Các Phương Pháp Vẽ Đường Xu Hướng Khác (Swing, Kênh Xu Hướng, Sóng Elliott)
Ở phần cuối của phương pháp vẽ đường xu hướng, chúng tôi sẽ đề cập thêm 3 phương pháp vẽ Trendline khác mà bạn cũng nên biết.
Các phương pháp này cũng được các Trader chuyên nghiệp sử dụng và đánh giá cao về tính hiệu quả của chúng trong giao dịch thực tế:
- Vẽ Trendline theo Mô hình Giá Swing mở rộng
- Vẽ đường xu hướng theo Kênh xu hướng
- Vẽ đường xu hướng theo sóng Elliott
Phương Pháp Vẽ Trendline Theo Mô Hình Giá Swing Mở Rộng
Mô hình giá Swing mở rộng là mô hình quan trọng mà các trader cũng cần quan tâm. Mô hình được mô tả như sau:

Mô hình này xảy ra khi một loạt các vùng giá swing tăng liên tục. Trong biểu đồ trên có thể nhận ra rằng vùng giá swing từ B đến C lơn hơn vùng giá swing từ A đến B, CD > BC, DF > CD và cuối cùng là GH > FG. Mô hình này hoàn chỉnh trên thị trường thì nó trở nên không ổn định và sớm bị đổ vỡ đảo chiều xuống.

Biểu đồ USDCAD khung thời gian ngày D1 ở trên là một ví dụ về mô hình Swing mở rộng. Đây là dạng mô hình đỉnh cao và thường xảy ra khi thị trương ngày càng biến động hơn bình thường. Loại mô hình này báo hiệu rằng thị trường đang không ổn định và xu hướng phá xuống đang được hình thành.
Phương Pháp Vẽ Trendline Theo Kênh Xu Hướng
Đường xu hướng trượt hay còn gọi là kênh xu hướng là một phương pháp đặc biệt trong những phương pháp vẽ đường xu hướng bởi vì nó không phải được vẽ qua các vị trí Đỉnh và Đáy. Kênh xu hướng được bắt đầu bằng một đường xu hướng đa điểm hoặc đường trung tâm hay là một đường xu hướng đơn giản.

Sau đó nhân đôi đường này lên và cho nó song song với đường ban đầu, đường nhân đôi đó được gọi là đường xu hướng trượt, gộp với đường xu hướng trước ta có kênh xu hướng.

Trong biểu đồ trên ta thấy đường kẻ nét đậm là đường xu hướng đa điểm. Đường thứ 2 là đường nhân đôi lên từ đường xu hướng trước và tạo thành đường xu hướng trượt đồng thời hình thành kênh xu hướng xuống. Đường xu hướng trượt này được tạo thành ranh giới của đáy các điểm sóng. Khi nào giá còn chạy trong kênh xu hướng thì giá vẫn tiếp tục có xu hướng giảm.
Vẽ đường xu hướng theo kênh xu hướng (BTCUSDT, D1)Ngược lại trong ví dụ biểu đồ Bitcoin bên trên. Khi nào giá còn chạy trong kênh xu hướng thì giá vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Nhưng khi giá phá qua đường xu hướng dưới thì xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.
Phương Pháp Vẽ Trendline Theo Mô Hình Sóng Elliott
Phương pháp giao dịch theo mô hình sóng Elliot hiện nay cực kỳ phổ biến. Sử dụng đường xu hướng để cố gắng đạt được những ưu điểm của sóng Elliot.
Trong khóa học này không dành nhiều thời gian để đề cập sâu hơn về Elliot. Bạn có thể tham khảo khóa học chuyên sâu về sóng Elliott của tôi thông qua đường link này nhé: Kiến thức sóng Elliott.
Lý thuyết sóng Elliot chỉ ra rằng thị trường chuyển động theo 5 dạng sóng gọi là sóng 1, 2, 3, 4, 5.

Ta có thể nhìn thấy trong một xu hướng tăng về sóng Elliot ở biểu đồ trên. Sau sóng 5 giá phá vỡ đường xu hướng tăng đi xuống. Xu hướng tăng đã bị phá vỡ.

Việc kết hợp nhiều phương pháp vẽ đường xu hướng sẽ giúp cho chúng ta có đa dạng cách nhìn nhận trong việc phân tích biểu đồ giao dịch. Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong và hiểu được tất cả các phương pháp thông dụng khi vẽ một đường xu hướng như thế nào. Điều quan trọng trong yêu cầu của chúng tôi đối với bạn là khả năng vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp, sử dụng sao cho hợp lý nhất chứ không cứng nhắc khi vẽ đường xu hướng.
Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào phần giao dịch với đường Trendline. Phần này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc lập chiến lược cũng như thiết lập tín hiệu giao dịch với xác suất đạt hiệu quả lợi nhuận cao. Mời bạn đón xem!