Mô Hình Nến Marubozu
Tiếp theo những mô hình nến cơ bản rất thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ đó là nến Marubozu.
Nến Marubozu là một nến không có bóng nến mà chỉ có thân nến dài.
Tức là cây nến chỉ có giá mở cửa (Open) và giá đóng cửa (Close). Lúc này, giá mở cửa và giá đóng cửa đã trùng với giá cao nhất hoặc thấp nhất phiên rồi.
Có thể thấy 2 dạng Marubozu như dưới đây:
1. Nến Marubozu Tăng (Bullish Marubozu)
Marubozu Tăng (thân nến xanh) không có bóng trên bóng dưới vì giá mở cửa đã trùng với giá thấp nhất (Open = Low), còn giá đóng cửa trùng với giá cao nhất (Close = High). Đây là một mô hình nến tăng mạnh, thể hiện bên Mua đã thắng thế.
- Nó thường là dấu hiệu đầu tiên của việc giá sẽ tăng tiếp
- Hoặc là dấu hiệu đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá.
2. Nến Marubozu Giảm (Bearish Marubozu)
Marubozu Giảm (thân nến đỏ) không có bóng trên và dưới vì giá mở cửa đã trùng với giá cao nhất (Open = High), còn giá đóng cửa trùng với giá thấp nhất (Close = Low). Đây là một mô hình nến giảm mạnh, thể hiện bên Bán đã thắng thế.
- Nó thường là dấu hiệu đầu tiên của việc giá sẽ giảm tiếp.
- Hoặc là dấu hiệu đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.
Còn ngược lại, khi xuất hiện nến Marubozu giảm, thị trường báo hiệu sắp có xu hướng giảm mạnh. Chúng ta cần đặt lệnh Bán sau khi cây nến Marubozu xuất hiện.
Một Marubozu là đối cực của Doji. Giá mở cửa và giá đóng cửa của nó là ở cuối cực của nến. Trực quan, nó là một khối.
Một Marubozu đóng cửa cao hơn biểu thị sức mạnh tăng mạnh mẽ trong khi một đóng cửa thấp hơn cho thấy sự suy giảm cực đoan.
3. Chiến Lược Giao Dịch
Trên thực tế mô hình nến Marubozu xuất hiện khá nhiều trên các biểu đồ giao dịch. Để giao dịch với Marubozu chúng ta cũng có rất nhiều các chiến lược giao dịch khác nhau, tùy vào hệ thống xây dựng của mỗi người. Có thể giao dịch tại các vùng hỗ trợ kháng cự, các đường xu hướng hoặc các vùng hợp lưu của nhiều yếu tố. Bạn có thể tham khảo một cái thiết lập giao dịch dưới đây.
Thiết lập tín hiệu giao dịch
- Điểm vào lệnh (Entry): Sau khi nến Marubozu đóng nến, chúng ta có thể xem xét vào lệnh.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới cây nến Marubozu Tăng (lệnh Buy) hoặc bên trên cây Marubozu Giảm (lệnh Sell).
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vị trí kháng cự (đối với lệnh Buy) hoặc hỗ trợ (lệnh Sell) gần nhất.
Chúng ta xem biểu đồ giao dịch Bitcoin khung ngày (D1) dưới đây, cây nến Marubozu phá vỡ đường xu hướng (trendline) giảm thể hiện xu hướng giảm kết thúc. Xu hướng đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá. Chúng ta xem xét đặt lệnh Buy (Long) tại vị trí giá đóng cửa củacây nến Marubozu Tăng. Điểm dừng lỗ (stoploss) phía dưới cây nến Marubozu. Điểm chốt lời (takeprofit) theo tỉ lệ R:R= 1:2 hoặc theo mục tiêu lợi nhuận của bạn.
Cũng tương tự như ví dụ trên, ví dụ dưới đây là biểu đồ chỉ số VNINDEX trên khung thời gian ngày (D1), xuất hiện mô hình nến Marubozu giảm rất đẹp. Chúng ta có thể xem xét tham gia vào thị trường lệnh Sell (Short) tại vị trí cây nến Marubozu đóng cửa. Điểm dừng lỗ phía trên cây nến Marubozu hoặc vùng kháng cự gần nhất. Điểm chốt lời theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc vùng hỗ trợ gần nhất.
Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mô hình nến cơ bản còn lại, nó thường rất hay xuất hiện ở đỉnh đáy biểu đồ, đó chính là mẫu hình nến Doji. Mời bạn theo dõi!