Tổng hợp Mô hình nến – Mô hình nến đảo chiều tăng

Mô hình nến đảo chiều tăng
Chia sẻ

Hầu hết những ai tham gia vào thị trường đầu tư đều nghiên cứu về mô hình nến đảo chiều. Bởi đây là một trong những công cụ phân tích cơ bản, dễ dàng nhưng lại có độ chính xác cao. Vậy mô hình nến đảo chiều là gì?

Hiểu nôm na, mô hình nến đảo chiều là những mẫu hình nến đặc biệt, xuất hiện trong các vùng đỉnh đáy, kháng cự, hỗ trợ. Những mẫu hình này sẽ giúp trader xác nhận xu hướng đảo chiều trong thời gian ngắn nhất.

Có rất nhiều mô hình nến đảo chiều khác nhau được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải mẫu nến nào cũng đem lại tín hiệu chính xác. Vì vậy, các bạn cần phải phân tích, nhân định rõ ràng để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

Mô hình nến đảo chiều tăng là mô hình này sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm, báo hiệu giá sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Các bạn nên lựa điểm tốt để mua thêm vào. Bài viết này Đội Ngũ TRADERPTKT sẽ tổng hợp lại chúng cho các bạn tiện theo dõi.

1. Mô Hình Nến Bao Trùm Tăng (Bullish Engulfing Pattern)

Mô hình này xuất hiện khi có một cây nến giảm nhưng ngay sau đó là một cây nến tăng rất lớn. Mô hình nến “bao trùm” hoàn toàn cây nến giảm trước. Điều này có nghĩa là bên Mua đã thắng thế và một đợt tăng giá có thể xảy ra.

Mô hình nến Bao Trùm Tăng
Mô hình nến Bao Trùm Tăng

Dựa trên hệ thống giao dịch của mỗi người mà có những phương pháp, chiến lược giao dịch khác nhau. Để gia tăng độ tin cậy, nên kết hợp những mô hình nến đã học với những công cụ, chỉ báo khác như đường xu hướng (Trendline), vùng hỗ trợ kháng cự, Fibonacci, … hoặc hợp lưu của nhiều yếu tố. Dưới đây là một trong những cách thiết lập giao dịch mà theo TRADERPTKT.COM có độ chính xác cao mà bạn có thể tham khảo.

Thiết lập tín hiệu giao dịch

  • Điểm vào lệnh (Entry): Giá phá qua giá cao nhất của mô hình nến.
  • Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới mô hình nến.
  • Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.

Dưới đây là biểu đồ Dầu (USOIL) khung thời gian ngày (D1), xuất hiện mô hình nến Bao Trùm Tăng rất đẹp, cây nến sau bao trùm toàn bộ cây nến phía trước. Điểm vào lệnh (Entry) tại giá phá qua mô hình nến. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới mô hình nến. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.

Mô hình nến Bao Trùm Tăng xuất hiện trong biểu đồ Dầu (USOOIL) khung D1
Mô hình nến Bao Trùm Tăng xuất hiện trong biểu đồ Dầu (USOOIL) khung D1

Hình bên trên là mô hình nến Bao Trùm Tăng rất đẹp, bây giờ chúng ta cùng xem bên dưới là một ví dụ khác cũng được xem là mô hình nến Bao Trùm Tăng xuất hiện trong biểu đồ Dollar/ Canada khung ngày (USDCAD, D1). Cách vào lệnh, đặt điểm dừng lỗ và chốt lời tương tự như ví dụ trên.

Mô hình nến Bao Trùm Tăng xuất hiện trong biểu đồ USDCAD khung D1
Mô hình nến Bao Trùm Tăng xuất hiện trong biểu đồ USDCAD khung D1

2. Mô Hình Nến Hammer

Mô hình nến Búa (Hammer) được tìm thấy sau khi thị trường sụt giảm và là tín hiệu tăng giá. Tuy nhiên, Người Treo Cổ (Hanging Man) xuất hiện (như một điềm xấu) vào cuối đợt tăng giá và là tín hiệu giảm giá.

Nến Búa
Nến Búa

Mô hình Hammer bẫy các nhà giao dịch (Trader) bán ở khu vực thấp hơn của nến, buộc họ phải cắt những lệnh giao dịch đặt dừng lỗ ngắn. Kết quả là tạo ra áp lực mua cho mô hình tăng giá này. Mô hình thanh tương đương của nó là nến Pin Bar tăng.

Mô hình Cây Búa (Hammer) là một mô hình đảo chiều tăng, xuất hiện trong một xu hướng giảm.

Khi giá đang giảm, mô hình nến Hammer cho tín hiệu rằng đáy đang khá gần và giá có thể sẽ tăng trở lại. Bóng nến dưới dài cho thấy rằng bên Bán đã đẩy giá xuống thấp hơn nhưng bên Mua đã có thể chống lại áp lực Bán này và đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.

Nếu chỉ vì bạn thấy mô hình Hammer trong một xu hướng giảm mà bạn đặt lệnh Mua thì coi chừng sai lầm. Chúng ta cần thêm những tín hiệu xác nhận khả năng tăng trở lại trước khi đặt lệnh.

Một số ví dụ cho sự xác nhận an toàn là chúng có thể đợi một cây nến tăng nằm ngay sau mô hình nến Cây Búa (Hammer).
Đặc điểm nhận diện nến Cây Búa (Hammer):

  • Một cây nến với phần đuôi dài gấp 2 hoặc 3 lần thân.
  • Bóng trên nhỏ hoặc không có.
  • Thân nến nằm trên cùng của cây nến.
  • Màu của thân nến không quan trọng.

Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình nến Búa

  • Điểm vào lệnh (Entry): Giá phá qua bóng nến trên hoặc hồi về 50% cây nến Búa
  • Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới cây nến Hammer (lệnh Buy) hoặc bên trên cây Hanging Man (lệnh Sell).
  • Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vị trí kháng cự (đối với lệnh Buy) hoặc hỗ trợ (lệnh Sell) gần nhất.

Trong biểu đồ cặp tiền tệ Dollar/ Yen khung thời gian ngày (USDJPY, D1) bên dưới, xuất hiện một cây nến Búa rút chân (đuôi dài), cây nến tiếp theo có giá đóng cửa cao hơn cây nến Hammer. Điểm vào lệnh (Entry) tại giá phá qua cây nến Hammer. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới cây nến Hammer. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi người.

Nến Hammer xuất hiện trong biểu đồ USDJPY, D1 cho tín hiệu Buy đẹp
Nến Hammer xuất hiện trong biểu đồ USDJPY, D1 cho tín hiệu Buy đẹp

3. Mô hình nến Búa Ngược (Inverted Hammer)

Mô hình nến Búa Ngược  xuất hiện khi giá đang trong xu hướng giảm, cho thấy khả năng đảo chiều tăng trở lại. Bóng trên dài của nó cho thấy bên Mua đang cố gắng đẩy giá lên. Trong khi đó, bên Bán vẫn tạo áp lực Bán xuống.

Nến Búa Ngược
Nến Búa Ngược

Sau đó, bên Mua vẫn đủ sức để giữ giá đóng cửa gần với giá mở cửa, tức là giá không thể tiếp tục giảm như xu hướng trước đó. Điều này cho thấy bên Bán không còn có thể đẩy giá xuống được nữa có nghĩa rằng ai muốn Bán thì đã Bán hết rồi.

Inverted Hammer là một mô hình tăng giá. Trong một xu hướng giảm, mô hình Inverted Hammer tô điểm cho người bán. Do đó, khi Búa ngược không thể đẩy thị trường xuống, phản ứng tăng giá là dữ dội.

Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình nến Búa Ngược

  • Điểm vào lệnh (Entry): Giá phá qua bóng nến trên của Inverted Hammer.
  • Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới cây nến Inverted Hammer (lệnh Buy).
  • Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vị trí kháng cự gần nhất.

Trong biểu đồ đồng Dollar khung thời gian ngày (DXY, D1) bên dưới, xuất hiện một cây nến Búa Ngược, cây nến tiếp theo có giá đóng cửa cao hơn cây nến Inverted Hammer. Điểm vào lệnh (Entry) tại giá phá qua cây nến Inverted Hammer. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới cây nến Búa Ngược. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi người.

Nến Búa Ngược cho tín hiệu Buy đẹp trên biểu đồ Dollar (DXY) khung ngày D1
Nến Búa Ngược cho tín hiệu Buy đẹp trên biểu đồ Dollar (DXY) khung ngày D1

4. Mô Hình Nến Sao Mai (Morning Star)

Mô hình Sao Mai là mô hình cụm 3 nến thường gặp tại điểm kết thúc của một xu hướng giảm:

Mô hình nến Sao Mai
Mô hình nến Sao Mai
  • Cây nến đầu tiên trong cụm 3 nến này là 1 cây nến giảm, vì xu hướng hiện tại đang là giảm.
  • Cây nến thứ 2 là một cây nến có thân nhỏ, thể hiện rằng thị trường có thể đang do dự. Cây nến nhỏ này có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
  • Cây nến thứ 3 là cây nến xác nhận sự đảo chiều trong xu hướng, vì vậy nó sẽ là một cây nến tăng. Đặc điểm của cây nến này là giá đóng cửa của nó nằm trên điểm giữa của cây nến giảm đầu tiên.

Nến đầu tiên trong mô hình Sao Mai cho thấy bên bán đang kiểm soát. Ngôi sao gợi ý về sự chuyển đổi sang một thị trường tăng giá. Cuối cùng, sức mạnh của nến cuối cùng xác nhận sự tăng giá.

Thiết lập tín hiệu giao dịch với mô hình nến Sao Mai

  • Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3.
  • Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới mô hình nến.
  • Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.

Dưới đây là biểu đồ Vàng khung thời gian ngày (XAUUSD, D1), xuất hiện mô hình nến Sao Mai đẹp, cây nến thứ 2 là cây nến Doji thể hiện sự giằng co của thị trường và cây nến thứ 3 chốt giá đóng cửa cao hơn điểm giữa cây nến đầu tiên. Điểm vào lệnh (Entry) tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới mô hình nến. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của bạn.

Mô hình nến Sao Mai trên biểu đồ Vàng XAUUSD khung ngày
Mô hình nến Sao Mai trên biểu đồ Vàng XAUUSD khung ngày

5. Mô hình nến Ba Chàng Lính (Three Soldiers)

Mô hình Ba Chàng Lính là mô hình gồm 3 nến tăng sau một xu hướng giảm, cho tín hiệu rằng sự đảo chiều đã xảy ra. Đây là một trong những mô hình mạnh, đặc biệt là nếu nó xuất hiện sau một xu hướng giảm dài và một đợt đi ngang ngắn.

Mô hình nến Ba Chàng Lính
Mô hình nến Ba Chàng Lính
  • Cây nến đầu tiên trong cụm này được xem là cây nến đảo chiều. Nó thể hiện rằng xu hướng giảm hoặc giai đoạn đi ngang đã kết thúc.
  • Cây nến tiếp theo sẽ lớn hơn cây nến trước về thân nến. Bên cạnh đó, cây nến thứ 2 này sẽ có giá đóng cửa nằm gần mức giá cao nhất của nó, tức là nó sẽ gần như hoặc không có bóng nến trên (nến Marubozu Tăng càng tốt).
  • Cây nến thứ 3 gần như cùng 1 kích cỡ so với cây nến thứ 2. Cây nến này cũng sẽ có bóng nhỏ hoặc không có bóng nến (nến Marubozu càng tốt).

Mỗi một cây nến trong ba cây nến Ba Chàng Lính (Three Soldiers) giá mở cửa nên nằm trong thân nến trước đó và đóng gần mức cao của nó.

Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình nến Ba Chàng Lính

  • Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh tại vị trí giá đóng cửa của cây nến thứ 3. Hoặc chờ giá điều chỉnh về khoảng giá đóng cửa của cây nến thứ 2 đối với trường hợp cây nến có độ dài lớn.
  • Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới mô hình nến.
  • Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vị trí kháng cự gần nhất.

Trong biểu đồ Vàng khung thời gian ngày (XAUUSD, D1) bên dưới, xuất hiện mô hình nến Ba Chàng Lính khá đẹp. Điểm vào lệnh (Entry) tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới mô hình nến. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi người.

Mô hình nến Ba Chàng Lính trên biểu đồ Vàng XAUUSD khung ngày
Mô hình nến Ba Chàng Lính trên biểu đồ Vàng XAUUSD khung ngày

6. Ba Nến Đảo Chiều Tăng (Three Inside Up)

Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của xu hướng giảm. Nó thể hiện rằng xu hướng giảm có thể đã hết và xu hướng tăng đã bắt đầu. Để có một mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng đúng, cần chú ý các đặc điểm sau:

  • Cây nến đầu tiên thường nằm ở cuối cùng của xu hướng giảm, thể hiện qua hình ảnh một cây nến giảm dài.
  • Cây nến thứ 2 là một cây nến tăng, chạm vào phần giữa của cây nến giảm trước đó.
  • Cây nến thứ 3 cần đóng cửa phía trên cây nến đầu tiên nhằm xác định rằng bên Mua đã thắng thế.
Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng
Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng

Thiết lập tín hiệu giao dịch với mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng

  • Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3.
  • Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới mô hình nến.
  • Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.

Dưới đây là biểu đồ Vàng khung thời gian ngày (XAUUSD, D1), sau một xu hướng giảm xuất hiện mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng khá đẹp. Điểm vào lệnh (Entry) tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới mô hình nến. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.

Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng trên biểu đồ Vàng XAUUSD khung thời gian ngày
Mô hình Ba Nến Đảo Chiều Tăng trên biểu đồ Vàng XAUUSD khung thời gian ngày

Kết Luận

Trên đây là tổng hợp các mô hình nến đảo chiều tăng mạnh nhất và phổ biến nhất hiện nay. Là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bạn không thể bỏ qua bất cứ tín hiệu đảo chiều nào được cung cấp bởi những công cụ phân tích kỹ thuật.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Volume hiệu quả

Những Mô hình nến đảo chiều tăng này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong quá trình đầu tư trên thị trường, bởi đây là những mẫu nến khá điển hình và các bạn sẽ gặp khá nhiều trong quá trình giao dịch.

Các bạn có thể kết hợp thêm một vài chỉ báo khác như RSInến Heiken AshiCCI, ADX… cùng với Mô hình giá tiếp diễn để có thể cho kết quả tốt hơn. Trên đây là những kiến thức về Mô hình nến đảo chiều tăng mà Đội Ngũ TRADERPTKT.COM đã tổng hợp lại cho các bạn tiện tìm hiểu. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone