Ngân hàng Mỹ tăng tốc vay tiền Từ Fed?

Chia sẻ

Cập Nhật Tin Tức Thị Trường 28/04/2023

Các ngân hàng mỹ đang vay nhiều hơn từ chương trình vay khẩn cấp của Fed, Vàng giảm nhẹ khi đồng USD tăng, Thị trường dầu tăng nhẹ do nga? Trong bài viết này đội ngũ TRADERPTKT.COM chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cập nhật mới nhất về tình hình thị trường Forex, Vàng, , Oil, Tin Tức Về Ngân Hàng Quốc Tế, Kinh Tế Việt Nam, Tin Tức Kinh Tế Mỹ.

1. Mỹ: Các ngân hàng tiếp tục vay nhiều hơn từ chương trình vay khẩn cấp của Fed

Các ngân hàng đã tăng tốc độ vay từ các chương trình cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần thứ hai liên tiếp, cho thấy những căng thẳng về thanh khoản đang diễn ra khi những tin đồn tiêu cực trong lĩnh vực này tái xuất hiện sau kết quả hàng quý đáng thất vọng gần đây từ các ngân hàng.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell

Trong tuần kết thúc vào ngày 26 tháng 4, các ngân hàng đã vay trung bình 73,86 tỷ đô la mỗi đêm, tăng từ 69,93 tỷ đô la so với một tuần trước đó, theo dữ liệu mới của Fed công bố hôm thứ Năm. Vay từ Chương trình tài trợ có kỳ hạn của Fed, chương trình cho vay khẩn cấp mới được triển khai sau sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley – đã tăng lên 81,33 tỷ đô la từ 73,98 tỷ đô la trong tuần trước.

Khoản cho vay đối với Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, cơ quan đã tiếp quản Ngân hàng Silicon Valley đã sụp đổ, đã giảm 2,2 tỷ đô la xuống còn 170,4 tỷ đô la. Tổng số tiền vay từ các chương trình cho vay mới nổi của Fed đã tăng lên 325,6 tỷ đô la từ 316,5 tỷ đô la vào tuần trước. Nhưng trong khi con số đó thấp hơn mức cao nhất là 343,7 đô la vào tháng 3, thì việc tăng vay có thể sẽ được theo dõi chặt chẽ.

>> Khóa học Nến Heiken Ashi

Jefferies cho biết trong một ghi chú: “Điều đáng khích lệ là không có một đợt tăng mạnh nào khác trong việc cho vay đối với các ngân hàng kể từ đợt tăng ban đầu, nhưng mức tăng chậm trong các số dư này không phải là một điều tốt”. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương đã giảm 30 tỷ đô la xuống còn 8,625 nghìn tỷ đô la do chương trình thắt chặt định lượng của nó bù đắp cho sự gia tăng cho vay từ các chương trình cho vay mới nổi của Fed.

2. Vàng thế giới giảm nhẹ khi đồng USD tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng vàng giao ngay hạ 0.08% xuống 1,987.81 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai nhích gần 0.06% lên 1,997.1 USD/oz.

Dữ liệu cho thấy GDP của Mỹ tăng trưởng chậm hơn dự báo trong quý trước, nhưng thị trường tập trung vào con số lạm phát dự báo cao. Điều đó đã thúc đẩy nhà đầu tư tìm đến đồng USD, làm vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người nắm giữ những đồng tiền khác.

Mặc dù vàng được xem là kênh trú ẩn an toàn thông thường trong thời kỳ bất ổn kinh tế, nhưng lạm phát dai dẳng có thể kéo dài thời gian thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại không đem lại lợi suất.

Thị trường nhận thấy khả năng 88% Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 02-03/5. Nhà đầu tư hiện đang chờ đợi dữ liệu chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) cốt lõi tháng 3 công bố vào ngày 28/4. Vào đầu phiên và trong phiên trước đó, vàng được hỗ trợ từ mối lo ngại về lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ, với việc các quan chức Chính phủ Mỹ cho đến nay không muốn can thiệp vào quá trình giải cứu First Republic Bank.

Ngoài ra, cũng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư là các cuộc thảo luận xung quanh trần nợ của Mỹ, qua đó nâng lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Mặc dù lãi suất tăng có tác động ngược chiều đối với vàng vì kim loại quý không đem lại lợi suất, nhưng chúng có thể có lợi cho vàng vì chung làm tăng xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng khác.

3. Dầu tăng nhẹ khi Nga cho biết thị trường dầu toàn cầu cân bằng

Phó Thủ tướng Nga, Alexander Novak, cho biết OPEC+ không thấy cần phải cắt giảm thêm sản lượng nhưng luôn có thể điều chỉnh chính sách của mình. Nga là một phần của nhóm các nhà sản xuất dầu OPEC+ trong tháng này đã công bố mức cắt giảm tổng hợp khoảng 1.16 triệu thùng/ngày, một quyết định bất ngờ mà Mỹ mô tả là không khôn ngoan và khiến giá dầu leo cao hơn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent tiến 60 xu lên 78.29 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 51 xu lên 74.81 USD/thùng, Andrew Lipow, Chủ tịch Lipow Oil Associates, nhận định: “Giá dầu thô tăng nhẹ là do hoạt động mua bù thiếu từ đợt bán tháo trong vài ngày qua”.

Vào ngày thứ Tư (26/4), hợp đồng dầu sụt gần 4% do lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ đã làm lu mờ đà giảm mạn hơn dự báo của dự trữ dầu thô tại Mỹ.

Nhà đầu tư đang theo dõi dữ liệu kinh tế để biết bất kỳ tín hiệu định hướng nào về nhu cầu năng lượng. Dữ liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại nhiều hơn so với dự báo trong quý đầu tiên, mặc dù số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm trong tuần kết thúc ngày 22/4/2023.

Vào ngày thứ Tư, dữ liệu Mỹ cho thấy chi tiêu cho tư liệu sản xuất giảm mạnh hơn dự báo. Giá dầu cũng chịu áp lực khi tâm lý ưa thích rủi ro suy yếu lan từ lĩnh vực ngân hàng do sự sa sút liên tục của First Republic Bank. Ole Hansen, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hoá tại Saxo Bank, chia sẻ rằng tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu giảm có thể dẫn đến việc cắt giảm hoạt động và làm giảm nhu cầu dầu thô.

Hoạt động bù hoãn bán (Backwardation) của đường cong hợp đồng dầu Brent tương lai đã giảm xuống chỉ còn khoảng 2.20 USD/thùng, sau khi chạm mức 4 USD/thùng vào ngày 12/4/2023. Backwardation là hiện tượng khi giá của các hợp đồng giao ngay cao hơn giá của các hợp đồng tương lai của một tài sản, thường cho thấy nguồn cung khan hiếm.

4. Dow Jones tăng hơn 500 điểm, mạnh nhất kể từ tháng 1/2023

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones tăng 524.29 điểm (tương đương 1.57%) lên 33,826.16 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 2.43% lên 12,142.24 điểm, và chỉ số S&P 500 tiến 1.96% lên 4,135.35 điểm. Đây là phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2023 của Dow Jones và S&P 500, và kể từ tháng 3/2023 đối với Nasdaq Composite.

Dow Jones tăng hơn 500 điểm, mạnh nhất kể từ tháng 1/2023

Cổ phiếu Meta vọt 13.9% sau khi báo cáo doanh thu quý đầu tiên vượt kỳ vọng và đưa ra dự báo lạc quan. Một số chuyên gia phân tích đã nâng mục tiêu giá sau khi Meta báo cáo lợi nhuận. Cổ phiếu các công ty công nghệ khác như Amazon, Alphabet, Microsoft và Apple cũng tăng.

Quincy Krosby, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại LPL Financial, nhận định: “Thị trường đang nín thở chờ đợi các công ty công nghệ lớn. Nhìn chung, nó đã không gây thất vọng và thị trường cần điều đó”/

Chứng khoán Mỹ khởi sắc bất chấp dữ liệu GDP thấp hơn dự báo, điều này có thể gợi ý cho một số nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm kết thúc chiến dịch thắt chặt. Fed dự kiến sẽ công bố quyết định chính sách mới nhất vào tuần tới.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt 1.1% trong quý đầu tiên, thấp hơn so với dự báo tăng trưởng 2% từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jonrs. Báo cáo cũng cho thấy lạm phát mạnh hơn kỳ vọng, tăng 4% so với dự báo 3.7%.

Cổ phiếu Honeywell, một cổ phiếu hàng đầu trong ngành công nghiệp, tiến hơn 4% sau báo cáo lợi nhuận tốt hơn dự báo. Cổ phiếu Teladoc và Comcast thuộc số những cổ phiếu tăng sau khi công bố báo cáo lợi nhuận.

Tuy nhiên, cổ phiếu Caterpillar, một cổ phiếu đại diện của nền kinh tế toàn cầu, mất 0.9% khi nhà đầu tư lo ngại hàng tồn kho tích tụ cho thấy nhu cầu đang chậm lại.

Dow Jones và S&P 500 đã cao hơn một chút so với đường đi ngang từ đầu tuần đến nay, trong khi Nasdaq Composite tiến 0.6% trong cùng thời gian này. Tuy nhiên, Nasdaq Composite đã giảm 0.7% từ đầu tháng đến nay, trong khi Dow Jones và S&P 500 lần lượt tăng 1.7% và 0.6% kể từ khi tháng 4 bắt đầu.

5. Phát triển kinh tế số Việt Nam cần dựa trên cả 3 trụ cột

Ngày 26/4, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 4 của Bộ.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển ngành, đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ TT&TT. Theo báo cáo của Văn phòng Bộ TT&TT, nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 ở các lĩnh vực của Bộ tập trung vào hoàn thiện thể chế như: xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số…

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh quan điểm, chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Chuyển đổi số là thay đổi cách thức vận hành, do đó thể chế phải thay đổi trước để chuyển đổi số có thể phát huy hiệu quả.

Tại hội nghị giao ban, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đề nghị các đơn vị rà soát kỹ lưỡng, xem xét tính khả thi trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ sẽ ban hành.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt lưu ý về quy trình xây dựng thể chế. Theo đó, các nội dung mới phải được Ban cán sự Đảng, tập thể lãnh đạo Bộ cho ý kiến trước về chủ trương, đường hướng, cách tiếp cận. Trên cơ sở đó, các cơ quan chuyên môn sẽ triển khai các bước tiếp theo. Đặc biệt, thể hiện phải bằng ngôn ngữ pháp luật và phải có sự tham gia của những người chuyên về pháp luật.

Đảm bảo tiến độ các dự án đầu tư công cũng là một vấn đề được lưu ý. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Đầu tư công là để thúc đẩy phát triển và đây là trách nhiệm của người đứng đầu. Đối với các đơn vị của Bộ TT&TT, nếu tiến độ triển khai các dự án đầu tư công chậm, người đứng đầu sẽ bị kỷ luật.

Kinh tế số là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế

Từ cuối tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bộ TT&TT là cơ quan được giao chủ trì thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số. Theo ước tính của Bộ, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên đạt 14,26% trong năm 2022 và mục tiêu đến năm 2025 là 20%.

Kết luận tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phát triển kinh tế số. Tăng trưởng kinh tế số ở Việt Nam và một số nước trong khu vực hiện gấp từ hơn 2 đến 3 lần GDP, là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế số, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, phải đi đều “3 chân” gồm: Quản trị số; khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị cho nền kinh tế; các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó lõi là ICT chiếm 20% và 80% là kinh tế số ngành, được sinh ra là do chuyển đổi số ngành đó.

Thực tế hiện nay, trong “3 chân” kể trên, quản trị số và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị còn chưa được chú ý. Kinh tế số ngành chưa được phát triển đúng mức, ICT dù là động lực phát triển kinh tế số ngành nhưng cũng chưa có hướng dẫn để thúc đẩy nhằm tạo động lực phát triển.

Trên đây là những cập nhật tin tức mới nhất ảnh hưởng tác động đến thị trường Forex, Vàng, Tiền điện tử và Chứng khoán,… được đội ngũ TRADERPTKT.COM chia sẻ đến bạn đọc. Mọi tin tức đều khiến thị trường có thể thay đổi đột ngột, các bạn tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại cần thận trọng. Nên có cái nhìn dài hạn hơn về thị trường, điều này sẽ giúp bạn hạn chế bớt rủi do trong quá trình đầu tư.

Mong bài viết này có thể giúp bạn tham khảo phần nào, chúc các bạn một ngày tốt lành, giao dịch tốt và có nhiều lợi nhuận!

 

Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone