Phương Pháp Giao Dịch Heiken Ashi Và MACD

Phương-Pháp-Giao-Dịch-Heiken-Ashi-Và-MACD
Chia sẻ

Bài viết này sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng chi tiết hệ thống giao dịch nến Heiken Ashi và MACD làm sao hiệu quả nhất.

» Kiến thức nến Heiken Ashi toàn tập

Đây là bài viết trong chuỗi bài viết về hệ thống giao dịch Heiken Ashi kết hợp với các chỉ báo nhằm giúp bạn có nhiều lựa chọn các phương pháp giao dịch phù hợp với mình.

Hệ Thống Kết Hợp Heiken Ashi Và MACD

Để tìm hiểu rõ hơn về lý thuyết cấu tạo và chi tiết cách sử dụng nến Heiken Ashi cũng như chỉ báo MACD như thế nào thì Team TRADERPTKT đã có những chuỗi bài viết chi tiết. Mời các bạn tham khảo lại.

Màu sắc thay đổi nhận biết Heiken Ashi đảo chiều xu hướng
Màu sắc thay đổi nhận biết Heiken Ashi đảo chiều xu hướng

Mục đích của bài viết này là dựa trên những kinh nghiệm giao dịch được đúc kết của bản thân chúng tôi để tóm tắt và hướng dẫn cho bạn cách sử dụng làm sao để đạt hiệu quả nhất.

Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence-Divergence) là một chỉ báo được phân loại là một dạng Momentum theo xu hướng. Nó là một trong những chỉ số kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất để phân tích kỹ thuật trong các thị trường tài chính Forex, Bitcoin, Chứng khoán hiện nay.

Cấu tạo của chỉ báo MACD
Cấu tạo của chỉ báo MACD

Chỉ báo này được dùng chủ yếu để xác định xu hướng (Trend) là sẽ đảo chiều hay tiếp tục. Chỉ báo MACD là một công cụ chỉ báo rất tốt, đặc biệt là cho các Trader mới chưa có nhiều kỷ luật trong giao dịch. Chỉ báo này hình thành những thiết lập vào lệnh rất đặc biệt.

Việc kết hợp 2 yếu tố Heiken Ashi và chỉ báo MACD sẽ giúp cho chúng ta giảm bớt sự nhiễu loạn của biến động thị trường, dễ dàng xác định xu hướng và xác định sức mạnh momentum của xu hướng như thế nào để đưa ra quyết định mua bán.

Từ những ưu điểm trên, khi kết hợp chúng ta sẽ có hệ thống giao dịch sau đây:

Hệ thống giao dịch Heiken Ashi và MACD
Hệ thống giao dịch Heiken Ashi và MACD

Khi sử dụng nến Heiken Ashi, biểu đồ phân tích sẽ trông mượt mà hơn. Các đỉnh đáy được xác định một cách trực quan và dễ dàng.

Kết hợp với chỉ báo momentum xu hướng MACD, căn cứ dựa vào các đường line quan trọng là Signal, MACD và Histogram giúp nhận biết tín hiệu của dòng tiền mua và bán trên thị trường.

Cài Đặt Thông Số Phù Hợp

Tùy theo phong cách và khung thời gian giao dịch mà bạn sẽ lựa chọn thông số cài đặt phù hợp với đặc tính của sản phẩm giao dịch của bạn. Nhìn chung đây là các thông số cài đặt theo kinh nghiệm của chúng tôi đã cho hiệu quả khá cao cho hầu hết các sản phẩm giao dịch trên thị trường Forex, Vàng, Bitcoin, Chứng khoán, …

Nếu bạn chưa biết cách chỉnh sửa thông số chỉ báo MACD thì hãy tham khảo bài viết hướng dẫn này nhé:

» Hướng dẫn sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả

1. Giao dịch Swing

Nếu khung thời gian phân tích kỹ thuật của bạn theo các khung timeframe lớn như H1 (1 giờ), H4 (4 giờ), D1 (ngày), … thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng thông số mặc định của chỉ báo MACD như sau:

  • MACD: (Fast lenght: 12-day,  Slow lenght: 26-day).
  • Đường tín hiệu: EMA 9 ngày.
Thông số mặc định của chỉ báo MACD
Thông số mặc định của chỉ báo MACD

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi thông số này phù hợp với sản phẩm giao dịch của bạn đang áp dụng. Và bạn hãy nhớ Backtest lại dữ liệu quá khứ để kiểm tra bất kỳ hệ thống hoặc phương pháp giao dịch nào trước khi áp dụng vào giao dịch thực tế nhé!

2. Giao dịch Scalping

Các Trader giao dịch trong ngày theo phương pháp lướt sóng có thể tham khảo thông số cài đặt chỉ báo RSI cho các khung thời gian nhỏ hơn như M15 (15 phút), M30 (30 phút), …

Để hệ thống giao dịch có thể bắt kịp và hoạt động hiệu quả trong các khung thời gian nhỏ, các trader thường điều chỉnh lại thông số cài đặt của chỉ báo RSI như sau:

  • MACD: (Fast lenght: 26-day,  Slow lenght: 52-day).
  • Đường tín hiệu: EMA 14 ngày.
Cài đặt thông số chỉ báo MACD cho khung thời gian giao dịch nhỏ
Cài đặt thông số chỉ báo MACD cho khung thời gian giao dịch nhỏ

Cách Sử Dụng Trong Giao Dịch

1. Giao dịch theo giao cắt đường MACD và đường tín hiệu (Signal)

Để phát huy hiệu quả của hệ thống heiken ashi và MACD, chúng ta cần kết hợp thêm nhiều yếu tố hợp lưu khác để nâng cao hiệu quả chính xác của tín hiệu vào lệnh.

Để nâng cao hiệu quả của vị thế vào lệnh, bạn có thể kết hợp thêm các yếu tố khác như mô hình đỉnh đáy, mô hình giá, đường xu hướng trendline, Fibonacci, …

Xét ví dụ bên dưới, biểu đồ giao dịch EURUSD khung thời gian 1 giờ (H1), với việc hợp lưu của nhiều yếu tố thể hiện cho một xu hướng tăng.

Ví dụ trường hợp giao dịch theo tín hiệu giao cắt MACD và Signal
Ví dụ trường hợp giao dịch theo tín hiệu giao cắt MACD và Signal

Khi chỉ báo MACD cho tín hiệu giao cắt đường MACD cắt lên trên đường Signal (Histogram dương) thể hiện xu hướng tăng tiếp tục được ủng hộ.

Chờ đợi xuất hiện mô hình nến Heiken Ashi đảo chiều tăng tại vùng giá quan trọng, lúc này chúng ta có thể canh lệnh Mua.

Vùng giá quan trọng có thể là vùng hợp lưu các yếu tố trendline, kháng cự hỗ trợ, Fibonacci, …

Ngược lại, khi giao cắt đường MACD cắt xuống đường Signal và xuất hiện mô hình nến HA đảo chiều giảm tại vùng giá quan trọng. Chúng ta có thể canh vào lệnh Bán.

  • Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Mua khi đường MACD cắt lên trên đường Signal và xuất hiện mô hình nến Heiken Ashi đảo chiều tăng tại vùng giá quan trọng. Ngược lại, vào lệnh Bán khi đường MACD cắt xuống đường Signal và xuất hiện và xuất hiện mô hình nến Heiken Ashi đảo chiều giảm.
  • Điểm dừng lỗ (Stoploss): Vị trí dừng lỗ với lệnh Mua là phía dưới mô hình nến HA hoặc bên dưới vùng giá trị quan trọng. Đối với lệnh Bán, vị trí dừng lỗ là phía trên mô hình nến HA hoặc bên trên vùng giá trị quan trọng.
  • Điểm chốt lời (Takeprofit): Điểm chốt lời theo tỉ lệ Risk:Reward (1:1.5, 1:2, 1:3, …)  hoặc vùng đáy / vùng đỉnh cũ (những vùng giá trị quan trọng).

2. Giao dịch theo tín hiệu phân kỳ MACD

Khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa giá và chỉ báo MACD, chúng ta sẽ chờ đợi thực hiện các hành động sau đây:

  • Histogram MACD hình thành đỉnh thấp hơn, giá hình thành đỉnh cao hơn: Canh vào vị thế Bán khi xuất hiện mô hình nến đảo chiều giảm hoặc tín hiệu giao cắt đường MACD cắt xuống dưới đường Signal. Giữa 2 Histogram xanh có Histogram đỏ xen kẽ sẽ càng tốt.
  • Histogram MACD hình thành đáy cao hơn, giá hình thành đáy thấp hơn: Canh vào vị thế Mua khi xuất hiện mô hình nến đảo chiều tăng hoặc xuất hiện tín hiệu giao cắt đường MACD cắt lên trên đường Signal. Giữa 2 Histogram đỏ có Histogram xanh xen kẽ sẽ càng tốt.
Ví dụ trường hợp giao dịch theo tín hiệu phân kỳ MACD
Ví dụ trường hợp giao dịch theo tín hiệu phân kỳ MACD
  • Điểm dừng lỗ (Stoploss): Vị trí dừng lỗ với lệnh Mua là phía dưới mô hình nến HA hoặc bên dưới vùng giá trị quan trọng. Đối với lệnh Bán, vị trí dừng lỗ là phía trên mô hình nến HA hoặc bên trên vùng giá trị quan trọng.
  • Điểm chốt lời (Takeprofit): Điểm chốt lời theo tỉ lệ Risk:Reward (1:1.5, 1:2, 1:3, …) hoặc RSI vào vùng quá bán/ quá mua hoặc vùng đáy / vùng đỉnh cũ (những vùng giá trị quan trọng).

Kết Luận

Nến Heiken Ashi là công cụ tuyệt vời giúp xác định xu hướng, tín hiệu đảo chiều và đặc biệt hữu hiệu với tính năng lọc nhiễu cho biến động giá của thị trường.

Khi kết hợp với chỉ báo momentum xu hướng MACD sẽ giúp Trader có cách nhìn nhận tốt hơn trong phân tích kỹ thuật, hạn chế rủi ro do cảm xúc chi phối.

Hy vọng rằng bài viết Hệ thống Heiken Ashi kết hợp chỉ báo MACD này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả thiết lập tín hiệu vào lệnh.

Như mọi khi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bài viết hôm nay, vui lòng để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới.

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi những thông tin và chia sẻ mới nhất từ trang TRADERPTKT.COMNguyễn Hữu Đức Trader.

Chúng tôi có các khóa học từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn trang bị kiến thức đầu tư tài chính trên các thị trường chứng khoán, ngoại hối và tiền điện tử.

» Khóa Học Forex Từ A đến Z (Video)

Chúc bạn chọn được sàn giao dịch phù hợp để giao dịch!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch

Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone