Đồng đô la Mỹ đã bị sốc bởi thị trường giảm mạnh?

Chia sẻ

Cập Nhật Tin Tức Thị Trường 04/04/2023

Chỉ số đô la Mỹ giảm mạnh, giá Vàng tăng mạnh khi đô la Mỹ giảm, thị trường dầu tăng mạnh do OPEC cắt giảm sản lượng? Trong bài viết này đội ngũ TRADERPTKT.COM chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cập nhật mới nhất về tình hình thị trường Forex, Vàng, , Oil, Tin Tức Về Ngân Hàng Quốc Tế, Kinh Tế Việt Nam, Tin Tức Kinh Tế Mỹ.

1. Đồng đô la Mỹ đã bị sốc bởi thị trường lặn 100 điểm chỉ sau một đêm! Báo cáo phi nông nghiệp nặng nề tuần này có thể là “cứu tinh” của đồng USD?

Vào thứ Hai, chỉ số đô la Mỹ đã từng chạm mức 103,06 trong giao dịch trong ngày, sau đó giảm mạnh, chỉ số này đã giảm xuống mức tối thiểu là 101,98 vào đầu phiên giao dịch tại New York.

Chỉ số đô la Mỹ đã từng chạm mức 103,06 trong giao dịch trong ngày

Với cuộc khủng hoảng ngân hàng làm dấy lên lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể cần bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay, những người tham gia thị trường có thể xem xét báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ cho tháng 3 để biết manh mối tiếp theo liệu điều đó có đúng hay không. Những kỳ vọng như vậy đã đè nặng lên đồng đô la trong thời gian gần đây, nhưng liệu báo cáo việc làm tích cực bất ngờ có đủ để đưa đồng đô la trở lại từ cõi chết?

Mặc dù Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell (Jerome Powell) đã phản đối kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong cuộc họp báo sau cuộc họp FOMC vừa qua, nhưng các nhà đầu tư đã không tin lời ông ấy và tiếp tục bán đồng đô la.

Thay vì nhắc lại nhu cầu tăng lãi suất hơn nữa, các quan chức Fed lưu ý rằng “một số biện pháp thắt chặt hơn nữa có thể là phù hợp.” Trong khi biểu đồ chấm được cập nhật tiếp tục chỉ ra một đợt tăng lãi suất 25 bps khác vào năm 2023, với rất ít hoặc không có đợt cắt giảm lãi suất nào, từ “có khả năng” được hiểu là mở đầu cho việc tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng Năm.

Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 3 của Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ được công bố vào thứ Sáu lúc 19:30

Cơ quan nổi tiếng XM.com cho biết tốc độ tăng của bảng lương phi nông nghiệp ở Hoa Kỳ dự kiến ​​​​sẽ chậm lại từ 311.000 xuống 238.000 trong tháng 3, nhưng cùng với tỷ lệ thất nghiệp 3,6%, con số này dường như phù hợp với thị trường lao động vẫn còn chặt chẽ.

Ngoài ra, những rủi ro xung quanh dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp có thể nghiêng về xu hướng tăng do cuộc khảo sát về Chỉ số quản lý mua hàng tổng hợp toàn cầu (PMI) của S&P cho thấy tổng số việc làm được tạo ra trong tháng 3 với tốc độ nhanh nhất trong 6 tháng.

XM.com nói thêm rằng điều này có thể hỗ trợ cho đồng đô la, nhưng vẫn có vẻ không khôn ngoan khi dự đoán sự đảo chiều tăng giá của đồng bạc xanh. Những người tham gia thị trường vẫn cần xem xét dữ liệu CPI tháng 3, cũng như GDP quý đầu tiên sơ bộ, trước cuộc họp FOMC tháng 5.

>> Khóa học Nến Heiken Ashi

Những bất ngờ tiêu cực từ những dữ liệu này và/hoặc các tiêu đề mới lan truyền mối lo ngại mới về sự ổn định của ngành ngân hàng có khả năng khiến những người tham gia thị trường bắt đầu định giá về một lần tạm dừng tăng lãi suất khác vào tháng 5 và tiếp tục cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

2. Vàng thế giới tăng khi đồng USD giảm

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0.83% lên 1,984.29 USD/oz. Hợp đồng vàng tương lai cộng 0.7% lên 2,000.40 USD/oz.

Vàng thế giới tăng khi đồng USD giảm

Edward Moya, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Oanda, nhận định: “Chúng ta liên tục bị ảnh hưởng bởi các sự kiện lớn ở đây và điều đó khiến nhà đầu tư lo lắng”, đề cập đến việc bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng toàn cầu có thể đẩy giá vàng tăng gần 8% trong tháng trước.

Ông Moya nói thêm: “Quyết định gây sốc của OPEC+ thực sự thúc đẩy kênh phòng ngừa lạm phát là vàng. Trong khi vàng phải vật lộn để đạt được vị thế truyền thống như một công cụ phòng ngừa lạm phát do lãi suất tăng cao để làm giảm làm phát cũng làm giảm sức hấp dẫn của kim loại không đem lại lợi suất, việc cắt giảm bất ngờ của OPEC+ vào ngày thứ Hai cũng khiến đồng USD suy yếu.

Cũng góp phần thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng, hoạt động sản xuất tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm vào tháng 3 trong bối cảnh các điều kiện tín dụng thắt chặt, dẫn đến lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm.

Vào đầu phiên, vàng đã chạm mức đáy trong 4 phiên là 1,949.55 USD/oz. Dẫu vậy, vàng đã đảo chiều tăng sau đó, phản ánh sự thay đổi suy yếu của đồng USD.

3. Tăng hơn 6%, dầu tăng mạnh nhất trong gần 1 năm

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 6.31% lên 84.93 USD/thùng, đánh dấu phiên tăng tốt nhất kể từ ngày 21/3/2022. Hợp đồng dầu WTI cộng 6.28% lên 80.42 USD/thùng, ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ ngày 12/4/2022.

Việc cắt giảm tự nguyện sẽ bắt đầu vào tháng 5 và kéo dài đến cuối năm 2023, Ả-rập Xê-út tuyên bố, đồng thời cho biết đây là một “biện pháp phòng ngừa” nhằm ổn định thị trường dầu mỏ.

Động thái này diễn ra sau quyết định của Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu 500,000 thùng/ngày cho đến cuối năm 2023, theo Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak.

Ngoài việc Ả-rập Xê-út cắt giảm 500,000 thùng/ngày, các quốc gia thành viên khác cũng cam kết cắt giảm: Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) sẽ cắt giảm sản lượng 144,000 thùng/ngày, còn Kuwait, Oman, Iraq, Algeria và Kazakhstan cũng sẽ cắt giảm sản lượng.

Chuyên gia phân tích Tina Teng của CMC Markets chia sẻ: “Kế hoạch của OPEC+ cắt giảm thêm sản lượng có thể đẩy giá dầu lên mốc 100 USD/thùng một lần nữa, với việc Trung Quốc tái mở cửa và việc cắt giảm sản lượng của Nga là động thái trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây”.

Tuy nhiên, bà Teng lưu ý rằng việc cắt giảm cũng có thể đảo ngược đà suy giảm lạm phát, điều này “sẽ làm phức tạp các quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương”.

Trong tháng 3, giá dầu đã trượt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021, khi nhà đầu tư lo ngại biến động trong ngành ngân hàng có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Một chuyên gia phân tích cho biết tổ chức OPEC và các đồng minh đang tìm cách tránh lặp lại vụ khủng hoảng năm 2008.

Một số nhà phân tích cho rằng lần cắt giảm mới nhất dự kiến sẽ mang lại tác động đáng kể hơn đợt cắt giảm hồi năm ngoái.

4. S&P 500 và Dow Jones tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones tăng 327 điểm (tương đương 0.98%) lên 33,601.15 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 0.37% lên 4,124.51 điểm. Đây là phiên leo dốc thứ 4 liên tiếp của cả 2 chỉ số này. Trong khi, chỉ số Nasdaq Composite mất 0.27% còn 12,189.45 điểm.

S&P 500 và Dow Jones tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Các thị trường đã dành phần lớn thời gian trong phiên để hấp thụ thông tin từ OPEC+, cụ thể, tổ chức này đang cắt giảm 1.16 triệu thùng/ngày. Hợp đồng dầu WTI tương lai vọt 6.28% lên 80.42 USD/thùng, và hợp đồng dầu Brent tương lai cộng 6.31% lên 84.93 USD/thùng.

Triển vọng giá dầu tăng cao có thể gây thêm bất ổn cho Phố Wall khi việc cắt giảm sản lượng diễn ra, theo chiến lược gia năng lượng Stephen Ellis của Morningstar.

Tuy nhiên, Phố Wall đang rũ bỏ những diễn biến mới nhất và nối dài chuỗi leo dốc gần đây. Cả 3 chỉ số chính đều tăng trong quý đầu tiên, bất chấp tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng bởi vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank hồi tháng 3. Nasdaq Composite dẫn đầu quý 1 với mức leo dốc 16.8%, còn S&P 500 vọt 7% trong 3 tháng đầu tiên của năm, đánh dấu quý tăng thứ 2 liên tiếp. Dow Jones tuy thấp hơn nhưng vẫn cố gắng đạt mức tăng 0.4% trong quý đầu tiên.

Quỹ Energy Select Sector SPDR, theo dõi ngành năng lượng thuộc S&P 500, đã tiến hơn 4%. Cổ phiếu Marathon Oil và Halliburton là những cổ phiếu hoạt động tốt nhất quỹ, lần lượt vọt gần 9.9% và 7.7%.

Tuy nhiên, đà leo dốc gần đây có thể tồn tại trong thời gian ngắn do các yếu tố kinh tế vĩ mô mạnh mẽ hơn, với nền kinh tế đang suy thoái do người tiêu dùng rõ ràng đang suy giảm, hoạt động cho vay trở nên khó khăn, sự không chắc chắn về chi phí năng lượng sẽ tăng trong một thời gian và chính sách tiền tệ hạn chế cuối cùng và sắp phá vỡ nhiều bộ phận của nền kinh tế.

5. Fed thắt chặt chính sách tiền tệ: Bắt đầu bằng khủng hoảng ngân hàng và kết thúc bằng suy thoái?

Hệ lụy từ chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã phơi bày rõ qua đợt chao đảo vừa qua của ngành ngân hàng Mỹ. Khủng hoảng ngân hàng bắt nguồn…

“Tuần trước, trong bối cảnh ngân hàng mất khả năng thanh toán, các cơ quan chính phủ đã hành động để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng tiềm ẩn”.

Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), Bộ Tài chính và Cục dự trữ liên bang (Fed) đã ban hành Chương trình cho vay có kỳ hạn của ngân hàng với khoản vay dự phòng trị giá 25 tỷ đô la để bảo vệ những người gửi tiền trước sự cố của Silicon Valley Bank.

Tiếp đó, 11 ngân hàng lớn nhất của Mỹ đã tuyên bố sẽ gửi 30 tỉ USD vào Ngân hàng First Republic để giải cứu. Các ngân hàng đã nhanh chóng khai thác chương trình này, thể hiện qua khoản vay tăng vọt 152 tỷ USD từ Fed. Đây là khoản vay lớn nhất trong một tuần kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính.

Cùng thời điểm, Ngân hàng đầu tư UBS đã tham gia vào một “cuộc thâu tóm” Credit Suisse và Fed đã mở lại các đường dây hoán đổi USD để cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng nước ngoài.

Các ngân hàng Trung ương bao gồm: Ngân hàng Canada, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ hôm nay (3/4) cũng thông báo phối hợp nhằm tăng cường cung cấp thanh khoản thông qua đường dây hoán đổi thanh khoản bằng USD.

Thông cáo của Fed ngày 19/3 cho biết các NHTW tham gia thỏa thuận sẽ “tăng tần suất hoạt động hoán đổi USD kỳ hạn 7 ngày từ hàng tuần lên hàng ngày”. Các NHTW khác cũng ra thông cáo với nội dung tương tự.

Fed cho biết hoạt động hoán đổi hàng ngày sẽ bắt đầu ngay từ 20/3 và sẽ tiếp tục cho tới ít nhất là cuối tháng 4.

Fed thường cung cấp thanh khoản thông qua hợp đồng hoán đổi USD khi nguồn cung trên thị trường thiếu hụt. Các ngân hàng bên ngoài nước Mỹ thường có nghĩa vụ nợ phải trả bằng USD, trong thời kỳ hệ thống tài chính căng thẳng, việc tiếp cận USD trở nên khó khăn, Fed và NHTW các nước sẽ thúc đẩy thanh khoản để hỗ trợ các ngân hàng thương mại.

Trên đây là những cập nhật tin tức mới nhất ảnh hưởng tác động đến thị trường Forex, Vàng, Tiền điện tử và Chứng khoán,… được đội ngũ TRADERPTKT.COM chia sẻ đến bạn đọc. Mọi tin tức đều khiến thị trường có thể thay đổi đột ngột, các bạn tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại cần thận trọng. Nên có cái nhìn dài hạn hơn về thị trường, điều này sẽ giúp bạn hạn chế bớt rủi do trong quá trình đầu tư.

Mong bài viết này có thể giúp bạn tham khảo phần nào, chúc các bạn một ngày tốt lành, giao dịch tốt và có nhiều lợi nhuận!

Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone