Mô Hình Giá Cờ
Một mô hình giá Cờ (Flag) có cột cờ và lá cờ. Cột cờ là một lực đẩy mạnh theo hướng của xu hướng
Mô Hình Giá Cờ (Flag)
Một mô hình giá Cờ có Cột Cờ (Pole) và lá cờ (Flag). Cột cờ là một lực đẩy mạnh theo hướng của xu hướng. Xác định cột cờ là rất quan trọng đối với mô hình Cờ. Tìm kiếm lực đẩy giá mạnh và rõ ràng với các thanh, khoảng trống liên tiếp và khối lượng mạnh theo cùng một hướng.
Đối với mô hình Cờ Tăng, chúng ta cần một lực đẩy lên làm cột cờ. Các cờ được tạo thành từ hai đường thẳng song song dốc xuống.
Mô hình Cờ Giảm có lực đẩy xuống làm cột cờ. Hai đường tạo thành cờ cũng song song, nhưng dốc lên.
Đặc điểm chính của mô hình Cờ là cột cờ là bước chuyển giá mạnh mẽ. Mô hình Flag thể hiện một khoảng nghỉ ngắn trước khi thị trường tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng. Do đó, nó là một mô hình giá tiếp tục lý tưởng.
Một số đặc điểm của mô hình Cờ
- Đây là một mô hình điều chỉnh, đó là lý do vì sao nó có xu hướng dốc nghiêng ngược với xu hướng trước đó.
- Các cạnh của mô hình cờ song song hoặc hơi đồng quy với các đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Đây là một mô hình ngắn hạn. Mô hình này thường ngắn hơn nhiều so với xu hướng trước đó.
- Một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh sẽ khuyến khích sự điều chỉnh giá.
- Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao động thấp nhất để tạo thành một lá cờ.
- Để bắt đầu giao dịch tại thời điểm của sự phá vỡ cùng chiều với diễn biến của xu hướng trước đó, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn mở một trạng thái mua) hoặc cao hơn ngưỡng chặn này (nếu bạn mở một trạng thái bán).
- Mục tiêu giá thông thường là chiều rộng của lá cờ tính từ điểm phá vỡ hoặc hình chiếu chiều cao của cột cờ.
- Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.
Chiến Lược Giao Dịch
Trong một xu hướng tăng, chúng ta sẽ Mua khi thoát ra khỏi mô hình Cờ tăng giá.
Ngược lại trong một xu hướng giảm, chúng ta sẽ Bán khi thoát ra khỏi mẫu Cờ giảm giá.
Khối lượng giao dịch (Volume) sẽ giảm khi mẫu Cờ hình thành và tăng khi thoát ra.
Trong thực tế, tương tự như những mô hình giá khác, chúng ta cũng cần phải xem xét và kết hợp thêm các công cụ và chỉ báo kỹ thuật khác tại những vùng vào lệnh để tăng độ chính xác cũng như tối ưu được lợi nhuận. Bạn có thể tham khảo cách thiết lập tín hiệu giao dịch dưới đây.
1. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Cờ Tăng (Bullish Flag)
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Buy tại vị trí giá phá qua đường Kháng cự trên (Resistance) hoặc chờ điều chỉnh về đường Kháng cự tiếp tục đặt lệnh Buy theo xu hướng tăng.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới Đáy gần nhất hoặc phía dưới cây nến dài phá qua đường Resistance.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Hình chiếu đích cho mẫu Cờ khác với các mẫu biểu đồ khác. Đo chiều cao của Cột Cờ (Pole). Sau đó, mở rộng nó từ điểm thấp nhất của cờ tăng hoặc điểm cao nhất của cờ giảm giá. Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.
Trong biểu đồ Euro/ Dollar khung thời gian ngày (EURUSD, D1) bên dưới, chúng ta dễ dàng nhận thấy được mô hình Cờ xuất hiện khá đẹp. Sau một xu hướng tăng (đóng vai trò là Cột Cờ) hình thành một giai đoạn điều chỉnh thất bại (Lá Cờ). Tiếp theo đó, giá phá qua đường Kháng cự trên (Resistance) xác nhận xu hướng tăng vẫn tiếp diễn. Điểm vào lệnh (Entry) tại vị trí giá phá qua đường Resistance. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới Lá Cờ, ở đây là Đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng hình chiếu chiều cao của cột cờ
2. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Cờ Giảm (Bearish Flag)
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Sell tại vị trí giá phá xuống đường Hỗ trợ dưới (Support) hoặc chờ giá hồi về đường Hỗ trợ để tiếp tục đặt lệnh Sell theo xu hướng giảm.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên Đỉnh gần nhất hoặc phía trên cây nến dài phá qua đường Support.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Hình chiếu đích cho mẫu Cờ khác với các mẫu biểu đồ khác. Đo chiều cao của cột cờ. Sau đó, mở rộng nó từ điểm thấp nhất của cờ tăng hoặc điểm cao nhất của cờ giảm giá. Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng hỗ trợ cũ.
Trong ví dụ mô hình Cờ Giảm xuất hiện trên biểu đồ USDJPY khung thời gian ngày D1 dưới đây, sau một giai đoạn xu hướng giảm, giá có xu hướng tăng trong một giai đoạn ngắn. Sau đó giá phá đường Hỗ trợ dưới, hình thành xu hướng giảm. Điểm vào lệnh tại cây nến phá qua Lá Cờ (Flag) hoặc chờ đợi giá hồi về đường Support (trong thực tế giá thường đi luôn ít khi hồi về). Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía trên Đỉnh gần nhất cũng chính là vị trí cao nhất của Lá Cờ. Điểm chốt lời (Takeprofiit) bằng chiều cao Cột Cờ hoặc theo tỉ lệ R:R (Risk:Reward) thông thường là 1:2.
Mô hình giá Cờ là một mô hình giá phổ biến và đã được chứng minh là hiệu quả. Đây là một mô hình điều chỉnh sau một giai đoạn. Nó thể hiện chiều diễn biến của xu hướng và thời điểm kết thúc của nó.