Mô Hình Giá Cái Nêm
Trong phần nội dung trước của khóa học Mô Hình Giá này, chúng ta đã nắm rõ được các mô hình mạnh đảo chiều xu hướng. Trong phần tiếp theo của khóa học, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn hiểu và sử dụng thành thạo các mô hình giá rất thường xuyên xuất hiện và được các Trader chuyên nghiệp dự đoán xu hướng khi giao dịch. Đó chính là các mô hình giá tiếp diễn xu hướng như: Cái Nêm, Hình Chữ Nhật, Tam Giác, Cờ, …
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu mô hình quan trọng thứ nhất đó là mô hình giá Cái Nêm (Wedge).
Mô hình giá Cái Nêm đang được được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và sử dụng trong phân tích biểu đồ kỹ thuật.
Mô Hình Giá Cái Nêm (Wedge)
Mô hình giá Cái Nêm là một tam giác hướng đầu về phía chiều diễn biến của xu hướng trước đó. Mô hình giá này có các điều kiện tạo thành tương tự như mô hình tam giác đối xứng.
Đối với một điều chỉnh (pullback) trong mô hình Cái Nêm (Wedge), có 2 đường xu hướng biên hội tụ (convergence).
Một mô hình giá Cái Nêm Tăng Giá diễn ra theo xu hướng tăng và các đường dốc xuống. Nó còn được gọi là Wedge Falling.

Một mô hình giá Cái Nêm (Wedge) Giảm Giá được tìm thấy trong một xu hướng giảm và các đường dốc lên. Như hình bên dưới.

Tính năng xác định của mô hình giá Cái Nêm (Wedge) là tập hợp các đường xu hướng hội tụ (convergence). Điều đó có nghĩa là độ lớn của dao động trong mô hình Cái Nêm (Wedge) đang giảm. Sự co lại trong cường độ xoay này ngụ ý rằng Nêm đang di chuyển chống lại con đường ít kháng cự nhất.
Do đó, khi thị trường di chuyển quyết định theo xu hướng, điều đó cho thấy xu hướng đang tiếp tục.
1. Mô hình Cái Nêm được tạo ra như thế nào?
Chúng ta hãy cùng xem xét mô hình Cái Nêm theo chiều đi lên được minh họa trong ở bên trên. Các quy tắc giao dịch cho mô hình Cái Nêm theo chiều đi xuống cũng tương tự như vậy. Khi giá tăng và tiến gần tới một ngưỡng chặn mạnh, nó bắt đầu giảm tốc.
Trước khi giá chạm tới ngưỡng chặn mạnh đó, bên bán sốt sắng sẽ điều chỉnh mức giá (sóng 1). Sau đó xu hướng được khôi phục và những bên mua lại đẩy giá lên một đỉnh mới (sóng 2). Sau đó bên bán lại khiến thị trường đảo chiều (sóng 3), nhưng giá không thể quay trở lại mức đáy trước đó do bên mua đã trở nên tích cực hơn.
Giá lại tạo nên một đỉnh mới trong sóng 4 và đi xuống trong sóng 5. Cuối cùng, giá lại đi lên trong sóng 6, phá vỡ một ngưỡng chặn mạnh và hoàn thiện mô hình giá.
2. Những Đặc Trưng Của Mô Hình Cái Nêm
- Có một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh.
- Bạn cần có hai điểm dao động thấp nhất và hai điểm dao động cao nhất để tạo thành một hình nêm.
- Để bắt đầu giao dịch tại thời điểm của sự phá vỡ, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh vừa bị phá vỡ (nếu bạn đang mở một trạng thái mua) hoặc cao hơn ngưỡng chặn này (nếu bạn đang bán ra). Mục tiêu giá là chiều cao của cạnh đáy hình nêm tính từ điểm phá vỡ.
- Một cách khác để đưa ra mục tiêu giá là tính toán chênh lệch giữa điểm phá vỡ và cạnh đáy của hình nêm tính từ điểm phá vỡ theo chiều diễn biến của nó. Mục tiêu giá này có nhiều khả năng được đạt tới hơn.
- Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này.
- Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.
Lưu ý: Mô hình giá Cái Nêm có thể đồng thời được coi là mô hình tiếp diễn và đảo chiều. Nếu mô hình này xuất hiện tại giai đoạn cuối của một diễn biến lớn thì nó là dấu hiệu cho thấy thị trường đang yếu đi. Các quy tắc của một mô hình đảo chiều cũng tương tự như với một mô hình tiếp diễn.
Chiến Lược Giao Dịch Mô Hình Cái Nêm
Đối với một mô hình cái Nêm tăng giá, Mua khi giá phá vỡ trên ngưỡng kháng cự.

Đối với một mô hình giảm giá, Bán khi giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ.

Trong quá trình giao dịch, chúng ta cũng cần kết hợp thêm các công cụ và chỉ báo khác hoặc hợp lưu của nhiều yếu tố như vùng kháng cự hỗ trợ, đường xu hướng, mô hình nến … để xác suất thành công cũng như tối ưu được lợi nhuận. Dưới đây là cách thiết lập tín hiệu giao dịch dựa trên những đúc kết kinh nghiệm của chúng tôi mà bạn có thể tham khảo.
1. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Cái Nêm Tăng
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Buy tại vị trí giá phá qua đường Kháng cự (Resistance) trên hoặc chờ giá hồi lại đường Kháng cự rồi đặt lệnh Buy tiếp tục.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới Đáy gần nhất hoặc phía dưới cây nến dài phá qua đường Resistance.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Bằng khoảng chiều cao lớn nhất của Nêm (khoảng cách lớn nhất giữa 2 đường Support và đường Resistance). Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.
Quan sát biểu đồ Vàng khung thời gian ngày (XAUUSD, D1) dưới đây, chúng ta thấy rằng trước khi hình thành mô hình Cái Nêm có đường Kháng cự (Resistance) và Hỗ trợ (Support) hội tụ hướng xuống với diễn biến giá trước đó là xu hướng tăng. Mô hình này ủng hộ và phù hợp với mô hình Cái Nêm Tăng Giá. Tuy nhiên, để chắc chắn chúng ta cần phải chờ tín hiệu phá vỡ đường Kháng cự trên thì lúc đó tín hiệu xác nhận tiếp diễn xu hướng tăng mới chính xác. Rõ ràng Cái Nêm đã bị phá vỡ bằng một cây nến Marubozu tăng mạnh. Điểm vào lệnh (Entry) ngay tại điểm cây nến phá vỡ. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới Đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng bề rộng của Cái Nêm hoặc theo tỉ lệ R:R (Risk:Rewwad) ưa thích của các Trader là 1:2.

2. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Cái Nêm Giảm
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Sell tại vị trí giá phá qua đường Hỗ trợ (Support) dưới hoặc chờ giá hồi lại đường Hỗ trợ rồi tiếp tục đặt lệnh Sell xuống.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên Đỉnh gần nhất hoặc phía trên cây nến dài phá qua đường Support.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Bằng khoảng chiều cao lớn nhất của Nêm (khoảng cách lớn nhất giữa 2 đường Support và đường Resistance). Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng hỗ trợ cũ.
Trong biểu đồ Dollar/ Yen khung thời gian ngày (USDJPY, D1) bên dưới, sau một xu hướng giảm xuất hiện mô hình giá Cái Nêm với Nêm hướng lên cho thấy xu hướng có thể tiếp diễn xu hướng giảm sau một đợt điều chỉnh giá của Nêm. Điểm vào lệnh chờ giá phá đường Hỗ trợ dưới. Điểm dừng lỗ phía trên Đỉnh gần nhất. Điểm chốt lời bằng khoảng chiều rộng của Nêm hoặc theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi người.

Trên đây TRADERPTKT.COM đã giới thiệu cho bạn thêm một mô hình giá phổ biến, mô hình giá cái nêm được rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng. Đây là mô hình rất thường xuyên xuất hiện ủng hộ xu hướng tiếp diễn trước đó, bạn có thể tham khảo.