Chiến Lược Giao Dịch Với Mô Hình Fakey Chi Tiết
Trong nội dung tiếp theo của khóa học, chúng ta sẽ được học về các chiến lược giao dịch với từng loại mô hình nến Price Action. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về một mô hình rất quan trọng trong chuỗi các bài học về Price Action đó là Mô hình nến Fakey. Mô hình này được áp dụng như thế nào trong phân tích kỹ thuật? Mời các bạn xem bên dưới để hiểu rõ điều này.
Mô hình Fakey có thể được mô tả là một sự phá vỡ giả khỏi mô hình Inside Bar. Mô hình này luôn bắt đầu bằng một mô hình Inside Bar.
Khi giá bắt đầu phá vỡ ra khỏi mô hình Inside Bar nhưng nhanh chóng quay đầu tạo nên một cú phá vỡ giả đồng thời đóng cửa vào khoảng giá của Mother Bar hoặc Inside Bar thì ta có mô hình Fakey.
Hình trên mô tả 4 mô hình Fakey thông dụng trên các biểu đồ giao dịch mà bạn thường gặp. Luôn có một thiết lập Inside Bar trước tiên và theo sau là một phá vỡ giả.
Mô Hình Fakey
Fakey là một chiến thuật giao dịch hành động giá quan trọng và hiệu quả. Bởi vì nó giúp các nhà giao dịch (Trader) xác định việc giao dịch của các “cá mập” và đồng thời căn cứ vào đó giá sẽ di chuyển tiếp theo như thế nào.
Phá Vỡ Mô Hình Inside Bar Không Thành Công = Mô Hình Fakey
Vậy câu hỏi đặt ra là giao dịch với mô hình Fakey như thế nào?
Mô hình Fakey có thể được giao dịch trong thị trường có xu hướng, trong biên (Range Bound), hoặc ngược xu hướng tại những mức quan trọng. Có rất nhiều sự phá vỡ giả trên thị trường Forex, Bitcoin, Gold và Chỉ số chứng khoán. Vì vậy việc học cách giao dịch Fakey có thể đem lại ưu thế và lợi nhuận lớn cho bạn thay vì làm nạn nhân của nó như nhiều nhà giao dịch khác.
Những điểm vào lệnh (Entry) thông dụng khi có tín hiệu Fakey: Vào khi giá phá vỡ mức cao hoặc mức thấp của Inside Bar hoặc Mother Bar ngược hướng phá vỡ giả ban đầu. Có thể dùng lệnh chờ hoặc lệnh thị trường.
Chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn để bạn dễ hiểu thông qua cách thiết lập tín hiệu giao dịch dưới đây. Bạn có thể tham khảo:
- Điểm vào lệnh (Entry): Chúng ta đặt Sell Stop tại đáy Mother Bar trong xu hướng giảm hoặc Buy Stop tại đỉnh Mother Bar trong xu hướng tăng
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên mô hình nến Fakey (lệnh Sell) hoặc nằm bên dưới mô hình nến Fakey (lệnh Buy)
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vị trí hỗ trợ gần nhất (lệnh Sell) hoặc vị trí kháng cự gần nhất (lệnh Buy)
Nếu mô hình Fakey có Pin Bar thì vào theo luật của Pin Bar như hình minh họa dưới đây:
Bạn có thể tham khảo cách thiết lập tín hiệu giao dịch như sau:
- Điểm vào lệnh (Entry): Trong xu hướng giảm, chúng ta đặt Sell Stop tại đáy Mother hoặc Sell Limit tại 50% cây nến Pin Bar. Trong xu hướng tăng, chúng ta đặt Buy Stop tại đỉnh Mother Bar hoặc Buy Limit tại 50% cây nến Pin Bar.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên cây nến Pin Bar (lệnh Sell) hoặc nằm bên dưới cây nến Pin Bar (lệnh Buy)
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vị trí hỗ trợ gần nhất (lệnh Sell) hoặc vị trí kháng cự gần nhất (lệnh Buy)
Giao Dịch Với Mô Hình Fakey
Dưới đây là một số ví dụ về giao dịch với mô hình Fakey trong phương pháp giao dịch Price Action nâng cao mà bạn cần biết. Trong thị trường có xu hướng mô hình Fakey làm việc như thế nào? Ngược lại, với thị trường đi ngang thì Fakey hay gặp những vấn đề gì? Mời bạn tham khảo phần bên dưới dây.
1. Giao Dịch Fakey Trong Thị Trường Có Xu Hướng
Biểu đồ 1: Biểu đồ Dollar/ Canada khung thời gian ngày (USDCAD, D1) xuất hiện mô hình Fakey với nến Pin Bar tại vùng Hỗ Trợ
Biểu đồ trên cho thấy mô hình Fakey cho tín hiệu Buy có Pin Bar làm tín hiệu phá vỡ giả trong thị trường có xu hướng. Để ý rằng trong tín hiệu này có 2 cặp Inside Bar, Mother Bar và Inside Bar đều là Pin Bar.
Chú ý: nhiều trường hợp có 3 hoặc 4 Inside Bar trước khi xảy ra sự phá vỡ giả.
Biều đồ 2: Biểu đồ Dollar/ Thụy Sĩ khung thời gian ngày (USDCHF, D1) xuất hiện mô hình Fakey với 2 thanh nến phá vỡ giả
Biểu đồ trên là ví dụ khác về mô hình Fakey khi có xu hướng. Có xu hướng tăng rõ ràng trước khi hình thành mô hình Fakey. Để ý rằng mô hình Fakey này chỉ gồm 2 nến phá vỡ giả. Sự phá vỡ giả thay vì xảy ra trên một nến thì ở đây nó xảy ra trên 2 nến liên tiếp. Đây cũng là một dạng mô hình Fakey thông dụng.
2. Giao Dịch Tín Hiệu Fakey Ngược Xu Hướng Ở Các Mức Giá Quan Trọng
Biểu đồ 1: Biểu đồ Dollar/ Thụy Sĩ khung thời gian ngày (USDCHF, D1)
Biểu đồ trên là một ví dụ về mô hình Fakey ngược xu hướng. Điều đó có nghĩa giá có thể di chuyển ngược với xu hướng gần nhất. Trong trường hợp này là một tín hiệu Buy Bullish Fakey hình thành tại vùng hỗ trợ quan trọng theo sau một đợt giảm giá. Tín hiệu Fakey rất “đẹp” và được hợp lưu bởi vùng hỗ trợ.
Biểu đồ 2: Biểu đồ Bảng Anh/ Dollar khung thời gian ngày (GBPUSD, D1)
Tiếp tục là một ví dụ về Fakey ngược xu hướng. Lần này là một tín hiệu Sell (Bearish Fakey) hình thành tại vùng kháng cự quan trọng. Để ý rằng thị trường tăng giá trước đó. Sau đó Fakey hình thành, nó phá vỡ giả mức kháng cự quan trọng và tạo thêm sức ép để giá xuống thấp hơn.
Lời Khuyên Khi Giao Dịch Với Mô Hình Nến Fakey
Các ví dụ trên không bao hàm tất cả các trường hợp Fakey mà bạn sẽ gặp phải mà chỉ ra các trường hợp phổ biến. Chỉ cần nhớ nếu bạn có một mẫu hình Inside Bar và sau đó là một sự phá vỡ giả thì đó là mẫu hình Fakey.
Bạn không nên giao dịch tất cả các mẫu hình thỏa điều kiện Fakey. Điều này không phụ thuộc vào hình dạng của nó mà phụ thuộc vào nơi nó xuất hiện trên biểu đồ, nghĩa là nó có hợp lưu với xu hướng của biểu đồ hay không. Kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn biết được khi nào nên giao dịch và khi nào không.
Khi bắt đầu, hãy để ý tín hiệu Fakey trên biểu đồ ngày (D1) vì nó có độ tin cậy cao so với các khung thời gian nhỏ hơn. Khi đã quen thì có thể sử dụng khung thời gian 4H hoặc thậm chí 1H.
Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về chiến lược với các mô hình nến quan trọng Price Action khác. Mời các bạn đón xem những nội dung tiếp theo.