để tìm kiếm các lệnh chờ xử lý bổ sung để lấp đầy những vị thế còn lại của lệnh thị trường. Điều này về cơ bản có nghĩa là các lệnh chờ xử lý sẽ thêm thanh khoản cho thị trường.
Chúng ta với tư cách là nhà giao dịch nhỏ lẻ không giao dịch với khối lượng đủ lớn để ảnh hưởng đến giá thị trường, việc đặt và thoát giao dịch là điều chúng ta không bao giờ phải suy nghĩ. Tuy nhiên, đối với tổ chức lớn, việc ra vào giao dịch có thể là một vấn đề lớn. Bởi vì khối lượng giao dịch mà họ đặt rất lớn, một trong những mục tiêu chính của một nhà giao dịch chuyên nghiệp là giao dịch được đưa vào thị trường với ít tác động nhất đến giá thị trường, điều này có nghĩa là họ phải tìm kiếm các vị trí trên thị trường nơi có nhiều thanh khoản tồn tại.
Hầu hết các mức thanh khoản thường được tìm thấy ở những nơi mà các nhà giao dịch nhỏ lẻ đặt mức dừng lỗ. Lý do tại sao thường xuyên diễn ra các cuộc săn lùng điểm dừng lỗ trên thị trường ngoại hối là do các nhà giao dịch chuyên nghiệp đặt các giao dịch lớn vào thị trường, họ cố tình đẩy giá vào vị trí của các điểm dừng lỗ để dỡ bỏ các giao dịch lớn ở cùng mức giá mà không làm thay đổi thị trường một cách đáng kể.
6. Ảnh Hưởng Của Cung Cầu Đến Nền Kinh Tế Toàn Cầu?
Một ví dụ về giá Dầu (Oil) để minh họa cách Cungvà Cầu phối hợp với nhau và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào?
Trong trường hợp nhu cầu dầu thô tăng hoặc cung dầu thô giảm, giá dầu thường sẽ tăng. Khi giá dầu thô tăng, giá xăng cũng phản ứng ngay lập tức và cũng tăng theo. Khi giá xăng tăng, người tiêu dùng buộc phải chi số tiền lớn hơn để lái xe từ điểm A đến điểm B. Và khi họ chi số tiền ngày càng tăng cho các sản phẩm từ dầu thì cuối cùng họ có ít tiền hơn trước sự tăng vọt của giá dầu. Những yếu tố này đều ảnh hưởng đến ngân sách của một cá nhân, tác động đến ngân sách của các tập đoàn, doanh nghiệp và chính phủ có ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Nhật Bản là một quốc gia, nơi chịu giá dầu cao, vì nước này nhập khẩu gần như toàn bộ dầu. Điều này có nghĩa là mỗi thùng dầu Nhật Bản cần để phát triển ngành công nghiệp của mình, họ phải mua ở một mức giá nào đó. Hơn nữa, nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc vào khả năng xuất khẩu hàng hóa mà nước này sản xuất cho các đối tác thương mại của mình, như Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mỗi chiếc xe hơi, điện thoại thông minh và máy tính được sản xuất tại Nhật Bản đang ngày càng tiêu tốn nhiều tiền hơn để cung cấp cho người tiêu dùng khi giá dầu tăng. Trong trường hợp này, Nhật Bản cần nhập 100% dầu với giá tăng và người tiêu dùng cũng phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua 100% hàng hóa mà họ sản xuất.
Theo lý thuyết Cung Cầu, rõ ràng việc tăng giá dầu cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền Nhật Bản (JPY). Dầu luôn được định giá và bán bằng USD, vì vậy với giá của mặt hàng này tăng lên, người mua ở Nhật Bản sẽ cần phải chuyển đổi một lượng lớn đồng JPY sang USD để trả tiền dầu. Trong trường hợp này, nguồn cung tiền tệ của Nhật Bản sẽ được tăng lên trên thị trường và điều này sẽ khiến đồng JPY mất giá.
Kết quả từ tất cả những điều này, hàng hóa Nhật Bản sẽ có giá cao hơn và ít người có thể mua được. Nhu cầu đối với đồng yên Nhật sẽ giảm, bởi vì càng ít người mua hàng, họ càng cần ít JPY hơn. Sự kết hợp giữa tăng Cung và giảm Cầu sẽ dẫn đến sự mất giá của đồng tiền Nhật Bản.