Sóng Nằm Trong Sóng Elliott
Như đã đề cập ở những bài học trước, Sóng Elliott có Phân Hình (Fractals). Mỗi Sóng lại được hình thành từ những Sóng nhỏ hơn. Mô hình này được gọi là Sóng nằm trong Sóng Elliott. Trong phần này của lý thuyết sóng Elliott, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về mô hình Sóng Nằm Trong Sóng nhé.
Mô Hình Sóng Nằm Trong Sóng Của Lý Thuyết Sóng Elliott
Bạn có thể thấy Sóng 1, 3 và 5 được hình thành từ những mô hình 5 Sóng đẩy nhỏ hơn, trong khi Sóng 2 và 4 được hình thành từ mô hình 3 Sóng điều chỉnh nhỏ.
Luôn nhớ rằng mỗi con Sóng lại được hình thành từ những mô hình sóng nhỏ hơn. Mô hình này tự nó lặp lại mãi mãi.
Để giúp dễ dàng hơn cho việc đặt tên các con Sóng, lý thuyết Sóng Elliott đã đặt tên cho một chuỗi các sóng từ lớn nhất đến nhỏ nhất
- Siêu Chu Kỳ Lớn – Grand Supercycle – Hàng Trăm Năm
- Siêu Chu Kỳ – Supercycle – Hàng Chục Năm
- Chu Kỳ – Cycle – Tính Bằng Năm
- Chính – Primary – Tính Bằng Tháng
- Trung Gian – Intermediate – Tính Bằng Tuần
- Nhỏ – Minor – Tính Bằng Ngày
- Vụn Vặt – Minute – Tính Bằng Giờ
- Rất Vụn – Minuette – Tính Bằng Phút
- Siêu Vụn – Sub-Minuette – Tính Bằng Giây
Các Sóng lớn hơn thực chất được hình thành từ các Sóng nhỏ hơn
- Một Sóng Siêu Chu Kỳ Lớn thì được cấu thành từ các Sóng Siêu Chu Kỳ
- Một Sóng Siêu Chu Kỳ được cấu thành từ nhiều Sóng Chu Kỳ
- Một Sóng Chu Kỳ được cấu thành từ các Sóng Chính
- Một Sóng Chính được cấu thành từ các Sóng Trung Gian
- Một Sóng Trung Gian được cấu thành từ các Sóng Nhỏ
- Một Sóng Nhỏ được cấu thành từ các Sóng Vụn
- Một Sóng Vụn được cấu thành từ các Sóng Rất Vụn
- Một Sóng Rất Vụn được cấu thành từ các Sóng Siêu Vụn
Bạn nắm được hết chứ?
Bây giờ hãy xem ví dụ về Sóng Elliott trong thực tế nhé.
Từ hình trên có thể thấy trong Sóng tăng 1,3 và 5 bên trong có 5 Sóng nhỏ hơn và bên trong Sóng giảm 2 và có 3 Sóng nhỏ. Như bạn thấy, hình dạng sóng trong thực tế không phải rất đẹp như lý thuyết. Bạn sẽ học được rằng đôi khi rất khó để đếm sóng, nhưng việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp điều này thông thạo hơn.