- Diễn giả: TRADER PTKT
- Bài học: 14
- Học viên: 7
- Thời gian: 4 tuần
Đường xu hướng (Trendline) là một công cụ dùng trong phân tích kỹ thuật biểu đồ giao dịch rất hiệu quả. Chúng ta có thể giao dịch theo trường phái phản ứng với Đường xu hướng, cũng có thể giao dịch theo phá vỡ (breakout) khỏi Đường xu hướng.
Trong khóa học này đội ngũ TRADERPTKT.COM đã tập hợp tất cả các phương pháp vẽ Đường xu hướng (trendline) chính xác nhất để chia sẻ đến các bạn. Phương pháp rất hiệu quả và dễ dàng sử dụng trong phân tích biểu đồ giao dịch tài chính Forex, Gold, Chứng khoán, Tiền điện tử.
Khóa học này của chúng tôi được xây dựng với một lộ trình từ cơ bản đến nâng cao với nội dung kiến thức dựa trên website của Founder Nguyễn Hữu Đức Trader.
Dưới đây là nội dung Tổng Quan của khóa học Mô Hình Giá, để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab “Chương Trình“ để học đầy đủ nhé!
Lý Thuyết Đường Xu Hướng
Đường xu hướng hay còn gọi là đường Trendline, đây là khái niệm chỉ đường thẳng giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng giá trong khoảng thời gian tương ứng. Đường này hình thành bằng cách nối hai hoặc nhiều điểm lại với nhau. Có các cách nối Đỉnh với Đỉnh, Đáy với Đáy, Đỉnh với Đáy hoặc Đáy với Đỉnh, …
Trong quá trình giao dịch thực tế, chúng tôi đã tổng hợp được một số phương pháp vẽ đường xu hướng (Trendline) đơn giản nhưng rất hiệu quả và chính xác. Công cụ Trendline thật sự quan trọng với bất cứ nhà giao dịch (Trader) nào, nó có thể được xem là cốt lõi trong việc xác định xu hướng của thị trường.
Bằng phương pháp vẽ Trendline có thể giúp chúng ta xác định được xu hướng trong tương lai, xu hướng còn tiếp diễn, xu hướng đang đi ngang (sideway) hay xu hướng đã phá vỡ (breakout) đảo chiều. Từ đó giúp chúng ta đưa ra những quyết định có nên tham gia thị trường một cách chính xác hơn.
Ngoài biểu đồ nến Nhật (Candlestick Chart) chúng ta cũng có thể vẽ Trendline trên các dạng biểu đồ khác như: biểu đồ Thanh (Bar Chart), biểu đồ Đường (Line Chart), biểu đồ nến Heiken Ashi (HA Chart).
Trong khóa học này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn vẽ đường xu hướng chủ yếu trên biểu đồ nến Nhật thông thường. Do tính chất không khác biệt nhiều nên bạn có thể áp dụng các phương pháp vẽ Trendline tương tự như trên các dạng biểu đồ khác.
Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng
Phần này sẽ hướng dẫn bạn những cách thức để làm sao có thể vẽ được đường Trendline một cách chính xác nhất theo những nguyên tắc cơ bản. Đây là chỉ là phần tóm tắt sơ lược, vì vậy bạn phải vào phần Tab “Chương Trình” để học đầy đủ nhé!
1. Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Đỉnh Với Đỉnh, Đáy Với Đáy Hướng Lên
Để vẽ được đường xu hướng chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là:
Đỉnh sau cao hơn Đỉnh trước
Vẽ đường xu hướng Đỉnh với Đỉnh hướng lên. Với điều kiện Đỉnh sau cao hơn Đỉnh trước (Higher-High).
Đáy sau cao hơn Đáy trước
Vẽ đường xu hướng Đáy với Đáy hướng lên khi điều kiện là Đáy sau thấp hơn Đáy trước (Lower-Low). Đây là phương pháp vẽ đường xu hướng tăng trên các biểu đồ giao dịch mà các nhà giao dịch thường xuyên sử dụng. Cách vẽ nối Đỉnh với Đỉnh, Đáy với Đáy hướng lên nhằm xác định xu hướng đang là xu hướng tăng.
2. Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Đỉnh Với Đỉnh, Đáy Với Đáy Hướng Xuống
Tương tự như phương pháp vẽ đường xu hướng Đỉnh với Đỉnh, Đáy với Đáy hướng lên trong phần trước. Phần này, chúng ta sẽ học cách vẽ đường xu hướng nối Đỉnh với Đỉnh, Đáy với Đáy hướng xuống. Để vẽ được đường xu hướng chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là:
Đỉnh sau thấp hơn Đỉnh trước
Với điều kiện Đỉnh sau thấp hơn Đỉnh trước, chúng ta kẻ một đường thằng nối 2 đỉnh này lại với nhau sẽ đương một đường Trendline hướng xuống.
Đáy sau thấp hơn Đáy trước
Vẽ đường xu hướng Đáy với Đáy hướng xuống với điều kiện Đáy sau thấp hơn Đáy trước.
3. Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Đáy Với Đỉnh Hướng Lên
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp vẽ đường Trendline nối Đáy với Đỉnh hướng lên.
Để vẽ được đường xu hướng Đáy với Đỉnh hướng lên chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là: Đáy phải ở mức thấp hơn Đỉnh.
4. Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Đỉnh Với Đáy Hướng Lên
Tương tự như phương pháp nối Đáy với Đỉnh hướng lên, phương pháp tiếp theo chúng ta sẽ học là cách vẽ đường xu hướng nối Đỉnh với Đáy hướng lên.
Để vẽ được đường xu hướng Đỉnh với Đáy hướng lên chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là: Đáy phải ở mức cao hơn Đỉnh.
5. Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Đỉnh Với Đáy Hướng Xuống
Phần này sẽ là phương pháp thứ 5 trong 8 phương pháp vẽ đường xu hướng phổ biến thường được các Trader chuyên nghiệp sử dụng để xác định xu hướng của thị trường. Phương pháp sau đây sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để vẽ một đường Trendline đi qua Đỉnh và Đáy hướng xuống.
Để vẽ được đường xu hướng Đỉnh với Đáy hướng xuống chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là: Đáy phải ở mức thấp hơn Đỉnh.
6. Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Đáy Với Đỉnh Hướng Xuống
Có chút tương đồng với cách vẽ đường xu hướng nối Đỉnh với Đáy hướng xuống, vẽ đường xu hướng Trendline Đáy với Đỉnh hướng xuống cũng sẽ được trình bày rõ với bạn trong phần khóa học này.
Để vẽ được đường xu hướng Đáy với Đỉnh hướng xuống chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là: Đáy phải ở mức cao hơn Đỉnh.
7. Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Đi Qua Nhiều Vị Trí Đỉnh Và Đáy Khác Nhau
Phương pháp mà chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn trong phần này có độ chính xác cao đó là phương pháp vẽ đường xu hướng đi qua nhiều vị trí Đỉnh và Đáy khác nhau.
Dạng đường xu hướng Trendline này được kẻ qua ít nhất là 2 vị trí Đỉnh hoặc Đáy. Khi vẽ không nhất thiết phải kẻ chính xác qua điểm cao hoặc thấp nhất của mỗi Đỉnh hoặc Đáy mà chỉ cần được kẻ gần sát, làm sao cho tiếp xúc được các Đỉnh, Đáy nhiều nhất có thể.
Đường xu hướng được kẻ qua càng nhiều vị trí Đỉnh, Đáy thì việc xác định các vùng kháng cự hỗ trợ càng tin cậy bấy nhiêu. Để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab “Chương Trình“ để học đầy đủ nhé!
8. Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Là Đường Trung Tuyến Median Line
Trong biểu trên thể hiện đường trung tuyến xu hướng giảm. Cần 3 vị trí khác nhau để có thể kẻ đường trung tuyến, 2 trong số các điểm phải là Đỉnh và Đáy của một vùng giá sóng.
Trung điểm của khoảng giá sóng này phải được tính toán đơn giản bằng phép toán cộng trừ nhân chia. Cộng 2 điểm cao nhất thấp nhất chia cho 2 ta sẽ có kết quả. Trên biểu đồ trên trung điểm của B và C được xác định để kẻ đường trung tuyến.
Để lại phản hồi về điều này