Phương Pháp Giao Dịch Phá Vỡ Đường Xu Hướng
Trong phương pháp giao dịch trước, chúng ta đã biết cách giao dịch khi đường Trendline đóng vai trò là đường Kháng cự Hỗ trợ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào giá cũng sẽ luôn luôn bật lại khi chạm vào đường Xu hướng. Ngay sau đây, bằng những đúc kết kinh nghiệm giao dịch thực tế Đội ngũ TRADERPTKT.COM sẽ hướng dẫn cho bạn một phương pháp thứ hai là giao dịch khi giá phá vỡ đường Xu hướng.
PP2: Giao Dịch Phá Vỡ Đường Xu Hướng
Đường Trendline thể hiện cho chiều đi của một xu hướng. Trendline dốc lên biểu thị cho hướng tăng của thị trường (UpTrend), ngược lại khi Trendline dốc xuống thể hiện cho thị trường đang trong giai đoạn giảm (DownTrend). Cho nên khi đường Xu hướng bị phá vỡ chứng tỏ hướng đi của thị trường có thể sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại so với xu hướng trước đó.
Có 2 dạng phá vỡ đối với đường Xu hướng: Đường Trendline tăng bị phá vỡ đảo chiều thành xu hướng giảm và đường Trendline giảm bị phá vỡ đảo chiều thành xu hướng tăng. Chiến lược giao dịch đối với từng trường hợp cụ thể sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.
1. Đường Xu Hướng Tăng (UpTrend)
Khi xuất hiện Mô hình nến xác nhận giảm chứng tỏ đường Trendline hiện đóng vai trò Hỗ trợ đã không giữ vững được nữa. Xác nhận rằng xu hướng đã đảo chiều từ tăng sang giảm giá. Vì thế chúng ta nên xem xét bán ra tại vị trí giá phá qua đường Xu hướng. Tuy nhiên, tùy vào hệ thống giao dịch của mỗi người mà cách xây dựng chiến lược giao dịch khác nhau, nhưng tốt nhất bạn nên kết hợp thêm các yếu tố kỹ thuật hoặc là vị trí hợp lưu của nhiều yếu tố như Mô hình Nến, vùng Hỗ trợ Kháng cự, Fibonacci, mây Kumo, … để gia tăng độ tin cậy của điểm vào lệnh. Bạn có thể tham khảo cách thiết lập tín hiệu giao dịch bên dưới của chúng tôi.
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Sell tại vùng hợp lưu nhiều yếu tố xác nhận rằng giá ủng hộ xu hướng giảm hoặc chờ đợi giá hồi về đường Trendline để đặt lệnh Sell tiếp.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên Mô hình nến xác nhận tín hiệu hoặc vị trí Đỉnh hoặc vùng Kháng cự gần nhất.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Thường theo tỉ lệ RR hoặc kỳ vọng đến những vùng Hỗ trợ gần nhất.

Giá phá xuống đường trendline tăng xem xét bán raKhi phân tích biểu đồ Vàng khung ngày (XAUUSD, D1) thực tế của chúng ta bên dưới, xuất hiện một cây nến tăng (cây nến Marubozu tăng mạnh) xác nhận đường Trendline giảm đã bị phá vỡ. Chứng tỏ xu hướng giảm không còn tiếp tục nữa mà sẽ đảo chiều sang xu hướng tăng. Điểm vào lệnh (Entry) tại vị trí phá qua đường Trendline hoặc giá đóng cửa của cây nến Marubozu. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới Đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R thông thường là 1:2, 1:3, … hoặc vùng khoáng cự cũ.

2. Đường Xu Hướng Giảm (DownTrend)
Tương tự như xu hướng tăng, khi xuất hiện mô hình nến phá vỡ đường Trendline giảm, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố để vào lệnh Mua lên.
Cũng dựa vào hệ thống giao dịch của mỗi người mà cách xây dựng chiến lược giao dịch khác nhau, nhưng tốt nhất bạn nên kết hợp thêm các yếu tố kỹ thuật hoặc là vị trí hợp lưu của nhiều yếu tố như Mô hình Nến, vùng Hỗ trợ Kháng cự, Fibonacci, mây Kumo, … để gia tăng độ tin cậy của điểm vào lệnh. Bạn có thể tham khảo cách thiết lập tín hiệu giao dịch bên dưới của chúng tôi.
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Buy tại vùng hợp lưu nhiều yếu tố xác nhận rằng giá ủng hộ xu hướng tăng hoặc chờ đợi giá hồi về đường Trendline để đặt lệnh Buy tiếp.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới Mô hình nến xác nhận tín hiệu hoặc vị trí Đáy hoặc vùng Hỗ trợ gần nhất.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Thường theo tỉ lệ RR hoặc kỳ vọng đến những vùng Kháng cự gần nhất.

Trong biểu đồ Dollar/ Yen khung thời gian ngày (USDJPY, D1) dưới đây, xuất hiện một cây nến Marubozu giảm mạnh phá vỡ đường Trendline tăng. Xác nhận rằng xu hướng tăng đã không còn và xu hướng lúc này sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Điểm vào lệnh (Entry) tại vị trí giá phá qua cây nến Marubozu. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía trên Đỉnh gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R thông thường là 1:2 hoặc tùy theo khẩu vị rủi ro của mỗi người chúng ta.

Như vậy, chúng ta đã học xong phần cuối của Khóa học “Đường Xu Hướng”. Hy vọng những kiến thức của toàn bộ khóa học này sẽ giúp cho bạn trang bị những kỹ năng cần thiết để tự tin hơn trong việc phân tích biểu đồ kỹ thuật. Từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường.
Ngoài Khóa học này, Đội ngũ TRADERPTKT.COM của chúng tôi còn xây dựng nhiều khóa học khác theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao làm sao cho một người mới bắt đầu cũng có thể hiểu được dần trở thành một Trader chuyên nghiệp. Mời bạn đón xem những khóa học rất hữu ích của chúng tôi!