Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay?

Chia sẻ

Cập Nhật Tin Tức Thị Trường 30/03/2023

Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm, những rũi ro chính với nền kinh tế toàn cầu năm nay, giá Thép tiếp tục tăng trên sàn giao dịch, Dầu quay đầu giảm khi các nhà đầu tư chốt lời? Trong bài viết này đội ngũ TRADERPTKT.COM chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cập nhật mới nhất về tình hình thị trường Forex, Vàng, ,Tiền Điện Tử, Oil, Tin Tức Về Ngân Hàng Quốc Tế, Kim Loại

1. Bản thân ông Powell cũng thừa nhận rằng lãi suất sẽ tiếp tục được nâng lên trong năm

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell đã tổ chức một cuộc họp kín với các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Một thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện tiết lộ rằng Powell đã trả lời tại cuộc họp về việc sẽ tăng thêm bao nhiêu lãi suất trong năm nay.

Theo Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kevin Hern (Kevin Hern), Chủ tịch Fed Powell, khi được hỏi trong một cuộc họp riêng với các nhà lập pháp Hoa Kỳ về việc Fed sẽ tăng lãi suất thêm bao nhiêu trong năm nay, đã chỉ ra những dự báo mới nhất của các nhà hoạch định chính sách cho thấy, họ mong đợi một lần nữa tăng lãi suất.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell

Về cơ bản, Powell đang nhắc lại dự báo lãi suất mới, được gọi là sơ đồ dấu chấm của Fed, mà các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra vào tuần trước sau cuộc họp hai ngày của FOMC. “Một trong những điều họ đã thừa nhận gần đây là họ đang mong đợi một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay,” Hearn, Oklahoma, nói với các phóng viên sau cuộc họp với Powell.

Lựa chọn khó khăn của Fed

Từ việc Credit Suisse tới Deutsche Bank gặp khó khăn, phản ánh cuộc khủng hoảng ngân hàng đang lan rộng và đã ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng châu Âu. Trong khi đó, cổ phiếu của hai ngân hàng này được niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ, cho nên, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ.

>> Khóa học Nến Heiken Ashi

Trên thực tế, sau vụ sụp đổ của SVB, cổ phiếu ngân hàng ở Thung lũng Silicon và San Francisco vẫn chưa ổn định trở lại. Đến ngày 24/3, sau khi xảy ra vụ Deutsche Bank, cổ phiếu một loạt ngân hàng ở đây tiếp tục giảm.

Ngay cả Ngân hàng Đệ nhất Cộng hoà, dù ngày 16/3 đã được 11 ngân hàng bắt tay bơm tiền cứu trợ, nhưng giá cổ phiếu vẫn không ngừng giảm từ mức 115 USD ngày 8/3 xuống 31 USD ngày 13/3 và tới ngày 24/3 chỉ còn 12 USD, cho thấy khách hàng tiếp tục rời đi và tiền gửi tiếp tục được rút.

Bài học lớn sau sự phi lý

Ngày 24/3, cổ phiếu Deutsche Bank của Đức bất ngờ lao dốc, có lúc giảm tới 15%, là mức giảm mạnh nhất kể từ những ngày đầu xảy ra đại dịch COVID-19, trở thành cổ phiếu giảm sâu nhất trong nhóm ngân hàng ở châu Âu.

Chi phí bảo hiểm vỡ nợ của Deutsche Bank vì thế đã tăng mạnh. Điều lạ lùng là “cú sụt hầm” xảy ra khi Deutsche Bank báo cáo lãi 10 quý liên tiếp và có khoảng 70% tiền gửi cá nhân của ngân hàng này được bảo hiểm.

Thậm chí năm 2022, Deutsche Bank lãi kỷ lục 5 tỷ euro (5,4 tỷ USD), tăng 159% so với năm 2021. Cũng trong năm 2022, tỷ lệ CET1 – đơn vị đo lường khả năng thanh toán, đánh giá sức mạnh vốn của ngân hàng – của Deutsche Bank ở mức 13,45; tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh toán ở mức 142% và tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng đạt 119%.

Deutsche Bank cũng thông báo kế hoạch mua lại nợ – động thái được coi là phát đi tín hiệu tốt về doanh nghiệp. Tất cả cho thấy Deutsche Bank không hề để khách hàng phải lo lắng về khả năng thanh toán cũng như tính thanh khoản

2. 6 rủi ro chính với kinh tế toàn cầu năm nay

Các tổ chức quốc tế đang đưa ra những nhận định khác nhau về tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023. Một số tổ chức quốc tế điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 so với những dự báo đưa ra trước đó.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2023 đạt 2,9%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo tháng 10/2022.

Giảm tốc tăng trưởng so với năm 2022

Fitch Ratings (FR) nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới trong ngắn hạn được cải thiện đáng kể khi đạt mức 2% năm 2023, điều chỉnh tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 12/2022.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định tăng trưởng toàn cầu năm 2023 có dấu hiệu tăng, dự báo đạt 2,6% trong năm 2023, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 11/2022.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên hợp quốc (UNDESA) đưa ra dự báo bi quan hơn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong các báo cáo đầu năm 2023.

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu tháng 1, WB nhận định tăng trưởng toàn cầu chỉ đạt 1,7% năm 2023, thấp hơn 1,3 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.

Trong báo cáo Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới tháng 2, UNDESA nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ đạt 1,9%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.

Tại khu vực Đông Nam Á, WB nhận định phục hồi kinh tế của các quốc gia sau suy thoái do đại dịch khá khác nhau. Tăng trưởng GDP của Indonesia, Malaysia và Thái Lan dự báo đạt 4,8%, 4% và 3,6% năm 2023, lần lượt giảm 0,5, 0,5 và 0,7 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022.

WB điều chỉnh giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Philippines và Việt Nam ở mức 5,4% và 6,3%, đều giảm 0,2 điểm phần trăm, do được hưởng lợi từ tăng tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.

6 nhân tố rủi ro chính

IMF chỉ ra 6 nhân tố rủi ro chính có khả năng làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Thứ nhất, quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể bị đình trệ.

Trong bối cảnh mức độ miễn dịch cộng đồng vẫn còn thấp và năng lực bệnh viện không đủ, những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe có thể cản trở quá trình phục hồi.

Hơn nữa, khủng hoảng sâu sắc của thị trường bất động sản ở Trung Quốc với rủi ro vỡ nợ cao của các nhà phát triển bất động sản có thể dẫn đến bất ổn trong khu vực tài chính.

Thứ hai là leo thang xung đột ở Ukraine. Cuộc xung đột tại Ukraine vẫn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực với châu Âu và các nước có thu nhập thấp.

Yếu tố thứ ba được IMF chỉ ra là khó khăn về nợ. Kể từ tháng 10/2022, chênh lệch nợ công ở các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi đã giảm nhẹ do điều kiện tài chính toàn cầu được nới lỏng và đồng USD mất giá.

Ước tính khoảng 15% quốc gia có thu nhập thấp đang lâm vào tình trạng khó khăn về nợ và khoảng 25% nền kinh tế mới nổi đối mặt với nguy cơ nợ cao.

Sự kết hợp giữa mức nợ cao do đại dịch, tăng trưởng thấp hơn và chi phí đi vay cao hơn đã khiến tình trạng dễ bị tổn thương của các nền kinh tế này trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là những nền kinh tế có nhu cầu trả nợ bằng đồng USD trong ngắn hạn.

2 rủi ro tiếp theo là lạm phát kéo dài và phân mảnh địa chính trị. Tình trạng thắt chặt thị trường lao động kéo dài có thể khiến tăng trưởng tiền lương mạnh hơn dự kiến.

Rủi ro cuối cùng là tình trạng định giá lại thị trường tài chính đột ngột. Việc sớm nới lỏng các điều kiện tài chính để ứng phó với dữ liệu lạm phát thấp hơn có thể làm phức tạp thêm những chính sách chống lạm phát và buộc phải thắt chặt tiền tệ hơn.

Đồng thời, việc công bố dữ liệu lạm phát có thể gây ra việc định giá lại tài sản đột ngột, làm tăng biến động trên thị trường tài chính và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như hoạt động của các thị trường lớn.

3. Giá thép ngày 30/3: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Giá thép tăng 19 nhân dân tệ trên sàn giao dịch

Giá thép giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 19 nhân dân tệ lên mức 4.140 nhân dân tệ/tấn.Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 24 nhân dân tệ, lên mức 4.112 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép ngày 30/3: Tiếp tục tăng trên sàn giao dịch

Thép thanh vằn trong nước đồng loạt tăng giá

Từ 21/3, một số doanh nghiệp sản xuất thép nâng 150.000 – 160.000 đồng/tấn với sản phẩm thép vằn thanh D10 CB300, lên khoảng 15,9 – 16 triệu đồng/tấn, theo số liệu của Steel Online.

Cụ thể, doanh nghiệp thép Hòa Phát tại miền Bắc, miền Nam nâng 150.000 đồng/tấn đối với dòng thép vằn thanh D10 CB300, giá thép ở hai miền lần lượt ở mức 15,99 triệu đồng/tấn và 16,03 triệu đồng/tấn. Còn tại miền Trung, Hòa Phát tăng 160.000 đồng/tấn với thép vằn thanh D10 CB300 lên 15,9 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng nâng 150.000 đồng/tấn với dòng thép vằn thanh D10 CB300 lên 15,96 triệu đồng/tấn.Với thép Việt Đức tại miền Bắc, dòng thép vằn thanh hiện có giá 15,96 triệu đồng/tấn sau khi doanh nghiệp này điều chỉnh tăng 150.000 đồng/tấn.

Với mức tăng 150.000 đồng/tấn, giá thép vằn thanh D10 CB300 của thương hiệu Kyoei đang ở mức 15,99 triệu đồng/tấn.Còn thép Thái Nguyên điều chỉnh tăng 100.000 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, lên mức 15,86 triệu đồng/kg; thép thanh tăng 150.000 đồng/kg, hiện có giá 15,96 đồng/kg.

Còn lại, một số doanh nghiệp như Thép miền Nam, Pomina, Thép Thái Nguyên, Vina Kyoei… vẫn chưa có động thái điều chỉnh giá thép.Như vậy tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép vằn thanh D10 CB300 đã có 5 đợt điều chỉnh tăng, tuỳ thương hiệu.

Như vậy, sau 6 đợt điều chỉnh liên tiếp từ đầu năm, mặt bằng giá thép hiện được đưa về giai đoạn tháng 7-8 năm ngoái. Mức này cao hơn rất nhiều so với trung bình 12,5 triệu đồng một tấn trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5/2022.

Lý giải nguyên nhân, các doanh nghiệp nói giá tăng do nguyên liệu đầu vào khan hiếm khi nhiều nhà máy đã dừng sản xuất phôi ở một số lò từ năm trước. Ngoài ra, các nhà máy phải trả đơn hàng đã ký từ trong năm, làm giá thép tăng cục bộ do nguồn cung ít.

Nguyên liệu đầu vào tăng nhiều cũng khiến các nhà máy trong nước nâng giá bán để giảm lỗ. Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá than cốc đang có xu hướng tăng trở lại kể từ tháng 11/2022 đến nay. Thép phế liệu vào đầu tháng 3 tăng 13 USD một tấn so với tháng trước. Thép cán nóng HRC cũng tăng 24 USD.

4. Dầu quay đầu giảm khi nhà đầu tư tiến hành chốt lời

Dầu quay đầu giảm khi nhà đầu tư tiến hành chốt lời

Giá dầu giảm trong phiên biến động ngày thứ Tư (29/3), khi nhà đầu tư chốt lời sau 2 phiên tăng liên tiếp, và khi thị trường mâu thuẫn về tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent mất 32 xu (tương đương 0.4%) còn 78.33 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI lùi 11 xu (tương đương 0.1%) xuống 73.09 USD/thùng.

Về vấn đề nguồn cung, những lo ngại về nguồn cung khan hiếm sau khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ giảm và một số hoạt động xuất khẩu dầu khô từ khu vực Kurdistan của Iraq bị tạm dừng đã được bù đắp bởi việc cắt giảm sản lượng ít hơn dự kiến ở Nga.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ giảm trong tuần trước, do các nhà máy lọc dầu tăng cường hoạt động sau mùa bảo dưỡng và nhập khẩu của Mỹ suy giảm.

Dữ liệu của EIA cũng cho thấy dự trữ xăng giảm mạnh hơn dự báo, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ khi bước vào thời điểm mùa hè.Thông tin về đà giảm bất ngờ của dự trữ dầu thô tại Mỹ được đưa ra cùng với việc ngừng xuất khẩu dầu thô 450,000 thùng/ngày từ khu vực bán tự trị phía bắc Kurdistan của Iraq sau khi nước này thắng kiện.

Công ty dầu mỏ Na Uy DNO cho biết họ đã bắt đầu ngừng sản xuất tại các mỏ ở Kurdistan. Các mỏ Tawke và Peshkabir của công ty đạt sản lượng trung bình 107,000 thùng/ngày trong năm 2022, chiếm 25% tổng xuất khẩu dầu của khu vực người Kurd.

Tại Mỹ, hoạt động dầu khí bị đình trệ trong quý đầu tiên do sản lượng tăng chậm lại và triển vọng của các công ty khai khoáng trở nên tiêu cực, một cuộc khảo sát do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khu vực Dallas công bố cho thấy.

Tuy nhiên, những lo ngại về nguồn cung đã giảm bớt khi có báo cáo rằng sản lượng dầu của Nga giảm khoảng 300,000 thùng/ngày trong 3 tuần đầu tiên của tháng 3/2023, thấp hơn so với mức mục tiêu cắt giảm 500,000 thùng/ngày.

Trong khi đó, thị trường cũng chờ đợi sự rõ ràng về cuộc khủng hoảng ngân hàng và kế hoạch nâng lãi suất của Fed. Giá dầu đã trượt dốc xuống mức thấp nhất trong 15 tháng vào ngày 20/3/2023 sau khi các thị trường tài chính toàn cầu bị chao đảo trong những tuần gần đây khi nhà đầu tư chùn bước trước vụ phá sản của 2 ngân hàng Mỹ và việc giải cứu Credit Suisse.

Đồng USD tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác, tạm dừng đà suy giảm gần đây. Đồng USD mạnh hơn làm giảm nhu cầu dầu vì dầu thô trở nên đắt đỏ hơn đối với những người mua nắm giữ đồng tiền khác.

5. XRP giao dịch trong sắc xanh, tăng 10.05%

XRP được giao dịch ở mức $0.55080 vào lúc 00:57 (17:57 GMT) vào Thứ 4, tăng 10.05% trong ngày. Đây là lần tăng mạnh nhất trong ngày kể từ 21/3/.

Động thái tăng giá này đã đẩy vốn hoá của XRP lên đến $28.30669B, tương đương 2.40% tổng vốn hoá thị trường tiền điện tử. Mức vốn hoá cao nhất mà XRP đã từng đạt được là $83.44071B.

XRP dao động trong khoảng từ $0.51446 đến $0.58209 trong vòng 24 giờ đồng hồ trước.

Trong tuần trước đó, XRP đã tăng, và đạt 25.1%. Khối lượng giao dịch của XRP trong vòng 24 giờ đến lúc tin này được phát hành là $4.46298B, tương đương 9.08% tổng khối lượng giao dịch của thị trường tiền điện tử. XRP dao động trong khoảng từ $0.4118 đến $0.5821 trong vòng 7 ngày trước đó.

Căn cứ theo giá hiện tại của XRP vẫn đang giảm 83.26% từ mức đỉnh cao nhất mọi thời đại là $3.29, vào ngày 4/1/2018.

Các loại tiền điện tử khác

Bitcoin được giao dịch ở mức $28,244.4, tăng 5.11% trong ngày.Ethereum được giao dịch ở mức $1,798.07 tăng 3.53%. Vốn hoá của tiền điện tử Bitcoin được ghi nhận là $546.11826B, tương đương 46.26% tổng vốn hoá thị trường tiền điện tử, trong khi vốn hoá của Ethereum là $220.16263B, tương đương 18.65% tổng vốn hoá thị trường tiền điện tử.

Trên đây là những cập nhật tin tức mới nhất ảnh hưởng tác động đến thị trường Forex, Vàng, Tiền điện tử và Chứng khoán,… được đội ngũ TRADERPTKT.COM chia sẻ đến bạn đọc. Mọi tin tức đều khiến thị trường có thể thay đổi đột ngột, các bạn tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại cần thận trọng. Nên có cái nhìn dài hạn hơn về thị trường, điều này sẽ giúp bạn hạn chế bớt rủi do trong quá trình đầu tư.

Mong bài viết này có thể giúp bạn tham khảo phần nào, chúc các bạn một ngày tốt lành, giao dịch tốt và có nhiều lợi nhuận!

Đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

X
Maps Maps Messenger Messenger Zalo Zalo Zalo Phone