Ngân hàng MỸ sụp đổ có ảnh hưởng tới Việt Nam không?

Chia sẻ

Cập Nhật Tin Tức Thị Trường 13/03/2023

Silicon Valley Bank sụp đổ có ảnh hưởng tới Việt Nam không, Vàng tiếp tục tăng, giá xăng dầu tăng nhẹ? Trong bài viết này đội ngũ TRADERPTKT.COM chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cập nhật mới nhất về tình hình thị trường Forex, Vàng, Oil và Chứng khoán trong và ngoài nước.

1. Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) đã gây ra một cơn hoảng loạn trong cộng đồng đầu tư mạo hiểm và nguồn cơn của sự sụp đổ này được cho là đến từ động thái nâng lãi suất của Fed. Điều này làm dấy lên lo ngại sự việc này có gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng hay không?

Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank có ảnh hưởng gì đến Việt Nam

TS. Nguyễn Hữu Huân – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM nhận định nhìn chung, cũng sẽ có tâm lý lan truyền về sự sụp đổ, có thể Silicon Valley Bank không phải là ngân hàng duy nhất ở Mỹ đang gặp khó khăn, bởi vì xu hướng đầu tư trái phiếu của các ngân hàng ở Mỹ rất nhiều. Đây là điều không tách bạch giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư mà gây ra tình trạng này.

Năm 2007-2009, sau cuộc khủng hoảng về ngân hàng, mọi quy định về ngân hàng không thay đổi trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Mỹ, thì khả năng xảy ra sự sụp đổ tiếp theo chỉ là vấn đề thời gian. Cũng chính vì không thay đổi những quy định về kiểm soát rủi ro, thì sự sụp đổ của Silicon Valley Bank là một dấu hiệu cảnh báo khả năng về cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. Và nhiều khả năng có thể mang lại hiệu ứng domino ở Mỹ.

Và sự việc tại SVB lần này cũng tương tự giai đoạn 2007-2009, nó cũng sẽ tác động đến Việt Nam nhưng sẽ có độ trễ hơn.

Ở Việt Nam, các ngân hàng hiện nay cũng đang gặp tình trạng tương tự khi vẫn huy động vốn ngắn hạn để mua trái phiếu. Và những ngân hàng đang đứng đầu bảng về huy động lãi suất hiện nay đều là những ngân hàng đang kinh doanh trái phiếu nhiều. Do kinh doanh trái phiếu nhiều như vậy, nên khi người dân rút tiền ngắn hạn, sẽ gây ra việc mất thanh khoản của các ngân hàng này và buộc họ phải nâng lãi suất lên để huy động vốn. Và nó kéo theo cuộc đua lãi suất như hiện nay.

>> Khóa học nến Heiken Ashi

Nếu như Silicon Valley Bank sụp đổ thì khả năng các ngân hàng Việt Nam cũng có thể tiếp bước, nhưng trường hợp tại Việt Nam thì hy vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ đứng ra giải cứu, chứ không như trường hợp của Mỹ.

Hy vọng các ngân hàng Việt Nam có thể qua được giai đoạn này nhưng việc đáo hạn trái phiếu sẽ vẫn là gánh nặng đối với các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng trong thời gian vừa qua phiêu lưu với câu chuyện trái phiếu bất động sản, thì vẫn đối mặt nhiều rủi ro.

Nếu như không đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng được thị trường bất động sản sẽ thì sẽ gây ra sự sụp đổ, giống giai đoạn 2007-2009 ở Mỹ – cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn của thị trường bất động sản.

Các ngân hàng Việt Nam phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo và không được kiểm soát chặt chẽ. Về bản chất việc này cũng là một hình thức cho vay dưới chuẩn. Như vậy, rủi ro rất lớn đối với lượng trái phiếu này. Nếu sụp đổ thị trường trái phiếu bất động sản, thì khả năng sụp đổ domino là có thể xảy ra cho toàn hệ thống tài chính của Việt Nam.

Thêm nữa, việc sụp đổ của Silicon Valley Bank cũng có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc lại về việc nâng lãi suất theo nữa hay không. Vì Fed sẽ đánh giá lại rủi ro của hệ thống ngân hàng Mỹ hiện tại, nếu như quá nhiều ngân hàng đang gặp tình trạng tương tự thì việc tăng lãi suất sẽ gây ảnh hưởng đến các ngân hàng này.

Trước đó, nhà quản lý quỹ đầu cơ Bill Ackman đã viết trên Twitter: “Rủi ro sụp đổ và mất tiền gửi ở thời điểm này sẽ là các ngân hàng có mức an toàn vốn thấp sẽ đối mặt với nguy cơ bị rút tiền ồ ạt và sụp đổ sau đó. Hiệu ứng domino sẽ xảy ra”.

Sau SVB, một ngân hàng lớn khác của Mỹ lại bị buộc đóng cửa vì lo ngại rủi ro hệ thống

Động thái này nằm trong nỗ lực ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang lan rộng sau khi SVB sụp đổ.

Bộ Tài chính, Cục Dự trữ Liên bang (FED) và Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) cho biết trong một thông báo chung: “Chúng tôi xin thông báo về một trường hợp rủi ro từ Signature Bank ở New York. Ngân hàng này đã bị cơ quan quản lý đóng cửa từ ngày hôm nay (12/3 – giờ Mỹ).”

Cơ quan quản lý cho biết các khách hàng của Signature Bank vẫn hoàn toàn có thể rút tiền gửi của mình. Đây là động thái tương tự để đảm bảo các bên gửi tiền như ở SVB vẫn có thể lấy lại tiền. Giới chức phát biểu: “Toàn bộ những người gửi tiền ở tổ chức này sẽ không bị ảnh hưởng. Cũng như cách giải quyết của chúng tôi với SVB, những bên gửi tiền sẽ không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào.”

Hôm thứ Sáu, FDIC đã đóng cửa SVB và thu giữ toàn bộ tài sản của ngân hàng này trong vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất nước Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Những diễn biến đầy kịch tích này xảy ra chỉ vài ngày sau khi SVB cho biết họ đang gặp khó khăn, tạo ra làn sóng ồ ạt rút tiền.

Signature Bank được thành lập vào năm 2001 và tự “quảng cáo” mình là một giải pháp thay thế cho các ngân hàng lớn đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhà cho vay này đã phát triển nhanh chóng và trở thành “con cưng” của giới đầu tư.

Năm 2018, Signature đã thuê các nhân sự ngành ngân hàng chuyên về tiền số để nỗ lực mở rộng ra bên ngoài lĩnh vực bất động sản thương mại. Trong khi các ngân hàng khác ngần ngại tiếp xúc với ngành tiền số, thì Signature đã trở thành một trong những nhà băng hàng đầu của ngành này.

Việc đặt trọng tâm trong ngành tiền số và có hệ thống thanh toán dành riêng cho các công ty ở lĩnh vực này đã giúp Signature ghi nhận các khoản tiền gửi tăng gấp đôi trong 2 năm. Vào đầu năm 2022, khoảng 27% tiền gửi của ngân hàng này đến từ các khách hàng nắm giữ tài sản kỹ thuật số.

Signature có vốn hoá là 4,4 tỷ USD tính đến ngày thứ Sáu, sau khi chứng kiến cổ phiếu giảm 40% trong năm nay, theo FactSet. Tính đến ngày 31/12, Signature có tổng tài sản là 110,4 tỷ USD và tổng giá trị tiền gửi đạt 88,6 tỷ USD.

Để ngăn chặn những tác động và rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn hơn, Fed và Bộ Tài chính Mỹ đã thành lập một quỹ khẩn cấp để ngăn chặn tình trạng rút tiền gửi ồ ạt ở cả Signature Bank và SVB, bằng cách sử dụng quỹ cho vay khẩn cấp của Fed.

Quỹ bảo hiểm tiền gửi FDIC sẽ được sử dụng để hoàn trả cho các bên gửi tiền, nhiều người trong số này không nhận được bảo hiểm, vì FDIC chỉ bảo hiểm tối đa 250.000 USD cho mỗi khoản tiền gửi.

Ngoài ra, một quan chức của Bộ Tài chính cho biết trong khi các bên gửi tiền vẫn có thể tiếp cận với khoản tiền gửi của họ, thì quyền sở hữu cổ phiếu và trái phiếu ở cả 2 ngân hàng đang bị loại bỏ.

Người này nói thêm rằng, các động thái này được đưa ra nhằm ổn định hệ thống tài chính và bảo vệ người gửi tiền, không phải là gói cứu trợ cho bất kỳ công ty nào. Ngoài ra, người đóng thuế cũng không phải chịu bất kỳ thiệt hại nào sau vụ sụp đổ của cả 2 ngân hàng trên.

Theo đó, cùng quyết định của Fed về việc cung cấp tài chính cho các tổ chức có đủ điều kiện và đảo bảo họ có thể đáp ứng nhu cầu của tất các bên gửi tiền, thì đây sẽ là những bước giúp khôi phục niềm tien của thị trường.

Fed khó nặng tay trong việc tăng lãi suất vì sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB)

Sự sụp đổ vào hôm 10/3 của Ngân hàng Silicon Valley có thể khiến Fed phải suy nghĩ lại về việc nặng tay nâng lãi suất. Theo Bloomberg, số liệu việc làm tháng 2 từng làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong tháng này. Nhưng vụ sụp đổ ngày 10/3 của Ngân hàng Silicon Valley có thể khiến họ phải nghĩ lại.

Ông Stephen Stanley, kinh tế trưởng tại Santander US Capital Markets nhận định: “Các biến động trên thị trường và lĩnh vực ngân hàng sẽ khiến họ nghiêng về khả năng tăng lãi thêm 25 điểm cơ bản”. “Ít nhất thì đây cũng là hồi chuông cảnh báo với các nhà hoạch định chính sách, rằng họ đã thắt chặt khá mạnh tay trong năm qua và không phải toàn bộ tác động đều đã biểu hiện ra. Họ từ giờ sẽ phải thận trọng hơn”, ông này cho biết thêm.

Hôm 10/3/2023, Ngân hàng Silicon Valley, ngân hàng lớn thứ 16 nước Mỹ với tổng tài sản lên tới 209 tỷ USD đã bị giới chức California đóng cửa và chuyển quyền quản lý tài sản cho Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC).

Diễn biến này khiến các thị trường tài chính rối loạn. Các chỉ số chứng khoán Mỹ cùng ngày đồng loạt lao dốc, các tài sản rủi ro khác bị bán tháo. Giới quan sát lo ngại đây có thể là tín hiệu cho các vấn đề lớn hơn. Các ngân hàng Mỹ đang đối mặt với thực tế rằng Fed đã nâng lãi thêm 450 điểm cơ bản trong một năm qua để đối phó lạm phát.

Sự sụp đổ của SVB một phần do chính sách nâng lãi suất mạnh tay của Fed trong năm qua. Khi lãi suất còn quanh 0%, các ngân hàng tích cực mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài, rủi ro thấp. Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi để đối phó lạm phát, giá trị số trái phiếu này giảm theo, khiến các ngân hàng phải gánh khoản lỗ khổng lồ trên giấy tờ.

Hôm 8/3, SVB Financial Group, công ty mẹ của Silicon Valley Bank thông báo đã bán 21 tỷ USD trái phiếu, lỗ 1,8 tỷ USD. Họ cho biết sẽ phát hành thêm 2,25 tỷ USD cổ phiếu mới để củng cố bảng cân đối kế toán. Thông tin này khiến nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hoảng loạn và khuyên các doanh nghiệp rút tiền khỏi SVB. Làn sóng rút tiền đã khiến SVB không kịp trở tay và sụp đổ.

Matthew Luzzetti, kinh tế trưởng tại Công ty chứng khoán Deutsche Bank nhận định, sự sụp đổ của SVB sẽ khiến tình hình tài chính thắt chặt thêm và Fed sẽ phải thận trọng hơn nếu việc này kéo dài.

“Nếu đây chỉ là diễn biến ngắn hạn, nó sẽ không tác động lên chính sách của Fed. Nhưng nếu điều kiện tài chính thắt chặt trong thời gian dài, Fed có thể phải giảm tốc độ nâng lãi suất”, ông này giải thích.

Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 10/3, nước này đã tạo thêm 311.000 việc làm mới trong tháng 2, thấp hơn tháng 1. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên 3,6%. Mức tăng lương tháng thì chậm nhất trong một năm.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, Fed có thể nâng lãi suất lên cao hơn dự kiến. Họ cân nhắc tăng thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp cuối tháng này để ghìm lạm phát. Chủ tịch Fed cho rằng, thị trường lao động quá nóng là nguyên nhân kéo giá cả lên cao.

Các nhà đầu tư hồi đầu tuần trước đặt cược Fed nâng lãi 50 điểm tháng này, tuy nhiên, sụp đổ của Silicon Valley Bank đã khiến xác suất này giảm xuống. Nhiều người thậm chí cho rằng Fed sẽ giảm lãi suất cuối năm nay.

Fed khó nặng tay trong việc tăng lãi suất vì sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley (SVB).

2. Giá vàng ngày 13.3.2023: SJC tăng 300.000 đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh, bật qua mức 67 triệu đồng/lượng, cao hơn quốc tế 13,3 triệu đồng/lượng. Rủi ro giá tăng nhanh khiến các đơn vị kinh doanh vàng thận trọng hơn.

Ngày 13.3, giá vàng miếng SJC tăng 300.000 đồng/lượng, Eximbank (HM:EIB) mua vào lên 66,4 triệu đồng/lượng, bán ra 66,9 triệu đồng; Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC mua vào 66,3 triệu đồng/lượng, bán ra 67 triệu đồng; Công ty vàng bạc đá quý Mi Hồng mua vào 66,3 triệu đồng/lượng, bán ra 67,3 triệu đồng.

Vàng nữ trang 4 số 9 tiếp tục tăng lên 54 triệu đồng ở chiều mua vào, bán ra 54,9 triệu đồng. Các đơn vị kinh doanh vàng để nguyên giá mua, tăng giá bán khiến chênh lệch mua bán đẩy lên 900.000 đến 1 triệu đồng mỗi lượng. Vàng miếng SJC cao hơn quốc tế 13,3 triệu đồng/lượng.

Kim loại quý trên thị trường quốc tế sáng 13.3 tăng vọt gần 30 USD mỗi ounce, từ mức 1.868 USD lên 1.896 USD, sau đó điều chỉnh giảm về 1.879 USD. Vàng biến động mạnh trước sự kiện Silicon Valley Bank (SVB) phá sản và thêm một ngân hàng khác Signature Bank ở New York (ngân hàng quan trọng trong ngành tiền ảo) đóng cửa.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi thông báo thị trường với nội dung Fed giám sát chặt chẽ hệ thống tài chính và sẽ thực hiện các bước bổ sung khi thích hợp. Người gửi tiền được Fed bảo vệ với bất kỳ khoản gửi nào; sẵn sàng ứng phó với bất kỳ căng thẳng thanh khoản nào có thể xảy ra.

Những người gửi tiền tại SVB sẽ có quyền truy cập vào tất cả các khoản tiền của họ vào thứ hai khi Fed công bố chương trình tài trợ có kỳ hạn ngân hàng khẩn cấp mới để chuẩn bị cho những căng thẳng thanh khoản có thể phát sinh…

Những người nắm giữ trái phiếu kho bạc có năng suất thấp phải đối mặt với tổn thất vốn và các ngân hàng, đặc biệt là những công ty nhỏ hơn, phải đối mặt với các điều khoản khó khăn hơn để thu hút các khoản tiền gửi cần thiết cho hoạt động. Trước khi đóng cửa vào thứ sáu, SVB có bảng cân đối kế toán khoảng 200 tỉ đô la và là ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ.

3. Giá xăng dầu hôm nay 13/3: Tăng nhẹ trước kỳ vọng tăng lãi suất

Giá xăng dầu hôm nay 13/3/2023 đồng loạt tăng nhẹ trước kỳ vọng tăng lãi suất, song mức giá hiện tại thấp hơn so với 2 tuần trước đó. Giá xăng dầu thế giới

Giá dầu thế giới vào sáng ngày 13/3 (theo giờ Việt Nam) như sau: giá dầu thô WTI tăng nhẹ 0,9% lên 77,37 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tăng 0,75% lên 83,40 USD/thùng.

Giám đốc điều hành Aramco Amin Nasser cho biết rằng thị trường dầu mỏ sẽ vẫn cân bằng chặt chẽ trong ngắn hạn và trung hạn, ngay sau khi gã khổng lồ dầu mỏ Ả Rập Saudi báo cáo lợi nhuận hàng năm cao nhất từ ​​trước đến nay kể từ khi công ty được niêm yết.

Ông cho biết công suất dự phòng vẫn còn hạn chế ở mức 2 triệu thùng mỗi ngày, trong khi nhu cầu về nhiên liệu máy bay đang tăng lên cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau các hạn chế chặt chẽ do COVID-19.

Nasser cho biết một thỏa thuận đã được thống nhất giữa Iran và Ả Rập Saudi vào hôm 11/3 nhằm thiết lập lại quan hệ sau nhiều năm thù địch, đe dọa sự ổn định và an ninh ở vùng Vịnh, thỏa thuận sẽ có tác động tích cực đến thị trường năng lượng toàn cầu vì nó thúc đẩy sự ổn định của khu vực.

Nguồn cung cấp dầu thô của Aramco cho các khách hàng châu Á chính bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc tăng doanh số bán hàng của Nga vào châu Á do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nasser cho biết Aramco đang xem xét các cơ hội thị trường khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên toàn cầu, khi được hỏi về các thương vụ mua lại tiềm năng trong năm tới. Ông cho biết công ty đang đàm phán và tích cực thảo luận về các khoản đầu tư LNG.

Ông cũng cảnh báo rằng ông vẫn chưa thấy đủ đầu tư để duy trì nhu cầu trong dài hạn vào lĩnh vực này, nói rằng nguồn cung sẽ không đủ trong trung và dài hạn nếu xu hướng đó tiếp tục.

Xuất khẩu dầu của Iran đã đạt mức cao nhất kể từ khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt vào năm 2018, Bộ trưởng Dầu mỏ Javad Owji cho biết hôm 12/3, theo hãng thông tấn bán chính thức Tasnim đưa tin.

Sau khi Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran vào năm 2018, doanh thu và xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã bị ảnh hưởng đáng kể do một số quốc gia (ngoại trừ Trung Quốc) tiếp tục mua dầu thô của Iran.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 13/3 được áp dụng theo phiên điều hành ngày 1/3 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 121 đồng/lít, xuống 22.421 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 118 đồng/lít, xuống 23.325 đồng/lít.

Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 551 đồng/lít còn 20.255 đồng/lít; dầu hỏa giảm 372 đồng/lít còn 20.474 đồng/lít. Riêng dầu mazut tăng 304 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành, hiện giá dầu mazut là 14.555 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, Liên bộ không chi từ Quỹ bình ổn với các mặt hàng xăng, dầu. Thay vào đó, mức trích từ Quỹ bình ổn với xăng RON 95-III tăng từ 0 đồng lên 200 đồng một lít; E5 RON 92 tăng lên 250 đồng một lít so với kỳ điều hành ngày 21/2.

Mức trích quỹ với dầu diesel giảm 100 đồng so với kỳ điều hành trước, về còn 500 đồng. Dầu hoả có mức trích lập vào quỹ là 300 đồng một lít, tăng 100 đồng. Riêng mức trích lập với dầu mazut vẫn duy trì 0 đồng mỗi kg như phiên điều hành trước.

Chiều nay, vào lúc 15h sẽ là kỳ điều hành giá xăng dầu thứ hai trong tháng này.

4. Tin tức về thị trường chứng khoán.

Chứng khoán Mỹ: Chỉ số Dow tương lai tăng nhẹ

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đã tăng gần 1% trong các giao dịch tối Chủ nhật, sau khi các chỉ số chính kết thúc tuần với sự sụt giảm đáng kể khi các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang hứa rằng những người gửi tiền tại SVB Financial sẽ được bảo vệ quyền lợi.

Trong tuần tới, những người tham gia thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng và giá sản xuất , doanh số bán lẻ, hàng tồn kho của doanh nghiệp, giấy phép xây dựng, dữ liệu sản xuất của Fed Philadelphia, dữ liệu tâm lý người tiêu dùng của Michigan và kỳ vọng, cũng như dữ liệu sản xuất công nghiệp. Thành viên FOMC Bowman cũng dự kiến sẽ phát biểu.

Các công ty dự kiến báo cáo tuần này bao gồm FedEx Corporation (NYSE:FDX), Adobe Systems Incorporated (NASDAQ:ADBE) và Dollar General Corporation (NYSE:{{20744|DG} }).

Chứng khoán Việt “ngược dòng” thế giới, hàng nghìn tỷ tiền ngoại đang chờ giải ngân

đã tăng 4 phiên liên tiếp với việc dòng tiền nội và ngoại có dấu hiệu quay trở lại. Nhà đầu tư đang đón đợi hàng nghìn tỷ được khối ngoại giải ngân trong tuần tới. Tuần giao dịch từ 6 – 10/3/2023, Dow Jones đã giảm 4,4%, S&P 500 mất 4,5% và Nasdaq giảm 4,7%. Các chỉ số đại diện sàn chứng khoán Trung Quốc, Nhật Bản cũng kết tuần trong sắc đỏ.

Bất chấp những tín hiệu không khả quan từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), thị trường chứng khoán trong nước vẫn có một tuần giao dịch khá tích cực với mức tăng 28 điểm của VN-Index lên mức 1.053 điểm.

Tương tự, HNX-Index kết tuần tại 207,9 điểm – tăng 1,5% và UPCOM-Index tăng 1,3% lên 76,8 điểm.

Thanh khoản thị trường hồi phục với giá trị giao dịch bình quân 3 sàn tăng 13,4% lên mức 9.912 tỷ đồng/phiên.

Tâm lý tích cực giúp hầu hết các ngành nghề đều tăng điểm trong đó có 2 trụ cột chính là ngành ngân hàng và bất động sản.

Sau nhiều tuần phân hóa, cổ phiếu ngân hàng đồng thuận trở lại với VPB (HM:VPB) tăng 7,7%, CTG (HM:CTG) tăng 5%, HDB (HM:HDB) tăng 3,9%, BID (HM:BID) tăng 2,7% và VCB (HM:VCB) tăng 1,3%,… Chỉ duy nhất 2 cổ phiếu giảm giá là BAB (HN:BAB) và NVB (HN:NVB) với mức giảm dưới 2%.

Tương tự, nhóm bất động sản hồi trở lại nhờ thông tin liên quan đến Nghị định 08 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Một số mã tăng khá như DXG (HM:DXG) tăng 11,4%, KDH (HM:KDH) tăng 8,8%, VHM (HM:VHM) tăng 4,6%, NLG (HM:NLG) tăng 1,2%,…

Cổ phiếu thép cũng tăng điểm trong bối cảnh ngành thép được kỳ vọng sẽ hồi phục nhờ gói đầu tư công giá trị của Chính phủ; NKG (HM:NKG) tăng 8,8%, HSG (HM:HSG) tăng 7,2%, HPG (HM:HPG) tăng 4,7%,…

Khối ngoại với 4/5 phiên mua ròng đã có tuần mua mạnh trở lại với giá trị 915 tỷ đồng trên sàn HOSE. Tâm điểm mua tại HSG và SSI (HM:SSI) với lần lượt 177 tỷ và 164 tỷ. Chiều bán ròng, DCM (HM:DCM) bị bán ra gần 100 tỷ.

Tại HNX, khối ngoại duy trì mua ròng với giá trị hơn 95 tỷ. Các mã được mua đáng kể có PVS (HN:PVS), CEO, TNG (HN:TNG) trong khi chiều bán có SHS (HN:SHS), NVB. Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng gần 14 tỷ đồng.
Theo nhận định của chứng khoán MB, sau khi đã tích lũy đi ngang 5 phiên trước đó, thị trường tăng tốt ở hai phiên vừa qua đang tạo vùng đệm về lợi nhuận cho nhà đầu tư, nhiều cổ phiếu đang có mức lãi vượt trội so với thị trường chung. Các nhịp rung lắc như trong phiên chiều sẽ qua nhanh khi nhà đầu tư đã có “vốn”.

Về kỹ thuật, VN-Index đã lấy lại các ngưỡng kỹ thuật quan trọng như MA100, MA50,… nhờ đó đã lôi kéo được dòng tiền mới quay lại thị trường khi các chỉ báo kỹ thuật được cải thiện lên trạng thái tích cực.

Sang tuần tới đây, một số công ty chứng khoán nhận định một dòng tiền lớn hàng nghìn tỷ đồng có thể đổ vào thị trường bởi các quý ETF ngoại.Novaland (HM:NVL) muốn phát hành thêm gần 3 tỷ cổ phiếu để tái cấu trúc nợ và làm dự án

Trên đây là những cập nhật tin tức mới nhất ảnh hưởng tác động đến thị trường Forex, Vàng, Tiền điện tử và Chứng khoán,… được đội ngũ TRADERPTKT.COM chia sẻ đến bạn đọc. Mọi tin tức đều khiến thị trường có thể thay đổi đột ngột, các bạn tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại cần thận trọng. Nên có cái nhìn dài hạn hơn về thị trường, điều này sẽ giúp bạn hạn chế bớt rủi do trong quá trình đầu tư.

Mong bài viết này có thể giúp bạn tham khảo phần nào, chúc các bạn một ngày tốt lành, giao dịch tốt và có nhiều lợi nhuận!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone