Hoạt động của các ngân hàng trung ương

Hoạt động của các ngân hàng trung ương
Chia sẻ

Trước khi tham gia vào giao dịch Forex để đạt hiệu quả bằng cách nào, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về hoạt động của các ngân hàng trung ương, để hiểu cách vận hành của thị trường ngoại hối.

»Mô hình giá?

Trong bài viết này Đội Ngũ TRADERPTKT.COM sẽ chia sẻ đẩy đủ kiến thức về Forex cho các bạn quan tâm về hoạt động của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.

Các ngân hàng trung ương tạo thành một nhóm riêng biệt trong số các thành phần tham gia thị trường Ngoại hối. Chức năng của họ là:

  • Phát hành tiền
  • Quản lý nền kinh tế
  • Đảm bảo sự ổn định của đồng tiền quốc gia
  • Đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế
  • Đảm bảo ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát.

Việc kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng trung ương cung cấp ngoại tệ cho khu vực kinh tế nhà nước hoặc giúp thực hiện các giao dịch đặc thù của bộ máy chính phủ (khi chuyển đổi tiền, bán trái phiếu chính phủ…), nó cũng mua và bán đồng nội tệ cho các ngân hàng thương mại.

Phương tiện quản lý chủ yếu của ngân hàng trung ương là lãi suất cơ bản. Lãi suất này chính là lãi suất mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay. Các ngân hàng thương mại cũng vay tiền của nhau theo lãi suất cơ bản (hoặc gần mức lãi suất này). Sự thay đổi lãi suất cơ bản cho phép điều chỉnh tình hình kinh tế của một quốc gia.

Việc giảm lãi suất cơ bản sẽ khuyến khích đầu tư (chi phí đầu tư bằng vốn vay giảm) và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, việc tăng lãi suất cơ bản lại giúp hạ nhiệt lạm phát. Lãi suất cao sẽ hạn chế giá cả tăng cao. Lãi suất cơ bản là phương tiện điều hành kinh tế hiệu quả nhất trong nền kinh tế thị trường.

Việc các ngân hàng trung ương can thiệp trực tiếp vào tỷ giá đồng nội tệ rất hiếm khi xảy ra. Để làm được việc đó với mục đích làm tăng hay giảm giá trị của đồng nội tệ, ngân hàng trung ương trực tiếp tiến hành mua hoặc bán đồng nội tệ trên thị trường. Ngân hàng trung ương buộc phải làm vậy khi tỷ giá của đồng nội tệ vào thời điểm đó không phù hợp với tình hình kinh tế và nếu để kéo dài có thể gây tác động tiêu cực.

Việc can thiệp có thể được tiến hành độc lập bởi một hoặc một vài ngân hàng trung ương kết hợp với nhau. Sự can thiệp đồng thời của nhiều ngân hàng trung ương phản ánh những biến động lớn về kinh tế, sự bất ổn về giá cả, những tin đồn trái ngược và tình trạng đáng lo ngại trên thị trường.

Việc can thiệp thường gây ra sự hoảng loạn và sợ hãi, nhưng đối với những tay chuyên nghiệp thì đây cũng có thể là cơ hội kiếm lời nhanh chóng và ít rủi ro. Các ngân hàng trung ương biết rằng yếu tố chính đảm bảo thành công của một chính sách can thiệp là nó phải nằm ngoài dự đoán (đó là lý do tại sao thông tin về những chính sách can thiệp trong tương lai thường được giấu kín), nhưng nó phải thể hiện tác động đáng kể lên tỷ giá hối đoái ngay sau khi được ban hành.

Có 8 Ngân hàng trung ương ảnh hưởng nhất thế giới

  • Một trong những hành động can thiệp lớn nhất trong lịch sử là của ngân hàng trung ương châu Âu vào năm 2000 – 2001 nhằm làm đồng Euro tăng giá mạnh trở lại ngay khi nó đạt mức thấp kỉ lục 0,85 EUR ăn 1 USD.
  • Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng phải tìm đến giải pháp can thiệp trực tiếp vào năm 2004 khi cố gắng hạ tỷ giá vốn đang rất cao của đồng Yên Nhật, điều không hề có lợi đối với một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như Nhật Bản. Sự can thiệp được tiến hành trong vòng ba tháng kể từ khi đồng tiền này chạm mức 101 JPY ăn 1 USD.

Cục dự trữ Liên Bang Mỹ  FED mà thực chất là một ngân hàng tư nhân (chắc nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng kinh ngạc về điều này), là định chế có ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường Ngoại hối. Nó thể hiện những nguyên tắc căn bản của nền kinh tế Mỹ, trong đó khu vực tư nhân luôn nhận được sự hỗ trợ và bảo đảm từ phía chính phủ.

Tuy nhiên, sự thực là hoạt động của nó được quy định rất chặt chẽ để trở thành công cụ hữu hiệu của chính phủ và lợi nhuận của nó đều được nộp vào ngân sách quốc gia.

Chức năng của ngân hàng trung ương
Chức năng của ngân hàng trung ương

Tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới đều có các chức năng tương tự nhau, tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu cơ chế ra quyết định liên quan đến các loại lãi suất cũng như dự đoán được quan điểm của những người đứng đầu các ngân hàng trung ương…

1. Cục dự trữ Liên bang Mỹ – FED

Cục dự trữ Liên bang Mỹ là ngân hàng trung ương có ảnh hưởng lớn nhất thế giới bởi trên 90% các hoạt động ngoại hối đều có liên quan tới các cặp ngoại tệ có đồng USD.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ – FED
Cục dự trữ Liên bang Mỹ – FED

Ủy ban Các thị trường mở Liên bang (FOMC – Federal Open Markets Committee) bao gồm 5 trong tổng số 12 vị chủ tịch của các Ngân hàng dự trữ Liên bang khu vực và 7 thành viên của Hội đồng thống đốc chính là cơ quan quyết định lãi suất của FED.

Các cuộc họp của FOMC diễn ra 8 lần một năm theo lịch trình đã  được quyết định từ trước. Quyết định về lãi suất và lý do khiến nó được thay đổi hoặc giữ nguyên được công bố sau khi cuộc họp diễn ra.

Thường thì lý do lại được coi là quan trọng hơn bản thân quyết định về mức lãi suất vì nó cho phép người ta dự báo những thay đổi trong chính sách của FED trong tương lai cũng như những biến động lãi suất có thể xảy ra.

Mục tiêu chiến lược của Cục dự trữ Liên bang là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả trong dài hạn. Theo luật Ngân hàng trung ương, hệ thống dự trữ Liên bang Mỹ chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Điều đó có nghĩa là ngân hàng này phải báo cáo các hoạt động của mình với Hạ viện, một phần của Quốc hội Mỹ, một lần một năm và với Ủy ban Ngân hàng quốc hội hai lần một năm.

Tuy nhiên, Hội đồng thống đốc của cơ quan này không thuộc quyền kiểm soát của Quốc hội, và như vậy mối ràng buộc giữa nó và Quốc hội không hề chi phối hoạt động của nó.

2. Ngân hàng Trung ương châu Âu – ECB

Ngân hàng Trung ương châu Âu (European Central Bank – ECB). Mục tiêu chung của ECB là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và duy trì sự ổn định giá cả của khu vực đồng euro bằng cách đảm bảo tỷ lệ lạm phát dưới mức 2%.

Ngân hàng Trung ương châu Âu – ECB
Ngân hàng Trung ương châu Âu – ECB

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương châu Âu còn có một số đặc thù khác so với Cục dự trữ Liên bang Mỹ. ECB kiểm soát tỷ lệ lạm phát để nó chỉ luôn ở gần mức 2% một năm, ngoài ra nó còn phải đảm bảo rằng đồng euro không trở nên quá mạnh nhằm tránh ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu bởi nền kinh tế của rất nhiều nước trong khu vực đồng euro dựa chủ yếu vào hoạt động này.

Các quyết định liên quan tới chính sách tiền tệ, bao gồm quyết định mức lãi suất cơ bản, nằm trong tay Hội đồng thống đốc và Ban điều hành của ECB. Hội đồng thống đốc bao gồm sáu thành viên trong đó có thống đốc và phó thống đốc. Ban điều hành bao gồm các thành viên trong ban giám đốc và thống đốc của tất cả các ngân hàng trung ương của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

Các cuộc họp quyết định mức lãi suất cơ bản diễn ra một lần mỗi tháng. Đây là một trong những sự kiện kinh tế quan trọng và thu hút sự chú ý theo dõi của tất cả các thành phần tham gia thị trường Ngoại hối.

3. Ngân hàng Anh – BoE

Mục tiêu chính của Ngân hàng Anh (Bank of England – BoE) là duy trì sự ổn định và sức mua của đồng nội tệ. Giá cả ổn định và niềm tin vào đồng nội tệ chính là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự ổn định tiền tệ.

Ngân hàng Anh – BoE
Ngân hàng Anh – BoE

Sự ổn định giá cả được đảm bảo bởi thực tế là tỷ giá do Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Anh quyết định, tùy theo mức độ lạm phát và chúng tăng theo các mức do chính phủ đặt ra. Tỷ lệ lạm phát có thể chấp nhận được là xấp xỉ 2%.

Ngân hàng Anh được điều hành bởi Hội đồng thống đốc bao gồm một thống đốc, hai phó thống đốc, và 16 giám đốc thành viên. Hội đồng thống đốc phải nhóm họp ít nhất một lần một tháng.

Việc quản lý hệ thống ngân hàng, trừ các vấn đề về chính sách tiền tệ đều thuộc phạm vi công việc của Hội đồng thống đốc. Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Moneytary Policy Committee – MPC) chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ.

Thống đốc ngân hàng Anh đồng thời cũng là người đứng đầu ủy ban này. Các thành viên khác được chọn ra từ những nhà kinh tế học danh tiếng chứ không phải nhân viên của Ngân hàng. Ủy ban chính sách tiền tệ chịu trách nhiệm xác định các mức lãi suất chính thức kể từ năm 1997.

4. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản – BOJ

Nền kinh tế Nhật Bản dựa rất nhiều vào xuất khẩu. Việc tỷ giá đồng nội tệ quá cao và vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng là mối quan tâm rất lớn của quốc gia này bởi tác động tiêu cực của nó lên hoạt động xuất khẩu. Đó là lý do tại sao Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (Bank of Japan – BoJ) lại sử dụng chính sách can thiệp trực tiếp hết lần này đến lần khác để kiềm chế tỷ giá đồng Yên (Ngân hàng này bán đồng yên ra thị trường để thu về USD và EUR).

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản – BOJ
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản – BOJ

Ngân hàng Nhật Bản cũng thực hiện chính sách can thiệp thông qua các phát ngôn, các quan chức cấp cao của Nhật Bản luôn tuyên bố rằng đồng Yên đang có giá trị quá cao, và những tuyên bố như vậy luôn là dấu hiệu rõ ràng đối với các định chế và cá nhân tham gia thị trường Ngoại hối. Sự can thiệp bằng phát ngôn của các quan chức, dù không đi đôi với hành động nhưng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường.

Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản bao gồm 6 thành viên, không kể Thống đốc Masaaki Shiraka và hai phó Thống đốc, nhóm họp một hoặc hai lần mỗi tháng.

5. Các ngân hàng trung ương khác

  • Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ – SNB
  • Ngân hàng Trung ương Canada – BoC
  • Ngân hàng dự trữ Australia – RBA
  • Ngân hàng dự trữ New Zealand

Trên đây là tất cả các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới hiện nay. Việc giao dịch ngoại hối (Forex) là việc dự đoán sự tăng giảm của các tỉ giá giữa các đồng tiền của các quốc gia. Những đồng tiền của các quốc gia này cũng rất được các nhà giao dịch quan tâm và giao dịch. Vì vậy, là một Trader bạn cũng cần biết về các ngân hàng này để có được những đánh giá khách quan hơn về thị trường.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

Những bài tiếp theo Đội Ngũ TRADERPTKT.COM sẽ giúp bạn hiểu thêm về thị trường trường Forex, đặc biệt là những kiếm thức cơ bản nhất mà ai cũng cần phải biết nếu muốn kiếm được lợi nhuận!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone