Nến Sao Hôm Và Nến Sao Mai
Ở phần trước, chúng ta đã hiểu rõ những mô hình nến Cơ Bản, Một Nến, Hai Nến thường xuyên xuất hiện trong biểu đồ kỹ thuật. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ lần lượt được biết đến những mô hình cực kỳ mạnh. Được các Trader chuyên nghiệp thường xuyên sử dụng khi giao dịch. Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về cặp mô hình 3 nến đảo chiều đầu tiên bên dưới nhé.
Mô hình nến Sao Mai (Morning Star) và Sao Hôm (Evening Star) đều là mô hình ba thanh.
Trong cách nói của nến, một ngôi sao dùng để chỉ một cây nến có thân nhỏ (càng nhỏ càng tốt) không trùng với thân nến trước. Vì các thân nến không trùng nhau, tạo thành một ngôi sao sẽ luôn có một khoảng trống. Do đó, rất hiếm khi tìm thấy Sao Mai trong những khung thời gian nhỏ trong ngày.
Mô Hình Nến Sao Mai (Morning Star)
Mô hình Sao Mai là mô hình cụm 3 nến thường gặp tại điểm kết thúc của một xu hướng giảm:
- Cây nến đầu tiên trong cụm 3 nến này là 1 cây nến giảm, vì xu hướng hiện tại đang là giảm.
- Cây nến thứ 2 là một cây nến có thân nhỏ, thể hiện rằng thị trường có thể đang do dự. Cây nến nhỏ này có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
- Cây nến thứ 3 là cây nến xác nhận sự đảo chiều trong xu hướng, vì vậy nó sẽ là một cây nến tăng. Đặc điểm của cây nến này là giá đóng cửa của nó nằm trên điểm giữa của cây nến giảm đầu tiên.
Nến đầu tiên trong mô hình Sao Mai cho thấy bên bán đang kiểm soát. Ngôi sao gợi ý về sự chuyển đổi sang một thị trường tăng giá. Cuối cùng, sức mạnh của nến cuối cùng xác nhận sự tăng giá.
Mô Hình Nến Sao Hôm (Evening Star)
Sao Hôm (Evening Star) thể hiện logic tương tự. Nến đầu tiên cho thấy những con bò trong tầm kiểm soát. Sự không chắc chắn đặt trong nến sao. Nến cuối cùng xác nhận sự giảm giá.
Mô hình Sao Hôm là mô hình cụm 3 nến mà chúng ta thường gặp tại điểm kết thúc của một xu hướng tăng:
- Cây nến đầu tiên trong cụm 3 nến này là 1 cây nến tăng, vì xu hướng hiện tại đang là tăng.
- Cây nến thứ 2 là một cây nến có thân nhỏ, thể hiện rằng thị trường có thể đang do dự. Cây nến nhỏ này có thể là nến tăng hoặc nến giảm.
- Cây nến thứ 3 là cây nến xác nhận sự đảo chiều trong xu hướng, vì vậy nó sẽ là một cây nến giảm. Đặc điểm của cây nến này là giá đóng cửa của nó nằm dưới điểm giữa của cây nến tăng đầu tiên.
Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, mô hình nến Sao Hôm và Sao Mai có thể xuất hiện khoảng Gap giữa các cây nến. Điều này cho thấy thị trường có sự biến động lớn. Việc đảo chiều xu hướng là có thể sẽ xảy ra sắp tới.
Chiến Lược Giao Dịch
Chúng ta áp dụng cả hai mô hình để đáy bắt đỉnh xu hướng. Như những mô hình trước, để tăng tính hiệu quả chúng ta nên kết hợp với những công cụ và chỉ báo kỹ thuật khác. Có thể giao dịch tại các vùng hỗ trợ kháng cự, các đường xu hướng hoặc các vùng hợp lưu của nhiều yếu tố. Dưới đây là cách thiết lập tín hiệu giao dịch lần lượt cho 2 mô hình nến Sao Mai và Sao Hôm bạn có thể tham khảo nhé!
1. Thiết lập tín hiệu giao dịch với mô hình nến Sao Mai
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới mô hình nến.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.
Dưới đây là biểu đồ Vàng khung thời gian ngày (XAUUSD, D1), xuất hiện mô hình nến Sao Mai đẹp, cây nến thứ 2 là cây nến Doji thể hiện sự giằng co của thị trường và cây nến thứ 3 chốt giá đóng cửa cao hơn điểm giữa cây nến đầu tiên. Điểm vào lệnh (Entry) tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới mô hình nến. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của bạn.
2. Thiết lập tín hiệu giao dịch với mô hình nến Sao Hôm
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên mô hình nến.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Theo tỉ lệ RR hoặc theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng hỗ trợ cũ.
Trong trường hợp biểu đồ Vàng XAUUSD, D1 bên dưới, sau một giai đoạn tăng, xuất hiện mô hình nến Sao Hôm, vì vậy cho tín hiệu Sell đẹp trong trường hợp này. Chúng ta có thể đặt lệnh Sell ngay tại giá đóng cửa của cây nến thứ 3. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía trên mô hình nến. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc tùy theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi người.
Như vậy chúng ta vừa đi tìm hiểu thêm 2 mô hình nến đảo chiều trong các mô hình nến Nhật cổ điển. Các bạn có thể hiểu rõ hơn các thức hành động của từng loại nến, từ đó giúp bạn giao dịch tốt hơn. Mời bạn xem các bài học tiếp theo.