- Diễn giả: TRADER PTKT
- Bài học: 27
- Học viên: 3
- Thời gian: 10 tuần
Price Action là một trong những trường phái giao dịch đang được nhiều các Trader chuyên nghiệp sử dụng nhất hiện nay. Bởi vì, sử dụng Price Action về cơ bản nó đơn giản, tất cả những hành động của giá đều được phản ánh trực tiếp lên biểu đồ giao dịch. Đội ngũ TRADERPTKT chúng tôi đã xây dựng chuỗi các bài học về phương pháp giao dịch Price Action với mong muốn giúp bạn có thêm một lượng kiến thức rất lớn, đầy đủ và chi tiết nhất!
Khóa học này của chúng tôi được xây dựng với một lộ trình từ cơ bản đến nâng cao với nội dung kiến thức dựa trên website của Founder Nguyễn Hữu Đức Trader.
Dưới đây là nội dung Tổng Quan của khóa học Price Action, để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab “Chương Trình“ để học đầy đủ nhé!
Phần đầu chúng tôi sẽ đi giới thiệu đến bạn những kiến thức rất đơn giản.
- Kiến Thức Cho Người Mới
- Phương Pháp Giao Dịch Price Action
- Thiết Lập Giao Dịch Price Action
- Điểm Đảo Chiều Price Action
- Xác Định Xu Hướng Price Action
- Hỗ Trợ Kháng Cự Price Action
- Phương Pháp Giao Dịch Hỗ Trợ Kháng Cự Price Action
- Phương Pháp Giao Dịch Kênh Xu Hướng Price Action
- Phương Pháp Giao Dịch Đường Trung Bình MA Kết Hợp Price Action
Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về những mô hình nến price Action quan trọng. Cũng như sẽ đi tìm hiểu về từng chiến lược giao dịch với cách mô hình nến này.
Các Mô Hình Nến Price Action Quan Trọng
Các mô hình nến Price Action hay còn gọi là các “trigger”, “setup” hay “signal” cung cấp cho các nhà giao dịch (trader) những dấu căn cứ xác đáng về sự dịch chuyển tiếp theo của giá.
Dưới đây là những mô hình nến Price Action đơn giản có thể dùng để giao dịch.
1. Mô Hình Nến Inside Bar
Mô hình nến Inside Bar bao gồm 2 nến gồm Inside Bar và 1 nến trước đó, thường được gọi là “Mother Bar”.
Nến Inside Bar phải nằm hoàn toàn bên trong điểm cao nhất (High) và thấp nhất (Low) của Mother Bar. Mô hình này thường được dùng để giao dịch phá vỡ (breakout) trong một thị trường có xu hướng (trend) nhưng nó cũng được hiểu là một tín hiệu đảo chiều nếu hình thành tại một mức giá quan trọng.
2. Mô Hình Nến Pin Bar
Mô hình nến Pin Bar chỉ bao gồm 1 nến đơn biểu hiện sự từ chối giá và đảo chiều của thị trường. Tín hiệu Pin Bar rất tốt khi thị trường có xu hướng, phạm vi vùng giá (range bound) hoặc có thể được giao dịch ngược xu hướng (đảo chiều xu hướng) tại các mức kháng cự và hỗ trợ quan trọng.
Mô hình nến Pin Bar ngụ ý rằng giá có thể đi ngược hướng với đuôi nến chỉ vì nó thể hiện sự từ chối của giá và quay đầu.
3. Mô Hình Nến Outside Bar
Một Outside Bar là hình ảnh ngược lại với Inside Bar. Chiều dài của nó phải bao bọc toàn bộ cây nến liền trước nó, tức là phải có đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn.
Mô hình nến Ouside bar là đại diện cho sự đảo chiều xu hướng của thị trường, đây là một mô hình nến vô cùng mạnh mẽ không hề thua kém Inside Bar hay Pin Bar dù rất ít khi được nhắc đến. Đặc biệt với các nhà đầu tư yêu thích “bắt đỉnh”,”bắt đáy” chắc chắn sẽ hứng thú với mô hình này.
Các nến Inside Bar và Outside Bar đều không cần phân biệt màu sắc, nhưng nếu màu 2 cây nến ngược nhau thì sẽ đáng tin cậy hơn. Đó là một sự mở rộng trong ngắn hạn của biến động giá. Nó cho thấy sức mạnh về cả 2 phía. Trong phần lớn trường hợp, ta không chắc được là phe mua hay bên bán đang thắng thế. Điều chắc chắn duy nhất là biến động thị trường đang tăng lên.
4. Mô Hình Nến Fakey
Mô hình nến Fakey bao gồm một sự phá vỡ không thành công (false breakout) của mẫu hình Inside Bar.
Nói cách khác nếu mô hình Inside Bar bị phá vỡ nhưng quay đầu và nến đóng bên trong thân của Morther Bar hoặc Inside Bar thì đó là mẫu hình Fakey.
Trong thực tế, chúng ta cũng có thể bắt gặp mô hình nến phá vỡ giả tăng và giảm với một cây nến Pin Bar đảo chiều như hình bên dưới.
Thị trường dường như muốn phá vỡ theo một hướng nhưng sau đó quay đầu và di chuyển theo hướng ngược lại. Fakey rất phù hợp khi giao dịch thuận xu hướng, ngược xu hướng hoặc trong vùng giá (range). Mời bạn đón xem Những bài học Price Action tiếp theo của chúng tôi.
Đây là nội dung Tổng Quan của khóa học Price Action, để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab “Chương Trình“ để học đầy đủ nhé!
Chiến Lược Giao Dịch Với Mô Hình Fakey
Trong nội dung tiếp theo của khóa học, chúng ta sẽ được học về các chiến lược giao dịch với từng loại mô hình nến Price Action. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về một mô hình rất quan trọng trong chuỗi các bài học về Price Action đó là Mô hình nến Fakey. Mô hình này được áp dụng như thế nào trong phân tích kỹ thuật? Mời các bạn xem bên dưới để hiểu rõ điều này.
Mô hình Fakey có thể được mô tả là một sự phá vỡ giả khỏi mô hình Inside Bar. Mô hình này luôn bắt đầu bằng một mô hình Inside Bar.
Khi giá bắt đầu phá vỡ ra khỏi mô hình Inside Bar nhưng nhanh chóng quay đầu tạo nên một cú phá vỡ giả đồng thời đóng cửa vào khoảng giá của Mother Bar hoặc Inside Bar thì ta có mô hình Fakey.
Hình trên mô tả 4 mô hình Fakey thông dụng trên các biểu đồ giao dịch mà bạn thường gặp. Luôn có một thiết lập Inside Bar trước tiên và theo sau là một phá vỡ giả.
1. Mô Hình Fakey
Fakey là một chiến thuật giao dịch hành động giá quan trọng và hiệu quả. Bởi vì nó giúp các nhà giao dịch (Trader) xác định việc giao dịch của các “cá mập” và đồng thời căn cứ vào đó giá sẽ di chuyển tiếp theo như thế nào.
Phá Vỡ Mô Hình Inside Bar Không Thành Công = Mô Hình Fakey
Vậy câu hỏi đặt ra là giao dịch với mô hình Fakey như thế nào?
Mô hình Fakey có thể được giao dịch trong thị trường có xu hướng, trong biên (Range Bound), hoặc ngược xu hướng tại những mức quan trọng. Có rất nhiều sự phá vỡ giả trên thị trường Forex, Bitcoin, Gold và Chỉ số chứng khoán. Vì vậy việc học cách giao dịch Fakey có thể đem lại ưu thế và lợi nhuận lớn cho bạn thay vì làm nạn nhân của nó như nhiều nhà giao dịch khác.
Những điểm vào lệnh (Entry) thông dụng khi có tín hiệu Fakey: Vào khi giá phá vỡ mức cao hoặc mức thấp của Inside Bar hoặc Mother Bar ngược hướng phá vỡ giả ban đầu. Có thể dùng lệnh chờ hoặc lệnh thị trường.
Chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn để bạn dễ hiểu thông qua cách thiết lập tín hiệu giao dịch dưới đây. Bạn có thể tham khảo:
- Điểm vào lệnh (Entry): Chúng ta đặt Sell Stop tại đáy Mother Bar trong xu hướng giảm hoặc Buy Stop tại đỉnh Mother Bar trong xu hướng tăng.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên mô hình nến Fakey (lệnh Sell) hoặc nằm bên dưới mô hình nến Fakey (lệnh Buy).
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vị trí hỗ trợ gần nhất (lệnh Sell) hoặc vị trí kháng cự gần nhất (lệnh Buy).
Nếu mô hình Fakey có Pin Bar thì vào theo luật của Pin Bar như hình minh họa dưới đây:
Bạn có thể tham khảo cách thiết lập tín hiệu giao dịch như sau:
- Điểm vào lệnh (Entry): Trong xu hướng giảm, chúng ta đặt Sell Stop tại đáy Mother hoặc Sell Limit tại 50% cây nến Pin Bar. Trong xu hướng tăng, chúng ta đặt Buy Stop tại đỉnh Mother Bar hoặc Buy Limit tại 50% cây nến Pin Bar.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên cây nến Pin Bar (lệnh Sell) hoặc nằm bên dưới cây nến Pin Bar (lệnh Buy)
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vị trí hỗ trợ gần nhất (lệnh Sell) hoặc vị trí kháng cự gần nhất (lệnh Buy)
2. Giao Dịch Với Mô Hình Fakey
Dưới đây là một số ví dụ về giao dịch với mô hình Fakey trong phương pháp giao dịch Price Action nâng cao mà bạn cần biết. Trong thị trường có xu hướng mô hình Fakey làm việc như thế nào? Ngược lại, với thị trường đi ngang thì Fakey hay gặp những vấn đề gì? Mời bạn tham khảo phần bên dưới dây.
Giao Dịch Fakey Trong Thị Trường Có Xu Hướng?
Biểu đồ 1: Biểu đồ Dollar/ Canada khung thời gian ngày (USDCAD, D1) xuất hiện mô hình Fakey với nến Pin Bar tại vùng Hỗ Trợ.
Biểu đồ trên cho thấy mô hình Fakey cho tín hiệu Buy có Pin Bar làm tín hiệu phá vỡ giả trong thị trường có xu hướng. Để ý rằng trong tín hiệu này có 2 cặp Inside Bar, Mother Bar và Inside Bar đều là Pin Bar.
Chú ý: nhiều trường hợp có 3 hoặc 4 Inside Bar trước khi xảy ra sự phá vỡ giả.
Biều đồ 2: Biểu đồ Dollar/ Thụy Sĩ khung thời gian ngày (USDCHF, D1) xuất hiện mô hình Fakey với 2 thanh nến phá vỡ giả.
Biểu đồ trên là ví dụ khác về mô hình Fakey khi có xu hướng. Có xu hướng tăng rõ ràng trước khi hình thành mô hình Fakey. Để ý rằng mô hình Fakey này chỉ gồm 2 nến phá vỡ giả. Sự phá vỡ giả thay vì xảy ra trên một nến thì ở đây nó xảy ra trên 2 nến liên tiếp. Đây cũng là một dạng mô hình Fakey thông dụng.
Giao Dịch Tín Hiệu Fakey Ngược Xu Hướng Ở Các Mức Giá Quan Trọng?
Biểu đồ 3: Biểu đồ Dollar/ Thụy Sĩ khung thời gian ngày (USDCHF, D1).
Biểu đồ trên là một ví dụ về mô hình Fakey ngược xu hướng. Điều đó có nghĩa giá có thể di chuyển ngược với xu hướng gần nhất. Trong trường hợp này là một tín hiệu Buy Bullish Fakey hình thành tại vùng hỗ trợ quan trọng theo sau một đợt giảm giá. Tín hiệu Fakey rất “đẹp” và được hợp lưu bởi vùng hỗ trợ.
Biểu đồ 4: Biểu đồ Bảng Anh/ Dollar khung thời gian ngày (GBPUSD, D1).
Tiếp tục là một ví dụ về Fakey ngược xu hướng. Lần này là một tín hiệu Sell (Bearish Fakey) hình thành tại vùng kháng cự quan trọng. Để ý rằng thị trường tăng giá trước đó. Sau đó Fakey hình thành, nó phá vỡ giả mức kháng cự quan trọng và tạo thêm sức ép để giá xuống thấp hơn.
Đây là nội dung Tổng Quan của khóa học Price Action, để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab “Chương Trình“ để học đầy đủ nhé!
Chiến Lược Giao Dịch Mô Hình Inside Bar
Trong phần nội dung trước, chúng ta đã biết được những chiến lược giao dịch với mô hình nến Fakey như thế nào rồi. Nội dung tiếp theo chúng ta tìm hiểu về một mô hình rất quan trọng đó là Mô hình hình Inside Bar.
Đây là một mô hình giao dịch hành động giá gồm 2 thanh nến trong đó 1 thanh nến nằm gọn trong phạm vi mức cao và mức thấp của thanh nến trước đó. Nó có thể nằm ở phần trên, phần giữa hoặc phần dưới của thanh nến trước đó, thanh nến trước đó được gọi là Mother Bar.
Một số nhà giao dịch (Trader) còn định nghĩa về Inside Bar thoáng hơn khi cho phép mức cao hoặc mức thấp của 2 thanh nến bằng nhau đều được.
Mô hình Inside Bar cho thấy thị trường đang tích lũy. Một Inside Bar trên biểu đồ ngày (D1) sẽ trông giống như một hình tam giác trên khung 1 giờ (H1) hoặc 30 phút (M30). Nó thường có sự di chuyển mạnh mẽ sau khi “dừng” để tích lũy. Tuy nhiên nó cũng có thể hình thành nên một điểm đảo chiều và đóng vai trò như một tín hiệu quay đầu tại vùng Kháng Cự hoặc Hỗ Trợ.
- Inside Bar có thể được giao dịch hướng theo xu hướng khi thị trường có xu hướng. Khi giao dịch như vậy thì nó được gọi là Inside Bar phá vỡ.
- Nó cũng có thể được giao dịch ngược xu hướng từ các vùng quan trọng trên biểu đồ và khi đó nó được gọi là Inside Bar đảo chiều.
Cách cơ bản nhất để vào thị trường khi có Inside Bar là dùng lệnh chờ tại mức cao hoặc mức thấp của Mother Bar. Điểm dừng lỗ (stoploss) có thể đặt tại đầu kia của Mother Bar hoặc 50% mother Bar khi nó lớn hơn nhiều so với mức bình thường.
1. Giao Dịch Inside Bar Trong Thị Trường Có Xu Hướng
Biểu đồ 1: USDCHF, D1
Ở biểu đồ trên, thị trường đang trong xu hướng giảm, vì vậy mẫu hình Inside Bar được xem là tín hiệu Sell.
Biều đồ 2: EURUSD, D1
Biểu đồ trên, thị trường đang trong xu hướng tăng trước đó, xuất hiện mẫu hình Inside Bar. Vì vậy, Inside Bar được xem là tín hiệu Buy.
Để ý rằng trong một xu hướng tăng mạnh như thế, bạn sẽ thấy nhiều mẫu hình Inside Bar hình thành tạo ra nhiều cơ hội để gia nhập thị trường với xác xuất thành công cao.
2. Giao Dịch Inside Bar Ngược Xu Hướng Từ Vùng Giá Quan Trọng
Biểu đồ 1: EURUSD, D1
Ở ví dụ trên chúng ta có một mẫu hình Inside Bar ngược xu hướng trên khung thời gian ngày (D1). Ở trường hợp này giá quay lại kiểm tra vùng Hỗ Trợ quan trọng hình thành nên một Pin Bar quay đầu theo sau là mô hình Inside Bar đảo chiều.
Biểu đồ 2: XAUUSD, D1
Biểu đồ trên là ví dụ nữa về giao dịch Inside Bar ngược xu hướng tại mức giá quan trọng. Ở trường hợp này, chúng ta giao dịch một Inside Bar đảo chiều tại vùng Kháng Cự mạnh.
Đây là nội dung Tổng Quan của khóa học Price Action, để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab “Chương Trình“ để học đầy đủ nhé!
Chiến Lược Giao Dịch Với Mô Hình Outside Bar
Chúng ta đã biết được chiến lược giao dịch với mô hình Inside Bar ở phần trước rồi, tiếp theo trong phần nội dung này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một chiến lược giao dịch với mô hình Outside Bar. Một Outside Bar là hình ảnh ngược lại với Inside Bar. Chiều dài của nó phải bao bọc toàn bộ cây nến liền trước nó, tức là phải có đỉnh cao hơn và đáy thấp hơn.
Mô hình nến Outside Bar là đại diện cho sự đảo chiều xu hướng của thị trường, đây là một mô hình nến vô cùng mạnh mẽ không hề thua kém Inside Bar hay Pin Bar dù rất ít khi được nhắc đến. Đặc biệt với các nhà đầu tư yêu thích “bắt đỉnh”, “bắt đáy” chắc chắn sẽ hứng thú với mô hình này.
Các nến Inside Bar và Outside Bar đều không cần phân biệt màu sắc, nhưng nếu màu 2 cây nến ngược nhau thì sẽ đáng tin cậy hơn. Đó là một sự mở rộng trong ngắn hạn của biến động giá, nó cho thấy sức mạnh về cả 2 phía.
Trong phần lớn trường hợp, ta không chắc được là phe mua hay bên bán đang thắng thế, điều chắc chắn duy nhất là biến động thị trường đang tăng lên.
1. Cách Nhận Biết Mô Hình Ouside Bar
Mô hình Outside Bar có thể được giao dịch hướng theo xu hướng khi thị trường có xu hướng. Khi giao dịch như vậy thì nó được gọi là Outside Bar phá vỡ. Nó cũng có thể được giao dịch ngược xu hướng từ các vùng quan trọng trên biểu đồ và khi đó nó được gọi là Outside Bar đảo chiều.
Không phải lúc nào các biểu đồ nến cũng xuất hiện rõ rệt cho bạn nhận dạng, sẽ có rất nhiều những cây nến giả đánh lừa bạn. Hãy biết cách nhận dạng đâu là nến thật sự có ý nghĩa để tránh gặp phải rủi ro trong quá trình giao dịch.
- Nếu bạn nhìn thấy nến thứ 2 trong Outside Bar càng rộng thì xác suất đảo chiều xu hướng càng cao.
- Khi biểu đồ giá xuất hiện một con dốc cực kỳ dốc thì xu hướng đảo chiều càng dễ xuất hiện.
- Volume là một yếu tố cho chúng ta những tín hiệu chính xác nhất, volume càng lớn thì nến Outside Bar cũng sẽ lớn tương ứng và lúc này ý nghĩa của mô hình sẽ càng rõ rệt hơn.
- Nếu cụm nến có càng nhiều nến con phía trước thì càng chứng tỏ nó là một Outside Bar “xịn”.
- Vị trí của Outside Bar càng gần vùng Kháng Cự hoặc Hỗ Trợ thì ý nghĩa của nến càng cao.
Cách cơ bản nhất để vào thị trường khi có Outside Bar là dùng lệnh chờ tại mức cao hoặc mức thấp của Outside Bar. Điểm dừng lỗ (stoploss) có thể đặt tại đầu kia của Outside Bar hoặc 50% Outside Bar khi nó lớn hơn nhiều so với mức bình thường.
2. Giao Dịch Outsite Bar Trong Thị Trường Có Xu Hướng
Biểu đồ dưới đây, thị trường đang trong xu hướng tăng trước đó, xuất hiện mẫu hình Outside Bar. Chúng ta cần chờ đợi một cây nến tăng trở lại và Buy trên mức cao của cây nến đó.
Để ý rằng trong một xu hướng tăng mạnh như thế, chúng ta cần giao dịch theo xu hướng tiếp diễn thì đem lại xác suất thắng cao hơn. Tuy nhiên mô hình Outside Bar cũng rất có thể đảo chiều xu hướng, vì vậy bạn cần đặt dừng lỗ ngay dưới mức thấp của cây nến tăng trở lại.
3. Giao Dịch Mô Hình Outside Bar Đảo Chiều Xu Hướng Tại Các Vùng Giá Quan Trọng
Nếu Outside Bar đóng cửa ở các vùng Kháng Cự hoặc Hỗ Trợ quan trọng, hãy vào lệnh theo cùng xu hướng hình thành của Outside Bar. Tức là cùng xu hướng với thị trường nếu nó phá vỡ vùng Hỗ Trợ hoặc Kháng Cự hoặc ngược xu hướng chính của thị trường.
Biểu đồ Bitcoin ở ví dụ trên, ta thấy giá sau khi giảm về vùng Hỗ Trợ mạnh, sau đó xuất hiện mô hình Outside Bar. Thị trường đảo chiều tăng lên mạnh mẽ. Mô hình Outside Bar phát huy rất tốt ở những vùng Hỗ Trợ hoặc Kháng Cự quan trọng. Bạn cần tận dụng điều này để tìm kiếm cơ hội tốt tham gia thị trường.
Ở ví dụ tiếp theo là biểu đồ giao dịch Dollar/ Thụy Sĩ khung thời gian ngày (USDCHF, D1) xuất hiện mô hình Outside Bar xu hướng tiếp diễn tại các mức quan trọng.
Biểu đồ trên, cho chúng ta thấy xu hướng thị trường trước khi xuất hiện Outside Bar đang tăng mạnh mẽ. Sau khi gặp vùng Kháng Cự, xuất hiện mô hình Outside Bar, mô hình này phá vỡ Kháng Cự này, thị trường sau đó tiếp tục tăng. Đây là mô hình xu hướng tiếp diễn khi giao dịch với Outside Bar rất quan trọng.
Trong nội dung ở các phần trước chúng ta đã đi tìm hiểu về mẫu hình nến Inside Bar cũng như là Pin Bar. Nội dung tiếp theo của khóa học này chúng ta sẽ đi kết hợp chúng lại để có được một chiến thuật giao dịch hoàn hảo hơn.
Đây là nội dung Tổng Quan của khóa học Price Action, để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab “Chương Trình“ để học đầy đủ nhé!
Chiến lược giao dịch Mô Hình Kết Hợp Pin Bar Và Inside Bar
Khi 2 tín hiệu này kết hợp lại thì sẽ có 1 tín hiệu kết hợp Pin Bar và Inside Bar.
- Mẫu hình Pin Bar thể hiện sự từ chối của giá và chỉ ra sự đảo chiều có thể sắp xảy ra.
- Mẫu hình Inside Bar thể hiện sự tích lũy cho một phá vỡ.
Có 2 mẫu hình kết hợp chính mà bạn cần quan tâm:
- Pin Bar và Inside Bar (Pin Bar là Morther Bar)
- Inside Bar cũng là Pin Bar
1. Giao Dịch Kết Hợp Mô Hình Pin Bar Và Inside Bar
Khi tìm một mô hình kết hợp Pin Bar và Inside Bar, trước hết bạn hãy tìm một Pin Bar, nếu bạn thấy Pin Bar được theo sau bởi một Inside Bar nằm trong khoảng mức cao và mức thấp của Pin Bar thì đó là mẫu hình cần tìm.
Trong 2 mô hình cơ bản bên trên thì mô hình Pin Bar và Inside Bar là mô hình mạnh nhất. Nó là một thiết lập lý tưởng để giao dịch trên biểu đồ ngày (D1) trong các trường hợp:
- Sóng điều chỉnh (thoái lui)
- Xu hướng tiếp tục (thuận xu hướng)
- Đảo chiều xu hướng tại các vùng giá quan trọng
Biểu đồ 1: AUDCAD, D1
Ở biểu đồ trên, chúng ta thấy một trường hợp lý tưởng có sự kết hợp Inside Bar và Pin Bar xuất hiện sau một đợt điều chỉnh (thoái lui) về vùng hỗ trợ trong một xu hướng tăng.
Những loại mẫu hình này rất hiệu quả vì cho chúng ta cơ hội tham gia thị trường ở một vị thế tốt hơn và cũng cho dừng lỗ (stoploss) gần hơn ngay dưới mức thấp của Inside Bar hoặc dưới mức hỗ trợ.
Biểu đồ 2: NZDUSD, D1
Biểu đồ trên sự kết hợp Inside Bar và Pin Bar đóng vai trò là tín hiệu đảo chiều vì xuất hiện ngay vùng kháng cự và gây ra một sự phá vỡ giả.
Mẫu hình này lần nữa lại cho chúng ta một điểm vào lệnh tốt cùng với một mức dừng lỗ gần ngay trên ngưỡng kháng cự hoặc mức cao của Pin Bar.
1. Giao Dịch Mô Hình Inside Bar Cũng Là Pin Bar
Mô hình này gồm Inside Bar cũng là Pin Bar hoạt động tốt khi thị trường có xu hướng và trên khung thời gian ngày (D1).
Biểu đồ 1: USDCAD, D1
Ở biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy một xu hướng tăng mạnh trước khi hình thành mô hình Inside Bar cũng là Pin Bar.
Khi giá phá vỡ mức cao của Mother Bar thì đó là điểm vào lệnh Buy theo xu hướng thị trường.
Các nhà giao dịch (trader) có thể tham gia thị trường bằng lệnh chờ buy stop ở mức giá cao của Mother Bar.
Biểu đồ 2: GBPJPY, D1
Biểu đồ bên trên là ví dụ lý tưởng mẫu hình Inside Bar cũng là Pin Bar. Lần này là xu hướng giảm và giá tích lũy nhiều ngày, xuất hiện rất nhiều mẫu hình Inside Bar cũng là Pin Bar .
Khi giá phá vỡ mức thấp của Mother Bar thì đó là điểm vào lệnh Sell theo xu hướng thị trường. Đây cũng là mẫu hình cho tín hiệu tiếp diễn xu hướng tốt.
Kiến thức về Price Action đang còn rất nhiều, các chiến lược giao dịch với Price Action hiệu quả mà bạn cần phải biết.
- Chiến Lược Giao Dịch Hỗ Trợ Kháng Cự Hiệu Quả
- Chiến Lược Giao Dịch Phá Vỡ Giả – False Breakout
- Chiến Lược Giao Dịch Theo Mô Hình Pin Bar
- Chiến Lược Giao Dịch Đảo Chiều Xu Hướng
- Chiến Lược Giao Dịch Giá Phá Vỡ – Price Action
Trong bài này chỉ là phần tóm tắt sơ lược, vì vậy cần vào phần Tab “Chương Trình” để học đầy đủ nhé!
Khi Hoàn Thành Khóa Học Price Action
Bạn sẽ đạt được gì? Điều đầu tiên, chúng tôi muốn nói chính là chúng mừng bạn đã biết đến khóa học Price Action của chúng tôi. Vì không có nhiều bạn biết được khóa học này. Họ vẫn phải đang loay hoay tìm kiếm những nguồn tài liệu hỗn độ trên mạng, nhiều khi không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng với bạn thì yên tâm, trong khóa học này chúng tôi sẽ giúp bạn có được nguồn kiến thức đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao về trường pháp giao dịch Price Action.
- Bạn sẽ được học theo một lộ trình sắp xếp hợp lý
- Lượng kiến thức về Price Action được bảo đảm đầy đủ
- Bạn biết được các mô hình nến Price Action quan trọng.
- Tìm được phương pháp giao dịch theo Price Action sao cho hiệu quả nhất
- Biết cách áp dụng những kiến thức Price Action vào các biểu đồ giao dịch để kiếm lợi nhuận
Bạn sẽ đạt được rất nhiều kiến thức quý giá từ khóa học Cung Cầu này, tuy nhiên bạn cũng biết, bất kì trường phái giao dịch nào đều có những ưu điểm và nhược điểm. Điều quan trong của chúng ta là nhận biết được nó, từ đó phát huy ưu điểm và đồng thời hạn chế bớt những nhược điểm. Từ đó giúp chúng ta giao dịch tốt hơn.
Việc áp dụng phương pháp Price Action có tốt hay không, cũng đòi hỏi rất nhiều từ sự trải nghiệm của bạn. Bạn phải cần nhớ rõ 3 yếu tố sau: ”thực hành, thực hành và thực hành,…” mới mang lại thành công với bạn.
Để trở thành một Trader thành công không hề đơn giản, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn và phải biết cách vượt qua. Bạn hãy yên tâm, có đội ngũ TRADERPTKT.COM sẽ đi cùng bạn. Có bất cứ vấn đề nào cần chúng tôi hỗ trợ giúp đỡ, chúng tôi đều sẵn sàng đồng hành với bạn trong suốt khóa học và sau này. Chúc bạn là một nhà giao dịch theo trường phái Price Action thành công!
Trên đây là nội dung Tổng Quan của khóa học Cung Cầu, để xem chi tiết nội dung của từng bài học bạn vui lòng chọn Tab “Chương Trình“ để học đầy đủ nhé!
Để lại phản hồi về điều này