Cập Nhật Tin Tức Thị Trường 20/03/2023
ngân hàng Credit Suise đã đồng ý bán với mức giá 3,2 tỷ USD, Vàng giảm trong ngày nhưng về lâu dài thì vẫn còn tăng mạnh, trái phiếu của Credit Suisse bỗng thành giấy vụn? Trong bài viết này đội ngũ TRADERPTKT.COM chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cập nhật mới nhất về tình hình thị trường Forex, Vàng, Tiền điện tử, Oil và Ngân hàng Quốc Tế
1. 17 tỷ USD trái phiếu rủi ro của Credit Suisse bỗng thành giấy vụn sau thỏa thuận của UBS
Theo thỏa thuận ký kết, UBS sẽ “ghi nhận giảm toàn bộ” trái phiếu cấp 1 bổ sung của Credit Suisse nhằm tăng vốn lõi (core capital), cơ quan giám sát tài chính Thụy Sỹ Finma cho biết trong tuyên bố trên website. Trong khi đó, cổ đông của ngân hàng này dự kiến nhận được 3 tỷ Francs (tương đương 3.25 tỷ USD).
Thế là 17 tỷ USD trái phiếu rủi ro bỗng dưng trở thành giấy vụn. Đây là khoản thiệt hại lớn nhất với thị trường trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1) ở châu Âu và vượt xa khoản ghi nhận giảm kỷ lục trước đó là 1.44 tỷ USD đối với trái chủ của ngân hàng Tây Ban Nha Banco Popular SA trong năm 2017. Tại thời điểm đó, Banco Popular SA bị Banco Santander SA thâu tóm với giá 1 Euro. Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu đã bốc hơi toàn bộ.
Trong kịch bản thông thường, các cổ đông là bên đầu tiên bị tác động trước khi trái chủ AT1 bị lỗ (đây cũng là những gì Credit Suisse đã trình bày với nhà đầu tư trước đó). Đây là lý do tại sao quyết định giảm toàn bộ giá trị của trái phiếu rủi ro Credit Suisse (thay vì cổ đông) lại dẫn tới sự phẫn nộ từ một số trái chủ AT1 của Credit Suisse.
“Điều này không hề hợp lý”, Patrik Kauffmann, Chuyên gia quản lý danh mục tại Aquila Asset Management, cho hay. “Đây là đòn giáng tới thị trường trái phiếu cấp 1 bổ sung”.
Kauffmann tin rằng thay vì cổ đông Credit Suisse, lượng tiền nên chảy vào túi của trái chủ AT1 vì “mức độ ưu tiên trong cấu trúc vốn cần phải được tôn trọng
Trái chủ AT1
Pacific Investment Management Co., Invesco Ltd. và BlueBay Funds Management Co. SA nằm trong nhóm các quỹ đầu tư nắm giữ trái phiếu AT1 của Credit Suisse, theo dữ liệu từ Bloomberg. Khoản nắm giữ của họ có thể đã thay đổi hoặc bị bán ra toàn bộ kể từ lần công bố gần nhất.
Pimco và BlueBay từ chối nhận định về thông tin trên trước khi thỏa thuận UBS và Credit Suisse được công bố. Phát ngôn viên của Invesco cho biết đội ngũ đầu tư của họ đang theo dõi sát tình hình.
Trái phiếu AT1 ra đời ở châu Âu sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nếu tỷ lệ vốn của ngân hàng rơi xuống một mức đã xác định trước, trái chủ sẽ lỗ hoặc được chuyển thành cổ phiếu, từ đó củng cố bảng cân đối kế toán và cho phép họ tiếp tục hoạt động.
Giá của các trái phiếu này biến động mạnh khi các trader cân nhắc hai kịch bản trong ngày 19/03: Thụy Sỹ sẽ quốc hữu hóa Credit Suisse (tức xóa sạch toàn bộ giá trị trái phiếu AT1) hoặc UBS mua lại (trái chủ sẽ không lỗ).
Giá trái phiếu dao động từ 20 xu đổi lấy 1 USD trái phiếu cho tới 70 xu khi UBS và Credit Suisse tiến tới thỏa thuận. Sau tuyên bố của Finma, một số bộ phận giao dịch phải giải thích với các khách hàng rằng toàn bộ giá trị trái phiếu đã bốc hơi.
UBS đồng ý mua lại Credit Suisse với giá 3,2 tỷ USD
Theo thông tin mới nhất do CNBC cung cấp, vào ngày 19/3 theo giờ địa phương, UBS Group AG đã đồng ý mua lại ngân hàng Credit Suisse với giá 3 tỷ Franc Thuỵ Sĩ, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Cơ quan chức năng của Thuỵ Sĩ đóng vai trò quan trọng trong thương vụ này với nỗ lực ngăn chặn các “ảnh hưởng xấu” trong ngành ngân hàng thế giới lan rộng.
Theo thoả thuận, mỗi nhà đầu tư sở hữu 22,48 cổ phiếu của Credit Suisse sẽ đổi được 1 cổ phiếu UBS.
Thông cáo của Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) có đoạn viết rằng: “Nhờ thương vụ giữa Credit Suisse và UBS, một giải pháp để đảm bảo ổn định tài chính và bảo vệ nền kinh tế quốc gia trong tình trạng khác thường này đã xuất hiện”.
Tuyên bố cho biết SNB sẽ làm việc cùng với Chính phủ Thụy Sỹ và cơ quan giám sát thị trường tài chính FINMA để hoàn thiện việc sáp nhập hai ngân hàng lớn nhất nước này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Thuỵ Sỹ Karin Keller-Sutter cũng nói về sự “ủng hộ” của các cơ quan chức năng cho thương vụ UBS-Credit Suisse lịch sử rằng: “Đây là một giải pháp thương mại và không phải một cuộc giải cứu”. ( Theo nhịp sống thị trường )
Fed và các NHTW chung tay hỗ trợ thanh khoản
Ngày 19/03, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và một loạt ngân hàng trung ương của Canada, vương quốc Anh, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Thụy Sỹ đã công bố cơ chế phối hợp đặc biệt để cải thiện khả năng tiếp cận thanh khoản của các ngân hàng, qua đó xoa dịu những lo lắng đang gây xáo trộn hệ thống ngân hàng toàn cầu. Họ sẽ làm điều này thông qua thỏa thuận hoán đổi USD.
Các ngân hàng trung ương nói thêm: “Để cải thiện hiệu quả hoạt động hoán đổi tiền tệ bằng đồng USD, các NHTW đã nhất trí tăng tần suất hoạt động hoán đổi USD kỳ hạn 7 ngày từ hàng tuần sang hàng ngày”.
Trong tuyên bố chung, các NHTW cho biết động thái này “đóng vai trò hỗ trợ thanh khoản cực kỳ quan trọng để xoa dịu căng thẳng trên thị trường vốn toàn cầu, từ đó giảm thiểu tác động tới nguồn cung tín dụng cho hộ gia đình và doanh nghiệp”.Fed cho biết hoạt động hoán đổi hàng ngày sẽ bắt đầu ngay từ ngày 20/03 và sẽ tiếp tục cho tới ít nhất là cuối tháng 4.
Thông tin trên được công bố vài giờ sau khi Thụy Sỹ làm trung gian cho thỏa thuận UBS tiếp quản Credit Suisse khi ngân hàng lớn thứ hai của nước này chìm vào khủng hoảng trong thời gian gần đây.
Hoán đổi tiền tệ là khuôn khổ thỏa thuận giữa các ngân hàng trung ương với mục đích trao đổi tiền tệ. Điều này cho phép ngân hàng trung ương có được các khoản ngoại tệ để phân phối cho giao dịch các ngân hàng thương mại trong nước từ các ngân hàng nước ngoài.
2. vàng hướng tới mốc 2.000 USD
Theo dữ liệu của Trading Economics ngày 18/3, giá vàng thế giới đã vọt lên 1.988 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 11/3. Giới quan sát tin rằng kim loại quý sẽ tiếp tục leo cao và tiến tới ngưỡng 2.000 USD/ounce.
“Gần như chúng ta đều đoán trước được rằng điều này sẽ tới vào cuối tuần vì một loạt sự kiện đã xảy ra. Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đi xuống, và giá vàng vượt mức cao nhất 9 tháng hồi tháng 2. Rõ ràng là các nhà đầu tư vẫn đang ở trong trạng thái ‘phòng thủ'”, ông Craig Erlam – chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại London (Anh) – bình luận với chúng tôi.
Vàng được coi là tài sản trú ẩn an toàn, tức hưởng lợi khi các thị trường có nhiều biến động. Lợi suất trái phiếu kho bạc đi xuống cũng sẽ cởi bỏ áp lực trên thị trường kim loại quý, vốn là tài sản phi rủi ro.
Vàng cũng thường biến động ngược chiều USD. Sức mạnh của đồng bạc xanh tăng lên có nghĩa là cần ít USD hơn để mua một ounce vàng.
Giá vàng ngày 20.3.2023: Sụt giảm trước thông tin ‘cứu’ ngân hàng Credit Suisse
Giá vàng thế giới ngày 20.3 giảm mạnh 20 USD/ounce, xuống còn 1969 USD. Thông tin giải cứu ngân hàng Credit Suisse khiến vàng mất động lực tăng giá. Cụ thể, UBS sẽ mua ngân hàng đối thủ Credit Suisse với giá 3 tỉ franc Thụy Sĩ (tương đương 3,23 tỉ USD) và chịu khoản lỗ lên tới 5,4 tỉ USD. Đây là vụ sáp nhập do chính quyền Thụy Sĩ dàn dựng, nhận được sự hoan nghênh từ các ngân hàng trung ương khác muốn tránh tình trạng hỗn loạn làm rung chuyển thị trường hơn nữa.
UBS cho biết, các cổ đông của Credit Suisse sẽ nhận được 1 cổ phiếu UBS cho mỗi 22,48 cổ phiếu Credit Suisse nắm giữ, tương đương 0,76 franc Thụy Sĩ trên mỗi cổ phiếu với tổng giá trị là 3 tỉ franc.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ hỗ trợ các ngân hàng khu vực đồng euro cho vay nếu cần, đồng thời cho biết thêm việc Thụy Sĩ giải cứu Credit Suisse là “công cụ” để khôi phục lại bình tĩnh. Ngân hàng khu vực đồng euro có khả năng phục hồi cao, với vị thế vốn và thanh khoản mạnh mẽ.
Trong mọi trường hợp, bộ công cụ chính sách của ECB được trang bị đầy đủ để cung cấp hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính khu vực đồng euro nếu cần và để duy trì việc truyền tải chính sách tiền tệ suôn sẻ.
Các nhà quản lý Thụy Sĩ đã buộc phải can thiệp và sắp xếp một thỏa thuận để ngăn chặn cuộc khủng hoảng niềm tin vào Credit Suisse lan sang hệ thống tài chính rộng lớn hơn. Thỏa thuận dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm 2023. Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ cho biết, thỏa thuận bao gồm 100 tỉ franc Thụy Sĩ (108 tỉ USD) hỗ trợ thanh khoản cho UBS và Credit Suisse.
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và cả Ngân hàng Anh hoan nghênh thông báo của chính quyền Thụy Sĩ nhằm hỗ trợ ổn định tài chính.
Vàng Việt Nam
Giá vàng miếng SJC sáng 20.3 giảm 150.000 đồng mỗi lượng, Eximbank mua vào với giá 66,7 triệu đồng/lượng, bán ra 67,2 triệu đồng; Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC mua vào 66,65 triệu đồng/lượng, bán ra 67,35 triệu đồng… Vàng nhẫn 4 số 9 giảm về 54,75 triệu đồng/lượng chiều mua vào và bán ra 55,85 triệu đồng. Vàng miếng SJC cao hơn thế giới lên gần 11 triệu đồng/lượng.
3. Giá thép ngày 20/3: Các nhà sản xuất thép toàn cầu đối mặt với thách thức lớn
Giá thép tăng 21 nhân dân tệ trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 21 nhân dân tệ, lên mức 4.179 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn giao tháng 1/2024 tăng 30 nhân dân tệ, lên mức 4.089 nhân dân tệ/tấn.
Các nhà sản xuất thép phải đối mặt với thách thức lớn
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ước tính đạt 1,7%, mức tăng trưởng yếu lần 3 trong gần ba thập kỷ.Sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới (worldsteel) là 145,3 triệu tấn trong tháng 1 năm 2023, giảm 3,3% so với tháng 1 năm 2022.
Tổng sản lượng thép thô thế giới là 1.878,5 triệu tấn năm 2022, giảm 4,2% so với năm 2021.
Các nhà sản xuất thép toàn cầu phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa trong bối cảnh chi phí gia tăng do giá nguyên liệu và năng lượng sản xuất thép cao hơn, trong khi phải cố gắng tăng giá để cải thiện lợi nhuận.Đồng thời, người tiêu dùng đang hạn chế mua hàng trong bối cảnh lo ngại về lạm phát và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ước tính đạt 1,7%, mức tăng trưởng yếu thứ ba trong gần ba thập kỷ.Dữ liệu của Hiệp hội Thép Thế giới cho thấy các yếu tố tiêu cực đã khiến sản lượng thép thô toàn cầu giảm 4,3% xuống còn 1,83 tỷ tấn trong năm 2022.Hầu hết hoạt động sản xuất bị đình trệ khó có thể quay trở lại vào năm 2023, vì vậy cán cân cung-cầu hiện tại sẽ không thay đổi nhiều và có thể tiếp tục kéo dài sang nửa cuối năm.
Nhu cầu thép của Trung Quốc đối mặt với sự phục hồi chậm
Việc bắt đầu xây dựng mới nhà ở, yếu tố thúc đẩy nhu cầu thép quan trọng nhất ở Trung Quốc, có thể vẫn có xu hướng giảm cho đến hết năm 2023. Mặc dù hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã quay trở lại trong tháng 1 sau khi nới lỏng chính sách covid, nhu cầu thép dự kiến vẫn không cải thiện lớn.
Không có các chỉ số chính hỗ trợ nhu cầu thép, giá vẫn chịu áp lực, điều này cũng ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngành.Nhu cầu thép Trung Quốc dự kiến ở mức vừa phải. Trung Quốc được biết đến với các kế hoạch tăng trưởng kinh tế tích cực, vốn đã giúp tăng giá cho thị trường thép.
Giá thép trong nước vượt ngưỡng 17 triệu đồng/tấn
Thép Pomina mới đây điều chỉnh giá bán tăng hơn 1 triệu đồng/tấn, đưa giá thép xây dựng của thương hiệu này lên gần 17,5 triệu đồng/tấn.Theo đó, mức giá mới của thép cuộn Pomina tại khu vực miền Trung loại phi 10 lên 17,6-17,8 triệu đồng/tấn, tùy tiêu chuẩn; phi 12 từ 17,29-17,49 triệu đồng/tấn. Còn tại khu vực miền Nam cũng tăng 810.000 đồng/tấn, lên 17,08-17,49 triệu đồng/tấn, tùy loại.
Các công ty thép khác như Vina Kyoei, Thép Miền Nam đều vượt 16 triệu đồng/tấn. Theo đó thép Vina Kyoei, Thép Miền Nam loại phi 10 có cùng giá bán từ 16,24-16,44 triệu đồng/tấn. Các hãng thép khác như Hòa Phát, Việt – Ý, Thái Nguyên… cũng có giá bán ra gần 16 triệu đồng/tấn.
Với mức giá trên được xuất bán tại các nhà máy, còn giá bán lẻ tại cửa hàng sẽ đội thêm vài triệu đồng/tấn, chủ yếu là phí vận chuyển từ nhà máy đến nơi tiêu thụ. Theo đó, giá thép bán lẻ của Vina Kyoei, Thép Miền Nam hiện tại đã vượt hơn 18,2 triệu đồng/tấn; giá thép của các hãng khác từ 17-17,5 triệu đồng/tấn. Riêng giá thép của Pomina lên tới gần 19 triệu đồng/tấn.
4. Giá dầu tăng sau khi Fed bơm thêm thanh khoản cho thị trường; Credit Suisse được mua lại
Giá dầu tăng vào thứ Hai, phục hồi một số khoản lỗ gần đây khi Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương lớn khác công bố các biện pháp thanh khoản mới để ổn định thị trường tài chính, trong khi việc tiếp quản Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse giúp giảm bớt lo ngại về khủng hoảng ngân hàng.
Các thị trường dầu thô vẫn đang chịu mức thua lỗ hàng tuần tồi tệ nhất trong năm nay khi các nhà đầu tư bán ra mạnh do lo ngại rằng suy thoái kinh tế trong năm nay sẽ cản trở nhu cầu dầu mỏ. Dự đoán về cuộc họp của Fed trong tuần này cũng hạn chế mức tăng vào thứ Hai.
Nhưng với việc Fed, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và các ngân hàng trung ương lớn khác cam kết tăng tính thanh khoản của thị trường để hỗ trợ ngành ngân hàng, những lo ngại về một cuộc khủng hoảng ngân hàng sắp xảy ra đã phần nào được xoa dịu.
Động thái này được đưa ra ngay sau khi ngân hàng Thụy Sĩ UBS Group AG (NYSE:UBS) thông báo rằng họ sẽ mua lại ngân hàng gặp khó khăn Credit Suisse Group (NYSE:CS ) trong một “thỏa thuận lịch sử” được tạo điều kiện bởi các cơ quan quản lý, giúp giảm bớt những lo ngại về một cuộc khủng hỏa ngân hàng rộng lớn hơn.
Dầu Brent kỳ hạn tăng 0,5% lên 73,30 USD/thùng, trong khi Dầu thô trung cấp West Texas kỳ hạn tăng 0,5% lên 67,25 USD/thùng lúc 22:05 ET (02:05 GMT). Cả hai hợp đồng đều mất hơn 10% vào tuần trước, tuần giảm tồi tệ nhất trong năm nay.
Giá dầu thô bị ảnh hưởng bởi những lo ngại rằng hoạt động ngân hàng thất bại có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế rộng lớn hơn, làm giảm hoạt động và có khả năng gây tổn hại đến nhu cầu dầu thô. Những lo ngại về nhu cầu chậm lại đã đè nặng lên thị trường dầu mỏ trong năm nay, khiến giá phần lớn bị giảm.
Trọng tâm hiện đang tập trung vào kết quả của cuộc họp kéo dài hai ngày của Fed vào thứ Tư, nơi ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tương đối nhỏ hơn.Tốc độ tăng lãi suất chậm hơn của Fed dự kiến cũng sẽ cứu trợ thị trường dầu mỏ bằng cách gây áp lực lên đồng đô la.
Đồng bạc xanh không đổi so với rổ tiền tệ vào thứ Hai. Nhưng với các biện pháp thanh khoản mới và một Fed bớt thắt chặt hơn, đồng tiền này dự kiến sẽ giảm giá trong những ngày tới.Đồng đô la yếu hơn làm cho hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh rẻ hơn đối với người mua quốc tế.
Nhưng dầu cũng phải đối mặt với những khó khăn khác. Tồn kho của Mỹ tăng nhất quán cho thấy khả năng dư thừa nguồn cung ở quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, trong khi nhà nhập khẩu dầu thô lớn Trung Quốc chứng kiến hoạt động nhập khẩu dầu phục hồi chậm chạp bất chấp việc dỡ bỏ các biện pháp chống COVID.
Mặt khác, những người đầu cơ giá lên dầu vẫn nuôi hy vọng về việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC +) cắt giảm sản lượng nhiều hơn, sau cuộc gặp giữa các bộ trưởng Nga và Ả Rập Saudi vào tuần trước.
Trên đây là những cập nhật tin tức mới nhất ảnh hưởng tác động đến thị trường Forex, Vàng, Tiền điện tử và Chứng khoán,… được đội ngũ TRADERPTKT.COM chia sẻ đến bạn đọc. Mọi tin tức đều khiến thị trường có thể thay đổi đột ngột, các bạn tham gia thị trường ở thời điểm hiện tại cần thận trọng. Nên có cái nhìn dài hạn hơn về thị trường, điều này sẽ giúp bạn hạn chế bớt rủi do trong quá trình đầu tư.
Mong bài viết này có thể giúp bạn tham khảo phần nào, chúc các bạn một ngày tốt lành, giao dịch tốt và có nhiều lợi nhuận!