Mô Hình Cánh Bướm
Mô Hình Giá Cánh Bướm (Butterfly)
Mô hình giá Cánh bướm là một cấu trúc 5 điểm kéo dài phân biệt được Bryce Gilmore tìm ra, sau này được Scott Carney triển khai thêm.
Mô hình này có các ngưỡng Fibonacci cụ thể cho từng điểm nằm trong và cần phải lưu ý rằng D không phải là một điểm, mà giống một vùng hơn, tại đó giá thường có có dấu đảo chiều, được gọi là vùng đảo chiều tiềm năng (Potential Reversal Zone – PRZ).
Mô hình cánh bướm là một mô hình Harmonic thường được nhìn thấy ở cuối một hành động giá mở rộng. Đây là mô hình hài hòa phổ biến nhất trong số các mô hình dạng này.
1. Mô hình giá Cánh Bướm tăng (Bullish Butterfly)
Một điều chỉnh Zigzag nối tiếp sau sóng thúc đẩy theo chiều đi lên (Điểm A). Đợt điều chỉnh đầu tiên đạt 50% – 78,6% ngưỡng điều chỉnh (Điểm B), sau đó giá lại tăng lên cùng chiều với sóng thúc đẩy (Điểm C) với mức 61,8% của đợt điều chỉnh đầu tiên. Đợt điều chỉnh thứ hai (Điểm D) đạt 38.2 – 88.6% của sóng thúc đẩy A. Các diễn biến giá này tạo thành 2 tam giác có chung điểm B. Các tam giác hợp lại tạo thành một hình cánh bướm.
Mô hình cho thấy Điểm D (61,8 – 76,4% diện tích) là vùng đảo chiều tiềm năng với đặc điểm là lợi nhuận tiềm năng lớn và rủi ro tối thiểu. Nếu thị trường đảo chiều trong khu vực này theo chiều sóng thúc đẩy (tín hiệu đảo chiều là sự tạo thành đáy trong một khung thời gian hẹp) thì sau đó giá sẽ tăng đến mục tiêu tối thiểu là tại ngưỡng của điểm A.
- Mô hình này sẽ bắt đầu bằng đoạn XA tăng giá
- Sau đó lại giảm điều chỉnh về điểm B
- Từ B giá sẽ tăng điều chỉnh lên điểm C
- Cuối cùng giá sẽ giảm từ C về D, điểm D sẽ thấp hơn điểm bắt đầu là X
- Sau khi kết thúc điểm D giá sẽ quay đầu tăng. Đây sẽ là cơ hội để bạn đón đầu với lệnh Mua đảo chiều.
Trước tiên, chúng ta sẽ quan sát trên biểu đồ (AUDUSD, D1) dưới đây để tìm mô hình Cánh Bướm. Bạn nên sử dụng biểu đồ Tradingview, vì công cụ này có tích hợp sẵn mẫu hình Harmonic nên việc xác nhận mô hình sẽ dễ dàng hơn.
Bạn sẽ quan sát đường đi của giá xem có tạo được các đoạn sóng giống với hình chữ M hay không. Nếu thấy giá đi theo hướng này thì khả năng cao mô hình con bướm sẽ được hoàn thành.
2. Mô Hình Giá Cánh Bướm Giảm (Bearish Butterfly)
Trên thực tế, mô hình cánh bướm giảm xuất hiện rất thường xuyên và trên các khung thời gian khác nhau. Bạn không cần phải nắm được toàn cảnh sóng thị trường hiện tại, bởi nó không giúp tạo ra sự khác biệt.
- Mô hình này sẽ bắt đầu bằng đoạn giảm giá XA
- Tiếp theo từ A giá sẽ tăng điều chỉnh lên B
- Từ B giá lại giảm điều chỉnh về C
- Cuối cùng giá sẽ tăng từ C về D, điểm D sẽ vượt qua cao hơn điểm bắt đầu X.
- Sau khi kết thúc điểm D giá sẽ quay đầu giảm. Đây sẽ là cơ hội để bạn đón đầu với lệnh Bán đảo chiều.
3. Vẽ Mô Hình Giá Cánh Bướm
Trên biểu đồ trader nhấp vào mục các mẫu bên thanh công cụ vẽ bên trái biểu đồ. Sau đó chỉ cần chọn mẫu hình XABCD để vẽ.
Tiến hành kéo từ điểm X đến A, sau đó đến B, C, D.
Tiếp theo đối chiếu các mức Fibonacci với đặc điểm của Butterfly Pattern để kiểm tra xem mô hình này có chính xác hay không.
Chiến Lược Giao Dịch
Khi giá di chuyển đến điểm D thì mô hình được xem là hoàn thành. Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều tăng hoặc giảm tuỳ theo từng mẫu hình. Lúc này bạn sẽ vào lệnh Mua đối với Bullish Butterfly và lệnh Bán đối với Bearish Butterfly. Điểm Entry đặt tại điểm D.
Ngoài ra để an toàn hơn, bạn có thể chờ đợi 1, 2 cây nến xác nhận đà tăng/giảm sau điểm D thì mới vào lệnh. Hoặc kết hợp thêm với các công cụ, chỉ báo khác để xác định điểm đảo chiều.
Mô hình cánh bướm giảm có thể được tạo thành tại sóng thứ hai, thứ tư hoặc một đường Zigzag lớn, bởi trong bất cứ trường hợp nào thì tiềm năng tại điểm D đều rất lớn. Đương nhiên, bạn cũng cần nhớ là nên bảo vệ kết quả giao dịch của mình bằng các lệnh dừng lỗ.
Trên đây, các bạn đã hiểu phân nào về Mô hình Cánh Bướm, một mô hình đặc biệt được các Trader chú ý khi sử dụng trong giao dịch. Bạn cần nghiên cứu và rèn luyện trên biểu đồ thực tế với mô hình này, để có thể áp dụng mô hình cánh bướm tốt và kiếm được lợi nhuận.