Mối quan hệ giữa USD và Dầu, Vàng, Chứng khoán như thế nào?

Mối quan hệ giữa USD và Dầu, Vàng, Chứng khoán như thế nào?
Chia sẻ

Trong hoạt động đầu tư tài chính, nhà đầu tư thường dành phần lớn sự quan tâm cho những câu chuyện xoay quanh thị trường chứng khoán và các tài sản đang nắm giữ mà quên mối quan hệ giữa các thị trường với nhau.

Vì thế sẽ là thiếu sót lớn nếu chúng ta bỏ quên bức tranh toàn cảnh kinh tế vĩ mô, nơi chứa đựng nhiều yếu tố, xu thế quan trọng và các biến số có thể thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ tới danh mục của bạn, cụ thể là lợi nhuận đầu tư.

»Mô hình nến?

Nội dung bài học này, Đội Ngũ TRADERPTKT.COM sẽ cho bạn biết mối quan hệ giữa USD và Dầu, Vàng, Chứng khoán như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau.

1. Phân biệt mối quan hệ giữa Dầu thô WTI và Brent là gì?

Khi bạn đọc hoặc nghe tin tức về thị trường dầu mỏ, bạn sẽ bắt gặp 2 thuật ngữ bí ẩn: Brent và WTI (West Texas Intermediate).

Có thể bạn đã biết rằng đó là hai tiêu chuẩn chính về dầu mỏ. Nhưng bạn có biết sự khác nhau giữa chúng là gì không và tại sao chúng lại có chi phí khác nhau?

Dầu thô WTI và Brent
Dầu thô WTI và Brent

Có rất nhiều cấp độ và loại dầu khác nhau, thế giới có hơn 160 loại Dầu (Oil) khác nhau. Dầu WTI, Brent và Dubai Crude đang được lấy làm tiêu chuẩn giao dịch? Chúng ta sẽ nói về Brent và WTI, vì được sử dụng thường xuyên nhất, chúng rất lý tưởng để lọc thành xăng.

Tại sao lại có các tiêu chuẩn này?

Việc này xảy ra vào cuối những năm 1980 khi OPEC (tổ chức các nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới) từ chối quản lý giá khiến giá phụ thuộc vào tâm lý của các nhà giao dịch. Để thiết lập một mức giá thích hợp, các nhà xuất khẩu cần một định hướng. Brent và WTI được tạo ra cho mục đích đó.

Vì vậy, ngày nay, mỗi nhà sản xuất dầu thiết lập giá cho loại dầu mà mình sản xuất tùy thuộc vào mức đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng. Brent hoặc WTI là một tên gọi chung cho các loại dầu khác nhau có những đặc điểm chung.

Hãy cùng quan sát kỹ hơn các đặc điểm này?

Đầu tiên là vị trí địa lý Brent là một tiêu chuẩn cho thị trường châu Âu và châu Á. Tiêu chuẩn này tập hợp hơn 15 loại dầu được sản xuất theo các khối Na Uy và Scotland gồm Brent, Ekofisk, Oseberg và Forties. WTI là đại diện cho Tây Bán Cầu. WTI bắt nguồn từ c ác bãi dầu của Mỹ, chủ yếu ở Texas, Louisiana và North Dakota.

Đặc điểm thứ hai là công thức hóa học. Trước hết, cần nói rằng không có loại dầu hoàn toàn tương tự nhau. Ngay cả các nhóm bao gồm trong Brent hoặc WTI cũng có một cấu trúc khác nhau.

Brent là loại dầu nhẹ có hàm lượng lưu huỳnh thấp. WTI là loại dầu đặc hơn. Chất lượng WTI cao hơn chất lượng của Brent.

Tại sao giá của Brent và WTI lại khác nhau?

Kể từ giữa thập niên 80, dầu WTI và Brent đã được giao dịch ở mức giá gần như nhau. Có những thời điểm WTI đắt hơn Brent. Tuy nhiên, hiện tại WTI có giá thấp hơn Brent. Sự khác biệt về giá dao động trong khoảng 10 – 20 USD/ thùng.

  • Brent được sản xuất ở gần biển, do đó chi phí vận chuyển thấp hơn đáng kể.
  • Ngược lại, WTI được sản xuất ở các khu vực bao quanh là đất liền.

Do đó, có những vấn đề về cơ sở hạ tầng khiến việc đưa dầu sản xuất ở Bắc Mỹ đến thị trường khó hơn và kết quả là chi phí vận chuyển trở nên lớn hơn.

Như đã đề cập ở trên, Brent có chất lượng thấp hơn WTI. Tuy nhiên, nó đã trở thành một chuẩn mực dầu và có giá cao hơn nhờ vào độ tin cậy khi xuất khẩu.

Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét là những vấn đề về địa chính trị. Căng thẳng Trung Đông ảnh hưởng đến dầu nhất, đặc biệt là Brent. Căng thẳng dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung. Bạn nên nhớ rằng khi nguồn cung bất kỳ tài sản nào đó giảm, giá sẽ tăng lên.

West Texas Intermediate ít bị ảnh hưởng bởi vì nó đặt tại các khu vực đất liền khép kín ở Hoa Kỳ. Giá dầu WTI được hình thành bởi các kho trữ dầu thô.

Ngay khi số lượng tăng lên, giá WTI sẽ giảm. Nếu lượng tồn trong kho giảm, giá WTI sẽ tăng. Ở đây bạn nên nhớ về một vấn đề nguồn cung. Khi nguồn cung tăng, giá sẽ giảm.

Như bạn có thể thấy, các tiêu chuẩn chính bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, xu hướng của chúng lại khá tương tự nhau. Nếu giá dầu Brent tăng, thì dầu WTI khả năng cao cũng sẽ tăng lên.

Giá dầu (Oil) có sự khác nhau giữa các sàn tại sao?

Hiện tại một số các sàn giao dịch có sự khác nhau giữa các mức giá, chắc nhiều bạn đang thắc mắc về vấn đề này. Ở đây, trước tiên các bạn phải phân được những hợp đồng có kỳ hạn và hợp đồng giao ngay.

  • Hợp đồng có kỳ hạn – đến ngày sẽ đáo hạn, được niêm yết ngày đáo hạn hàng tháng trên các sàn
  • Hợp đồng giao ngay – không có kỳ hạn, có thể nắm giữ dài hạn.

Hiện tại giá Dầu (Oil) được lấy mức chuẩn trên sàn giao dịch hàng hóa NewYork (NYMEX) được ký hiệu là CL1(WTI) và CL2 (Brent).

Ở một số sàn giao dịch ngoại hối (Forex) thường có những mã giao dịch dầu khác nhau. Ngoài ra, các sàn còn ký hiệu sự khác nhau giữa loại  có kỳ hạn và không có kỳ hạn (hợp đồng giao ngay).

Trên sàn giao dịch ICMarkets:

  • WTI _KO là hợp đồng có kỳ hạn (cập nhật trên trang chủ hàng tháng)
  • XTIUSD  là  hợp đồng giao ngay và không có kỳ hạn

Trên sàn giao dịch HotForex:

  • USOIL là hợp đồng có kỳ hạn (hợp đồng có kỳ hạn ở các tháng có mức giá chênh lệch nhau)
  • USOIL.S lại là hợp đồng giao ngay (không có kỳ hạn)

Chúng ta có thể nói rằng Brent và WTI sẽ vẫn là các chuẩn dầu đáng tin cậy. Nếu bạn muốn giao dịch tại thị trường dầu mỏ, hãy chọn một trong số chúng. Tuy nhiên, khi chọn một trong các tiêu chuẩn, hãy nhớ rằng các yếu tố ảnh hưởng đến giá của chúng.

Vì vậy, bạn sẽ có thể dự đoán giá trong tương lai chính xác hơn và giao dịch của bạn sẽ sinh lời.

Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC
Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC

Chính sách của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới giá dầu thông qua việc áp đặt hạn ngạch khai thác dầu mỏ đối với các quốc gia thành viên.

Trong trường hợp giá dầu trên thị trường thế giới sụt giảm mạnh, các quốc gia OPEC sẽ đưa ra một quyết định chung nhằm cắt giảm sản lượng khai thác dầu hàng ngày để chặn bớt đà đi xuống của giá dầu thô trên thị trường.

2. Mối quan hệ giữa USD và Dầu (OIL)

Dầu thô (Oil) là một trong những loại nguyên liệu quan trọng nhất đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia, và diễn biến của giá dầu thô có quan hệ chặt chẽ với tỷ giá hối đoái của đồng Dollar (USD). Những thay đổi của chỉ số đồng USD so sánh với thay đổi của giá dầu thô (theo dữ liệu từ hãng tin www.briefing.com)

Biểu đồ thể hiện một tương quan ngược chiều mạnh mẽ giữa chỉ số đồng USD và giá dầu thô (OIL)
Biểu đồ thể hiện một tương quan ngược chiều mạnh mẽ giữa chỉ số đồng USD và giá dầu thô (OIL)

Trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2007, giá dầu thô đã tăng tới hơn 10 lần và lần đầu tiên chạm ngưỡng 100 USD một thùng năm 2007. Giá dầu tăng nhanh đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ vì đây là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Giá các loại nhiên liệu chính được chế xuất từ dầu thô tăng lên, trong khi nhiên liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất của nhiều ngành kinh tế. Khi các doanh nghiệp và người dân phải bỏ thêm tiền để mua xăng và các loại nhiên liệu khác thì số tiền còn lại để mua hàng hóa và dịch vụ sẽ ít đi.

Điều này làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế vì doanh thu của các nhà sản xuất giảm đi, do vậy sẽ có ít việc làm được tạo ra, … Bên cạnh đó, việc tăng giá nhiên liệu còn làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ bởi nó làm tăng chi phí vận chuyển. Các nhà sản xuất buộc phải tăng giá bán hàng hóa đến tay người tiêu dùng, điều này làm cho nhu cầu mua các loại hàng hóa mà họ sản xuất ra xuống thấp.

Một tác động tiêu cực khác của việc tăng giá dầu thô là khi giá nhiêu liệu tăng, các nhà xuất khẩu buộc phải tăng giá thành hàng hóa bán cho nước ngoài, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của họ nói riêng và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung.

Giá Dầu thô tăng gây ảnh hưởng đến tất cả các nền kinh tế hiện đại và Mỹ (nền kinh tế lớn nhất thế giới), tất nhiên sẽ bị tác động mạnh nhất bởi tình trạng này. Chính vì thế, tình hình kinh tế Mỹ là mối quan tâm hàng đầu của các thành phần tham gia thị trường Forex.

Các nhà kinh tế từ lâu đã chỉ ra rằng, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay, chín trong mười lần suy thoái kinh tế Mỹ đều được đặc trưng bởi tình trạng giá Dầu thô tăng cao. Điều này càng minh chứng rõ ràng hơn cho một thực tế là giá của thứ “vàng đen” này là yếu tố quan trọng nhất tác động đến nền kinh tế Mỹ.

Giá Dầu thô còn diễn biến theo mùa: Trước khi mùa đông, mùa cần năng lượng để sưởi ấm đến, các quốc gia ở Bắc bán cầu sẽ phải tăng lượng dự trữ nhiên liệu nên họ sẽ tăng thêm chi tiêu cho dầu thô và các sản phẩm của dầu thô. Quá trình dự trữ này sẽ ảnh hưởng đến lượng cầu dầu thô trên quy mô toàn thế giới và tiếp tục tạo áp lực đẩy giá dầu đi lên.

3. Mối quan hệ giữa USD và Vàng (GOLD)

Vàng (Gold) được nhiều ngân hàng trung ương sử dụng như một công cụ dự trữ. Trong những giai đoạn bất ổn về kinh tế và chính trị, khi thị trường thế giới trở nên rất dễ bị tổn thương và có nhiều biến động, các nhà đầu tư thường cố gắng sắp xếp lại danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển chúng thành vàng.

Nếu giai đoạn bất ổn kéo dài thì vàng, không giống như các loại tài sản khác, thường ngày càng tăng giá. Và ngay khi thị trường có những biểu hiện tích cực hơn thì vàng sẽ được bán ra và tiền thu được sẽ chuyển trở lại vào chứng khoán và các tài sản mang tính rủi ro khác. Những thay đổi của chỉ số đồng USD so sánh với thay đổi của giá Vàng (theo dữ liệu từ hãng tin www.briefing.com).

Biểu đồ thể hiện mối quan hệ nghịch đảo giữa chỉ số đồng USD và giá vàng
Biểu đồ thể hiện mối quan hệ nghịch đảo giữa chỉ số đồng USD và giá vàng

Bên cạnh vai trò là một công cụ đầu tư an toàn, Vàng còn được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử, sản xuất đồ trang sức và các ngành công nghiệp khác. Như đã nói ở trên, chỉ số giá nguyên liệu thô và thị trường trái phiếu có quan hệ nghịch đảo với nhau.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, giá vàng thường linh động hơn giá các loại nguyên liệu thô khác, do đó nó có khả năng phản ứng nhanh chóng với các diễn biến mới trên thị trường.

4. Mối quan hệ giữa USD và Chứng khoán Mỹ

Một tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của các tập đoàn đa quốc gia với mức vốn hóa thị trường lớn và được niêm yết trong danh sách các cổ phiếu của Chỉ số Công nghiệp Dow Jones, trên thực tế, là bằng các đồng ngoại tệ khác trước khi được quy đổi sang đồng USD.

Vì vậy, rõ ràng là các nhà đầu tư cần giảm bớt lượng tiền rót vào các tập đoàn đa quốc gia khi đồng USD có dấu hiệu giảm giá so với các đồng tiền khác.

Tuy vậy, có một thực tế khá thú vị cần được xem xét ở đây đó là: dữ liệu lịch sử của các thị trường tài chính cho thấy, đôi khi có những giai đoạn, thị trường chứng khoán lại tăng điểm khi đồng USD yếu đi. Về một khía cạnh nào đó, điều này mâu thuẫn với nguyên lý kinh tế vĩ mô:

  • Một nền kinh tế phát triển tốt sẽ giúp cho thị trường chứng khoán đi lên
  • Một thị trường chứng khoán tăng giá sẽ làm cho đồng nội tệ mạnh lên

Điều này đi ngược lại các học thuyết kinh tế cổ điển nhưng có thể dễ dàng giải thích được. Đầu tiên, tỷ giá hối đoái của đồng USD không chỉ phản ánh tình hình nền kinh tế Mỹ mà hơn nữa, nó còn là sự so sánh một cách tương đối nền kinh tế Mỹ với nền kinh tế các quốc gia khác.

Quá trình toàn cầu hóa tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán vì nó cho phép các tập đoàn đa quốc gia tăng nguồn thu nhập từ thị trường nước ngoài lên mức cao hơn nguồn thu từ quốc gia nơi mà tập đoàn đó đặt trụ sở.

Do đó, chúng ta có thể thấy giá cổ phiếu vẫn có thể đi lên khi mà tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ đi xuống vì giá cổ phiếu phản ánh giá trị tổng thể của một tập đoàn trong khi tỷ giá hối đoái lại phản ánh sức mạnh tương đối của hai hay nhiều nền kinh tế.

Biểu đồ mối quan hệ giữa USD và Chứng khoán
Biểu đồ mối quan hệ giữa USD và Chứng khoán

Trong những năm giữa thế kỷ 20, các nhà giao dịch có thể nắm bắt chính xác diễn biến của đồng USD chỉ bằng cách theo dõi biểu đồ của các chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, gần đây, mối quan hệ này đã không còn rõ ràng như trước.

Thị trường chứng khoán và Thị trường Ngoại hối (Forex) thường cùng biến động sau khi một thông tin kinh tế quan trọng nào đó được công bố. Vì vậy, không nên dựa vào các chỉ số trên thị trường chứng khoán khi tiến hành giao dịch trên thị trường Ngoại hối vì mối quan hệ giữa hai thị trường này thường không rõ ràng.

Ví dụ: Thông tin về cắt giảm lãi suất chắc chắn sẽ khiến thị trường chứng khoán đi lên vì giảm lãi suất nghĩa là các khoản vay sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư cũng có cơ hội mua thêm cổ phiếu bằng tiền vay với lãi suất thấp hơn từ các ngân hàng. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng khiến tỷ giá hối đoái của đồng USD phải chịu áp lực trong ngắn hạn.

Có hàng trăm sự kiện có khả năng tác động đến thị trường chứng khoán nhưng lại không hề tác động đến thị trường Forex. Trong số đó có thể kể tới việc công bố báo cáo tài chính của các công ty, các tiến bộ về kỹ thuật, thay đổi về lượng cung, cầu theo mùa.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

Rất mong những thông tin Chúng Tôi cung cấp, cũng như những gì Đội Ngũ TRADERPTKT.COM đã chia sẽ cho các bạn sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về mối quan hệ giữa các tài sản tài chính để các bạn có thể tham khảo, để đưa ra những quyết định trong cuộc đời mình.

Ở bài viết trên Chúng Tôi đã chia sẻ cho các bạn các kiến thức về mối quan hệ giữa USD, vàng, dầu, chứng khoán. Chúc các bạn có thể áp dụng thành công trong quá trình giao dịch của mình nhé!

Bảng xếp hạng sàn giao dịch
Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone