Cách Xác Định Vùng Hỗ Trợ Mạnh
Quan sát trên biểu đồ giao dịch, chúng ta thấy có rất nhiều các vùng Hỗ Trợ khác nhau. Vì vậy, việc nhận biết đâu là vùng Hỗ Trợ mạnh, đâu là những Hỗ Trợ yếu cũng giúp các nhà giao dịch đưa ra những quyết định tham gia thị trường tốt hơn.
Xác Định Vùng Hỗ Trợ Mạnh Chúng Ta Cần Phải Làm Gì?
Dưới đây là một số quan điểm của Chúng Tôi về cách xác định độ mạnh của các vùng Hỗ Trợ. Mọi người có thể tham khảo:
- Vùng Hỗ Trợ mạnh: Là vùng có đáy rõ ràng, dễ dàng nhận thấy trên biểu đồ, và thường cách xa mức giá thị trường hiện tại nhất.
- Vùng Hỗ Trợ trung bình: Là vùng Hỗ Trợ nằm ở khu vực giữa biểu đồ mà chúng ta quan sát được, đó là những vùng Hỗ Trợ không quá rõ ràng, những cũng không quá khó để nhận biết ra.
- Vùng Hỗ Trợ yếu: Là những vùng gần với đường giá thị trường hiện tại nhất, do khi đó thị trường dường như mới đầu sóng nên khả năng phá vỡ Hỗ Trợ là rất cao.
Việc xác định độ mạnh yếu của vùng Hỗ Trợ cũng phụ thuộc khá nhiều vào sóng hiện tại, chúng ta cần biết cách nhìn nhận xem sóng đó mới bắt đầu, hay sóng đó đã đi một khoảng thời gian rồi chưa có điều chỉnh. Tất cả những yếu tố đó giúp chúng ta đưa ra quyết định là vùng Hỗ Trợ đó mạnh, trung bình hay yếu.
Dưới đây là một số ví dụ mô tả về vùng Hỗ Trợ mạnh, trung bình và yếu.
Giả sử giá đang ở vị trí chúng ta đánh dấu, khi xuất hiện một Nến Nhấn Chìm Giảm mạnh tạo ra một xu hướng giảm mạnh. Khi giá phá vỡ qua các vùng Hỗ Trợ chúng ta thấy như hình trên thì chúng là vùng Hỗ Trợ yếu và trung bình, sau đó giá dừng lại và đi lên ở vùng Hỗ Trợ mạnh.
Trong một bối cảnh thị trường khác, độ mạnh yếu của vùng Hỗ trợ sẽ được xác định thế nào?
Chúng ta quan sát biểu đồ trên khi giá chạm vào vùng Hỗ Trợ sau khi giá đã giảm một khoảng thời gian dài, nhưng chưa có nhịp điều chỉnh nào mặc dù đã đi qua vùng Hỗ Trợ yếu và giá chỉ đảo chiều thật sự sau nhiều lần không thể giảm tiếp tục tại vùng Hỗ Trợ mạnh.
Thật ra việc xác định độ mạnh yếu của Hỗ Trợ còn phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng thêm các công cụ nào nữa hay không? Việc Hợp Lưu của nhiều yếu tố Hỗ Trợ ở cùng một vùng giá cũng là tiêu chí đánh giá độ mạnh hay yếu của vùng Hỗ Trợ đó.
Biểu đồ trên cho thấy một vùng Hỗ Trợ cực mạnh được tạo ra khi nó là sự kết hợp của một vùng Hỗ Trợ mạnh và 2 đường Trendline và cả 3 tụ lại tại một khu vực như trên hình đã thấy, và sau đó giá đã đảo chiều đi lên từ khu vực Hỗ Trợ mạnh này.
Chúng ta hoàn toàn kết hợp thêm những công cụ khác như Đường Trung Bình Động MA, Fibonacci, Mây Ichimoku…để chúng ta tìm ra vùng Hỗ Trợ mạnh.