Mô Hình Giá Tam Giác
Mô hình giá Tam Giác là một trong những mô hình rất quan trọng, nó xuất hiện thường xuyên, áp dụng dễ dàng và hiệu quả.
Mô hình giá tiếp theo chúng ta tìm hiểu đó là mô hình giá Tam Giác (Triangle). Đây là một trong những mô hình giá thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch Forex, Chứng khoán, Bitcoin.
Mô Hình Giá Tam Giác (Triangle Pattern)
Mô hình giá Tam Giác là mô hình tiếp diễn phổ biến nhất. Đây là mô hình cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các tam giác được sử dụng rộng rãi và có những đặc điểm khá nổi bật. Chúng ta sẽ nghiên cứu 3 loại:
- Tăng Dần
- Giảm Dần
- Đối Xứng
Chúng ta có thể mô tả từng loại mô hình một cách dễ dàng với hai đường xu hướng xung quanh mức thoái lui.
1. Mô Hình Giá Tam Giác Tăng Dần (Ascending Triangle Pattern)
Mô hình giá Tam Giác Tăng Dần có lực cản ngang và hỗ trợ tăng. Mô hình này thường có xu hướng trước nó là xu hướng tăng. Sau khi giá phá qua đường Kháng cự (Resistance) xu hướng thường tiếp diễn xu hướng trước đó. Mô hình này cho thấy thị trường đang ở trong tình trạng cầu lớn hơn cung, vì vậy sẽ có một điểm phá vỡ ở trên cao.
Sau khi đã tăng được một khoảng thời gian nhất định, giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh mà bên mua không thể vượt qua được. Bên bán cố gắng kéo giá trở lại. Nhưng giá không thể chạm mức thấp nhất trước đó nữa bởi bên mua nôn nóng mua vào và đẩy thị trường lên cao.
Giá nhảy vọt lên một ngưỡng chặn mạnh và gặp ngưỡng kháng cự của bên bán. Sóng thứ tư không thể chạm tới đáy trước đó, và bên bán bắt đầu đẩy thị trường đi lên, sóng tăng tiếp theo phá vỡ ngưỡng chặn mạnh và hoàn thành mô hình giá.
Đặc Điểm Của Mô Hình Giá Tam Giác Tăng Dần
- Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh. Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao động cao nhất để tạo thành một tam giác.
- Cạnh trên của Tam Giác cần nằm ngang. Có thể có độ dốc nhỏ theo chiều đi xuống.
- Giá sẽ cắt qua Tam Giác từ một cạnh xuyên sang cạnh đối diện trong khi phản ánh diễn biến thị trường thực tế.
Để bắt đầu một giao dịch tại thời điểm phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn dưới ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ. Mục tiêu giá là chiều cao của đáy Tam Giác tính từ điểm phá vỡ.
Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này.
Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.
Tam Giác đi lên có thể được coi là một mô hình đảo chiều. Đặc tính đảo chiều của mô hình này không được thể hiện rõ như trong trường hợp tam giác đối xứng. Vì vậy, các đặc trưng của mô hình Tam Giác hướng lên còn phụ thuộc vào việc nó được tạo nên trên phần nào của xu hướng.
Một mô hình giá Tam Giác (Triangle) Tăng Dần là một mô hình biểu đồ tăng giá. Nó cho thấy thị trường trong một khoảng dừng trong một xu hướng tăng.
2. Mô Hình Giá Tam Giác Giảm Dần (Descending Triangle Pattern)
Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mô hình Tam Giác Giảm Dần (hướng xuống). Mô hình Tam Giác hướng xuống là nghịch đảo của mô hình Tam Giác Tăng Dần. Vì vậy cả về mặt trực quan hay diễn biến tâm lý và chiến lược giao dịch bạn hoàn toàn có thể tham khảo thêm ở mục bên trên về mô hình Tam Giác tăng dần.
Mô hình giá Tam Giác Giảm Dần có lực cản rơi và hỗ trợ ngang. Ngược lại với mô hình Tăng Dần, xu hướng trước đó thường là xu hướng giảm. Sau khi giá phá xuống đường Hỗ trợ (Support) xu hướng thường tiếp diễn xu hướng giảm trước đó.
Cạnh dưới của nó (đường hỗ trợ) nằm ngang. Sau khi mô hình Tam Giác hướng xuống được tạo thành, thị trường tiếp tục xu hướng đi xuống.
Sự tạo thành mô hình Tam Giác Giảm Dần đáp ứng mọi điều kiện giống như đối với mô hình Tam Giác Tăng Dần. Trong mô hình Tam Giác Giảm Dần, các đáy sau ngang bằng đáy trước, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Mặc dù ý nghĩa của từ “giảm” trong mô hình này thể hiện các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Nhưng mặt khác, mô hình này cũng chỉ nằm trong một xu hướng giá giảm.
Hình trên minh họa mô hình Tam Giác hướng xuống được tạo thành. Trong trường hợp này, tam giác giảm đóng vai trò như một mô hình đảo chiều và được tạo thành vào cuối một diễn biến đi lên.
Tương tự, trong một mô hình giá Tam Giác Giảm Dần, với các mức cao thấp hơn, là một mô hình giảm giá. Nó cho thấy thị trường dừng trong một xu hướng giảm.
3. Mô Hình Giá Tam Giác Đối Xứng
Mô hình Tam Giác đối xứng là một mô hình tiếp tục là tốt. Tuy nhiên, xu hướng của nó là chưa được rõ ràng. Nó phụ thuộc vào xu hướng mà nó hình thành. Do đó, nó là tăng khi nó hình thành trong một xu hướng tăng và giảm trong một xu hướng giảm.
Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng có hỗ trợ tăng và kháng cự giảm. Đường hỗ trợ và đường kháng cự có độ dốc tương tự.
Tam Giác đối xứng là sự kết hợp của các đỉnh và đáy được nối với nhau bằng các đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ, các đường này tạo thành một tam giác cân. Tam Giác này nằm ngang, có thể hơi nghiêng một chút. Mô hình giá này xuất hiện trong nhiều thị trường tài chính khác nhau: Ngoại hối (Forex), Chứng khoán, Hàng hóa Tương lai, Tiền điện tử.
Sau khi đã tăng được một khoảng thời gian nhất định, giá chạm tới một ngưỡng chặn mạnh và không thể vượt qua được. Các nhà giao dịch (Trader) đóng các trạng thái Mua của mình và bên Bán bắt đầu bán ra. Sóng tiếp theo là dấu hiệu thị trường đảo chiều, nhưng giá vẫn không thể đạt tới mức đáy trước đó do bên mua nôn nóng mua vào và tham gia thị trường.
Sau đó, giá lại cố gắng vượt qua mức đỉnh trước đây và khi đó, bên bán lại nhanh chóng tham gia thị trường và bán ra. Nếu bạn nối các đỉnh và đáy với các đường hỗ trợ và kháng cự, bạn sẽ có một hình tam giác. Tình thế thị trường sẽ tự lặp lại, sóng giảm kết thúc thậm chí còn sớm hơn sóng trước đó và là dấu hiệu cho thấy những thành phần tham gia thị trường đang sốt sắng mua vào. Sóng tăng phá vỡ các đường cạnh của tam giác và hoàn thiện mô hình giá.
Đặc Điểm Của Mô Hình Giá Tam Giác Đối Xứng
- Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh.
- Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao động thấp nhất để tạo thành một tam giác.
- Cạnh trên của Tam Giác cần nằm ngang. Có thể có độ dốc nhỏ theo chiều đi xuống.
- Giá sẽ cắt qua Tam Giác từ một cạnh xuyên sang cạnh đối diện trong khi phản ánh diễn biến thị trường thực tế.
Để bắt đầu một giao dịch tại thời điểm phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn dưới ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ (nếu bạn mở trạng thái mua) hoặc trên ngưỡng đó (nếu bạn mở trạng thái bán). Mục tiêu giá là chiều cao của đáy Tam Giác tính từ điểm phá vỡ. Thị trường sẽ đạt được ít nhất 75% mục tiêu giá.
Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này. Các cạnh Tam Giác càng ít dốc thì khả năng giá quay trở lại càng cao.
Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.
Lưu ý: Mô hình Tam Giác vừa có thể là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều.
Nếu một tam giác được hình thành ở cuối một xu hướng ngắn thì nó có thể là một mô hình đảo chiều. Quy mô của một mô hình so với diễn biến giá trước đó cũng khá quan trọng. Nếu một mô hình giá được hình thành trong một khoảng thời gian dài hơn diễn biến trước đó thì cơ hội đảo chiều là rất cao.
Chiến Lược Giao Dịch Mô Hình Giá Tam Giác
Trong xu hướng tăng, hãy Mua khi thoát ra khỏi Tam Giác Tăng Dần hoặc Tam Giác Đối Xứng. Nếu cơ hội vào lệnh đầu tiên khi giá thoát khỏi đường Kháng cự (Resistance) không được thì chúng ta vẫn còn cơ hội chờ đợi giá hồi về (pullback) đường Resistance để tiếp tục đặt lệnh Buy lên. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận rằng không phải lúc nào thị trường cũng hồi về để chúng ta đặt lệnh mà nhiều trường hợp thị trường sau khi phá vỡ đường Kháng cự trên thì giá tiếp tục đi lên.
Trong một xu hướng giảm, Bán khi giá thoát ra khỏi bên dưới Tam Giác giảm dần hoặc Tam Giác đối xứng.
Khối lượng giao dịch (Volume) sẽ giảm khi mô hình giá Tam Giác hình thành và tăng khi thoát ra. Đối với mục tiêu lợi nhuận, đo chiều cao của phần rộng nhất của Tam Giác và thoát lệnh khi giá đạt được khoảng cách như vậy.
1. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Tam Giác Tăng
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Buy tại vị trí giá phá qua đường Kháng cự (Resistance).
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới Đáy gần nhất hoặc phía dưới cây nến dài phá qua đường Resistance.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Bằng khoảng chiều cao lớn nhất của Tam Giác (khoảng cách lớn nhất giữa 2 đường Support và đường Resistance). Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.
Trong biểu đồ USDCAD dưới đây, chúng ta dễ dàng xác định được đường kháng cự (Resistance) và hỗ trợ (Support) hình thành nên mô hình giá Tam Giác giảm xuất hiện sau một xu hướng tăng giá trước đó. Nếu chúng ta đặt lệnh Buy khi giá phá qua đường kháng cự trên với một cây nến Marubozu mạnh và kỳ vọng mục tiêu chính bằng chiều cao lớn nhất của Tam Giác thì chúng ta cũng đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
2. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Tam Giác Giảm
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Sell tại vị trí giá phá qua đường Hỗ trợ (Support).
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên Đỉnh gần nhất hoặc phía trên cây nến dài phá qua đường Resistance.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Bằng khoảng chiều cao lớn nhất của Tam Giác (khoảng cách lớn nhất giữa 2 đường Support và đường Resistance). Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.
Trong biểu đồ Bảng Anh/ Dollar (GBPUSD) khung thời gian ngày (D1) bên dưới, sau một xu hướng giảm giá hình thành một đoạn dừng với đỉnh thấp hơn và đáy ngang nhau. Với việc kẻ các đường Kháng cự và Hỗ trợ giúp chúng ta nhận biết dễ dàng rằng đây là một mô hình Tam Giác Giảm. Việc cây nến Marubozu giảm mạnh phá xuống đường Hỗ trợ
Xét thêm một ví dụ khác về mô hình Tam Giác Giảm xuất hiện trên biểu đồ EURUSD khung thời gian ngày D1 dưới đây, chúng ta nhận thấy giá đã phá qua đường Support bởi một cây nến giảm mạnh. Việc đặt Stoploss và Takeprofit được thể hiện tương tự như ví dụ trên.
3. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Tam Giác Đối Xứng
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Sell tại vị trí giá phá qua đường Hỗ trợ (Support) hoặc lệnh Buy khi giá phá lên đường Kháng cự (Resistance).
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Đối với lệnh Sell, thường là nằm bên trên Đỉnh gần nhất hoặc phía trên cây nến dài phá qua đường Resistance. Đối với lệnh Buy, thường nằm bên dưới Đáy gần nhất hoặc phía trên cây nến dài phá qua đường Support.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Bằng khoảng chiều cao lớn nhất của Tam Giác (khoảng cách lớn nhất giữa 2 đường Support và đường Resistance). Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.
Còn đối với biểu đồ Vàng dưới đây, xuất hiện mô hình Tam Giác đối xứng sau một xu hướng tăng trước đó. Chúng ta thấy giá đã phá vỡ đường kháng cự bên trên và tiếp diễn xu hướng tăng trước đó. Điểm vào lệnh (Entry) tại mức giá phá qua đường Resistance. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới Đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao của đoạn rộng nhất của tam giác hoặc theo tỉ lệ R:R = 1:2.
Trên đây là tổng hợp các mô hình giá Tam Giác thường xuất hiện trong các biểu đồ phân tích kỹ thuật. Mô hình giá Tam Giác là một trong những mô hình giá cơ bản nhất. Tiếp theo trong các bài học khác, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những dạng mô hình giá quan trọng khác ở các nội dung sau của khóa học. Mời bạn đón xem!