Hiện nay, MT5 hay còn gọi là Metatrader 5 được sử dụng trên các máy tính hay laptop với rất nhiều các hệ điều hành khác nhau như Windows, Mac OS, Linux hoặc các thiết bị di động và máy tính bảng với hệ điều hành IOS, Android.
Những bài học trước chúng ta đã đi tìm hiểu về Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm MT4 trên các thiết bị máy tính, điện thoại, Iphone, Ipad,…Tiếp theo Chúng Tôi sẽ hướng dẫn các bạn trên phần mềm Metatrader 5 nó như thế nào?
Bài viết này Đội Ngũ TRADERPTKT.COM sẽ đi hướng dẫn các bạn làm quen và sử dụng với phần mềm giao dịch ngoại hối (Forex) trên PC và Laptop để các bạn dễ dàng sử dụng chúng. Mời các bạn đón xem bên dưới.
Tương tự như phần mềm MT4, MT5 bao gồm rất nhiều các tính năng cơ bản nằm chọn trong thanh Menu. Toolbars gồm các tính năng hay sử dụng như: Các công cụ đánh dấu, ghi chú, vẽ trendline, thay đổi khung thời gian timeframes,… Các khung còn lại thể hiện thông tin về các sản phẩm, các giao dịch, biểu đồ.
Để dễ dàng trong việc nắm bắt các tính năng khi sử dụng MT5, bài viết này sẽ phân loại các tính năng theo các đề mục quan trọng trong Menu bar như: File, View, Insert, Charts. Đồng thời bài viết cũng giới thiệu và hướng dẫn sử dụng chi tiết các tính năng quan trọng trong từng đề mục trên. Đến cuối bài viết, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi sử dụng phần mềm MT5 một cách dễ dàng và hiệu quả trong việc giao dịch trên thị trường.
1. File
Bạn cần quan tâm đến một số tính năng sau:
- Open an Account: Mở một tài khoản Demo hoặc Live từ MT5. Ngoài việc mở tài khoản Demo hoặc Live trên website của các sàn giao dịch, bạn hoàn toàn mở tài khoản trực tiếp trên MT5.
- Login to Trade Account: Đăng nhập vào tài khoản giao dịch bằng cách điền đúng ID, Password và Server trong Gmail đã được đăng ký tài khoản từ sàn giao dịch.
2. View
Bạn cần quan tâm đến một số tính năng sau:
Languages
Tùy ý thay đổi thành ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng trong MT5.
Market Watch
Cho phép xem biểu đồ các cặp tiền và hàng hóa trên thị trường.
Nhấn chuột phải vào khung Market Watch, ta thấy được các tính năng sau:
- New Order: thiết lập trực tiếp các lệnh Buy, Sell hoặc các lệnh chờ Buy Limit, Sell limit, Buy Stop, Sell Stop và các mức Stop Loss, Take Profit ở mức giá mà bạn mong muốn.
- Chart Window: Hiển thị biểu đồ của cặp tiền, hàng hóa hoặc sản phẩm bạn đang quan tâm.
- Hide All: Ẩn tất cả các sản phẩm.
- Show All: Hiển thị tất cả các sản phẩm.
Navigator
Cho phép thêm vào đồ thị các chỉ báo kỹ thuật (Indicators).
- Accounts: Hiển thị tài khoản bạn đăng nhập, đăng nhập vào tài khác hoặc mở tài khoản giao dịch bằng cách nhấp chuột phải vào Accounts.
- Indicators: bao gồm tất cả các chỉ báo phân tích kỹ thuật và xác định xu hướng thị trường. Về cơ bản ta có thể chia thành 3 nhóm chỉ báo: Chỉ báo xác định xu hướng (Trend), chỉ báo dao động (Oscillators), chỉ báo khối lượng tiền tệ giao dịch (Volumes). Ngoài ra, bạn có thể tự sửa đổi hoặc tạo ra chỉ báo của riêng mình bằng công cụ MetaEditor 5. Thêm chỉ báo vào đồ thị bằng cách nhấn chuột phải vào tên chỉ báo bạn cần và nhấn Attach to chart.
Nếu bạn không muốn sử dụng chỉ báo đó nữa, nhấn chuột phải vào chỉ báo trên đồ thị, chọn Delete Indicator.
Toolbox
Hiển thị các thông số giao dịch như: Balance, Equity, Free Margin.
3. Insert
Insert gồm các công cụ vẽ hình, đánh dấu, viết chữ hỗ trợ cho các chỉ báo kĩ thuật. Ngoài ra, bạn có thể thêm trực tiếp các chỉ báo kĩ thuật (Indicators) và xóa chúng đi tương tự như trong Navigator. Trong Insert, bạn cần quan tâm các công cụ sau:
- Indicators: Tương tự như Indicators trong khung Navigator.
Objects bao gồm:
- Line và Channels: dùng để kẻ vẽ các đường và xu hướng trên đồ thị để phân tích
- Fibonacci: 1 trong những công cụ rất nổi tiếng trong phân tích kỹ thuật dùng để tìm điểm chốt lời và cắt lỗ khá chính xác.
- Shapes và Arrows: Sử dụng các hình học và mũi tên để đánh dấu và phân tích trên đồ thị.
- Graphical > Text: để viết chữ vào đồ thị.
4. Chart
Bạn cần quan tâm đến một số tính năng sau:
- Bar Chart, Candlesticks, Line Chart là 3 dạng đồ thị phổ biến trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, bạn chỉ nên quan tâm đến đồ thị hình nến Candlesticks vì dạng đồ thị này rất thông dụng, trực quan và dễ dàng sử dụng khi thêm vào các chỉ báo kĩ thuật.
- Timeframe: Các đơn vị thời gian trong đồ thị Candlesticks, cứ một nến tương ứng với một đơn vị thời gian. Các khung thời gian như: M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W1 và MN tương ứng với 1 phút, 5 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 4 giờ, 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng. Bạn có thể tùy ý thay đổi giữa các khung thời gian trên đồ thị bằng nhấn trực tiếp vào chúng.
- Template: Khi bạn đã kết hợp được một bộ các chỉ báo ưng ý, bạn có thể lưu nó lại bằng Save Template để tải nó lên các đồ thị của các sản phẩm khác một cách dễ dàng và nhanh chóng bằng Load Template.
- Properties: Bạn có thể chỉnh sửa lại giao nền, lựa chọn loại nến, màu sắc nến và một vài tùy chỉnh khác.
Trên đây đã hướng dẫn một vài tính năng chính của MT5 trên thanh Menu. Ngoài thao tác trên thanh Menu, bạn có thể sử dụng trực tiếp các tính năng như: New Order, Template, Timeframes, Objects trên Toolbars.
Hướng dẫn chỉnh sửa màu sắc nến, giao diện nền và lựa chọn loại nến
Bước 1: Trên thanh Menu, chọn Chart, chọn Properties.
Bước 2: Trong Common, tích vào các ô Chart shift (tự động di chuyển màn hình đồ thị MT5), Chart autoscroll (tự động cuộn màn hình đồ thị MT5), Candlesticks (đồ thị nến Nhật). Nhấn OK. Ngoài ra, bạn có thể tùy chọn các loại đồ thị nến khác như: Bar chart và Line chart.
Bước 3: Trong Colors, chọn màu sắc của các mục như hình vẽ bên dưới.
Trên đây là những hướng dẫn sử dụng phần mềm giao dịch MT5 rất chi tiết. Giúp cho các bạn khi giao dịch dễ dàng hơn trong việc sử dung. Đón xem các bài viết hướng dẫn trên các thiết bị khác ở các bài viết tiếp theo.
Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết của Đội Ngũ TRADERPTKT.COM để các bạn có thể sử dụng phần mềm Metatrader 5 cho PC và Laptop.
»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo ATR hiệu quả
Ở bài viết trên Chúng Tôi đã giúp bạn nắm được các thao tác cần thực hiện và những điều cần lưu ý. Chúc các bạn thực hiện thành công trên máy tính của mình nhé!