Giao Dịch Với Sóng Elliott
Tiếp theo ở bài học này Đội TRADERPTKT sẽ giúp Bạn áp dụng kiến thức về Sóng Elliott vào thực tế để áp dụng khả năng giao dịch, đồng thời xác định điểm Vào Lệnh, Dừng Lỗ và Chốt Lời hợp lý. Chúng ta có thể kết hợp Sóng Elliott với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác như Mô Hình Nến, Mô Hình Giá, Fibonacci,… để có thể cho kết quả giao dịch tốt nhất.
Kịch Bản 1: Kết Hợp Fibonacci Và Tìm Điểm Dừng Lỗ Kết Hợp Cùng Sự Xuất Hiện Của Nến Pin Bar Tại Điểm Đầu Của Sóng Đẩy
Giả sử là bạn muốn bắt đầu đếm Sóng. Bạn thấy rằng giá có thể đã tạo đáy và bắt đầu tăng trở lại. Sử dụng kiến thức Sóng Elliott, bạn đặt tên cho con sóng tăng là Sóng 1 và đoạn điều chỉnh lại Sóng 2.
Để tìm điểm vào tốt, bạn hãy xem lại các qui tắc chính và các chỉ dẫn để áp dụng.
Kết quả là:
- Qui tắc 2: Sóng 2 không bao giờ được vượt khỏi điểm hình thành Sóng 1.
- Sóng 2 và 4 thường chạm vào các mức hồi lại của Fibonacci retracement.
Vì vậy, bạn căng Fibonacci Retracement cho đoạn Sóng 1 và thấy rằng giá đã chạm Fib0 78.6% và sau đó bật trở lại. Đây có thể là điểm bắt đầu Sóng 3, vốn là dấu hiệu tăng rất mạnh.
Là một nhà giao dịch thông minh, bạn sẽ luôn quan tâm đến việc đặt dừng lỗ khi giao dịch. Qui tắc chính số 2 cho rằng Sóng 2 không bao giờ vượt khỏi điểm hình thành Sóng 1, vì vậy bạn đặt Dừng Lỗ phía dưới đáy cũ, nơi bắt đầu Sóng 1 giống như trên hình ảnh trên mô tả.
Chúng ta thấy Nến Pin Bar xuất hiện tại điểm khởi đầu của Sóng 3, chúng ta đợi nến xác nhận sau đó phá vỡ đỉnh của Nến Pin Bar, chúng ta bắt đầu vào lệnh tại điểm phá vỡ qua đỉnh của Nến Pin Bar. Điểm vào lệnh được diễn tả như trong hình trên, sau đó chúng ta có thể chốt lời theo tính toán tùy suy đoán theo tỷ lệ R:R = 1:2 hoặc R:R = 1:3.
Nếu giá bật lại hơn 100% của Sóng 1 thì tức là Sóng 1 đã bị phá vỡ và mô hình trên sẽ không thể là mô hình Sóng Elliott. Nhưng thực tế Bạn xem điều gì xảy ra tiếp theo, phân tích Sóng của bạn đã đúng và giá tăng mạnh sau đó.
Kịch Bản 2: Mô Hình Sóng Điều Chỉnh Trong Mô Hình Sóng Elliott Và Cách Tìm Điểm Vào Lệnh
Tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng kiến thức về Sóng Điều Chỉnh để vào lệnh kiếm lợi nhuận. Đầu tiên chúng ta phải xác định được mô hình Sóng Elliott đã hình thành như biểu đồ bên dưới.
Bạn bắt đầu đếm Sóng trong xu hướng giảm và bạn nhận ra rằng mô hình Sóng điều chỉnh ABC là một giai đoạn giá đi điều chỉnh. Liệu đây có phải là mô hình Sóng Điều Chỉnh Zig-Zag không? Điều này có nghĩa là giá sẽ bắt đầu 1 giai đoạn Sóng Đẩy mới sau khi Sóng C kết thúc.
Sau khi kết thúc Sóng C, theo lý thuyết Sóng Elliott sẽ có sóng điều chỉnh ngược lại tạo thành mô hình Sóng Điều Chỉnh Zig-Zag, Sóng đi ngang hoặc Sóng Tam Giác. Ở biểu đồ trên chúng ta thấy rằng có thể Sóng sẽ đi theo mô hình Sóng Điều Chỉnh Zig-Zag, nên chúng ta sẽ đợi tín hiệu giá tăng và bắt đầu vào lệnh.
Chúng ta có thể đặt lệnh theo tỷ lệ R:R – 1:2, điểm chốt lời có thể trên đỉnh của Sóng Điều Chỉnh B do theo mô hình Sóng Điều Chỉnh Zig-Zag Sóng B thường là Sóng ngắn nhất, và đặt điểm Dừng Lỗ ngay dưới đáy Sóng C nếu mô hình Sóng Zig-Zag không hình thành. Sau đó, Bạn có thể thấy một Sóng Đẩy mới hình thành và chúng ta thu được lợi nhuận.
Kịch Bản 3: Sóng Elliott Hình Thành Không Đúng Theo Lý Thuyết Sóng
Bạn đặt lệnh Bán và tin tưởng vào khả năng giá sẽ tạo một Sóng 5 Đẩy lên. Bạn đặt Dừng Lỗ ở phía dưới nơi bắt đầu Sóng 4. Bạn thấy mô hình Sóng đi theo Lý thuyết Sóng Elliott thì vào lên như 2 ví dụ bên trên. Tuy nhiên, có những trường hợp Sóng đi không đúng như lý thuyết. Bạn hãy quan sát biểu đồ ví dụ bên dưới trên biểu đồ XAUUSD khung thời gian D1.
Với trường hợp Sóng như biểu đồ trên chúng ta nên đứng ngoài chờ đợi, không nên vội vàng vào lệnh. Vì vậy, trong mỗi quyết định giao dịch của bạn cần có Dừng Lỗ để bảo vệ trong trường hợp thị trường không đi đúng như chúng ta đã dự đoán. Thêm vào đó, bạn phải học hỏi kiến thức kỹ càng, rèn luyện để hiểu rõ hơn về nguyên lý Sóng Elliott. Chúc bạn thành công!