Mô Hình Giá Hai Đỉnh Hai Đáy
Bài học này chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về một mô hình giá rất quan trọng đó là mô hình giá Hai Đỉnh Hai Đáy. Đây là mô hình giá rất thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch, được rất nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp quan tâm đến và sử dụng hiệu quả trên các thị trường Forex, Chứng khoán và Tiền điện tử.
Mô Hình Giá Hai Đỉnh Hai Đáy
1. Mô Hình Giá Hai Đáy
Một mô hình giá 2 Đáy (Double Bottom) có hai mức thấp dao động ở cùng một mức giá. Sự dao động cao ở giữa chúng tạo ra một đường Kháng cự (Resistance).
Trong mô hình giá 2 Đáy, sóng (swing) thấp đầu tiên đánh dấu mức cực thấp của xu hướng giảm. Khi swing thứ hai thấp không không phá vỡ được mức sóng đáy sóng thứ nhất, đó là một cảnh báo rằng một sự đảo ngược có thể xảy ra. Một khi thị trường phá vỡ trên mức kháng cự, nó xác nhận sự đảo chiều tăng.
2. Mô Hình Giá Hai Đỉnh
Mô hình giá 2 Đỉnh (Double Top) có hai mức cao dao động ở cùng mức giá. Sự dao động thấp ở giữa chúng tạo ra một đường Hỗ trợ (Support).
Trong mô hình giá 2 Đỉnh được áp dụng tương tự và dẫn đến sự đảo chiều giảm. Sau một xu hướng đi lên mạnh mẽ, mức giá gặp phải đường kháng cự và không thể vượt qua nó. Do đó, giá giảm và thị trường đảo chiều sang xu hướng đi xuống và mức giá cắt qua đường xu hướng (Đỉnh 1). Đây là dấu hiệu đảo chiều đầu tiên.
Mức giá tiếp tục đi xuống cho đến khi nó nhận được một vài sự hỗ trợ. Đây là thời điểm mà người mua tham gia thị trường và cố gắng khôi phục xu hướng đi lên trước đó (Đỉnh 2). Nhưng họ không thành công khi giá đạt tới mức đỉnh trước đây (Đỉnh 1).
Nó khuyến khích người mua đóng trạng thái mua của mình và người bán bán ra. Một xu hướng đi xuống mới cắt qua đường của đáy trước đó. Sự phá vỡ này hoàn thiện mô hình giá.
Đặc Điểm Của Mô Hình Giá Hai Đỉnh Hai Đáy
Chênh lệch giữa giá tại các mức đỉnh hoặc các mức đáy không nên quá lớn (không vượt quá 20%).
Mức đỉnh thứ hai nên cùng nằm trên một đường giá với mức đỉnh thứ nhất hoặc thấp hơn nó. Sự tạo thành mô hình hai đáy cũng tương tự. Đáy thứ hai nên cùng nằm trên một đường giá với đáy thứ nhất hoặc nằm cao hơn. Nếu điều kiện này không được thỏa mãn thì mức đỉnh cao hơn hoặc mức đáy thấp hơn sẽ xác nhận xu hướng đi lên hoặc đi xuống trước đó.
Hai đỉnh hai đáy xuất hiện tại thời điểm cuối một diễn biến đáng kể, và dấu hiệu đảo chiều đầu tiên là sự phá vỡ đường xu hướng.
Mô hình giá hai đỉnh hai đáy cần tương xứng với diễn biến giá trước đó (xem các quy tắc với các mô hình giá).
Sự phá vỡ một đáy hoặc đỉnh trước đó là tín hiệu bắt đầu một giao dịch.
Mục tiêu giá là chênh lệch giữa mức đỉnh hoặc đáy và điểm phá vỡ. Mức cắt lỗ nên được đặt dưới điểm phá vỡ (nếu bạn đang mở một trạng thái mua) hoặc trên đó (nếu bạn đang mở một trạng thái bán). Chi tiết sẽ được thể hiện ở mục Chiến Lược Giao Dịch bên dưới.
Sau thời điểm phá vỡ, giá có thể quay lại mức phá vỡ để từ đó tiếp tục đi theo xu hướng của quá trình này.
Khối lượng giao dịch giảm xuống khi mô hình giá đang được tạo thành và lại tăng lên tại điểm phá vỡ ngay sau đó.
Chiến Lược Giao Dịch
Mô hình giá Hai Đỉnh Hai Đáy là mô hình giá đảo chiều xu hướng, chúng ta phải có xu hướng trước đó để chờ đợi tín hiệu đảo chiều. Đừng tìm kiếm các mô hình đảo chiều Hai đỉnh (Double Top) và Hai đáy (Double Bottom) trong thị trường đi ngang (sideway).
Đối với một mô hình giá 2 Đáy tăng giá, Mua:
- Khi thoát ra khỏi đường kháng cự.
- Khi Pullback về đường kháng cự (hiện đóng vai trò hỗ trợ) sau khi thoát ra.
Đối với một mô hình giá 2 Đỉnh giảm giá, Bán:
- Khi thoát ra khỏi đường hỗ trợ.
- Khi kéo về đường hỗ trợ (hiện đóng vai trò kháng cự) sau khi thoát ra.
1. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Hai Đáy
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Buy tại vị trí giá phá qua đường Kháng cự hoặc chờ giá hồi lại đường Kháng cự (lúc này đóng vai trò là đường Hỗ trợ) rồi đặt lệnh Buy tiếp tục.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên dưới Đáy. Đối với trường hợp khoảng cách giữa đường Resistance đến Đáy lớn, chúng ta có thể đặt dừng lỗ phía dưới đáy gần nhất hoặc phía dưới cây nến dài phá qua đường Kháng cự.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Bằng khoảng chiều cao từ đường Resistance đến Đáy. Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng kháng cự cũ.
Như với biểu đồ Vàng (XAUUSD, D1) bên dưới, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mô hình giá Hai Đáy xuất hiện, việc của chúng ta là chờ giá phá qua đường Kháng cự (Resistance) sẽ đặt lệnh Buy vào. Hoặc chờ đợi giá hồi về đường kháng cự (lúc này đóng vai trò là đường hỗ trợ), đấy là cơ hội cho chúng ta vào lệnh Buy tiếp tục. Điểm dừng lỗ (Stoploss) đặt phía dưới đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao từ đường Kháng cự đến Đáy hoặc có thể theo tỉ lệ R:R = 1:2.
2. Thiết lập tín hiệu giao dịch mô hình Hai Đỉnh
- Điểm vào lệnh (Entry): Vào lệnh Sell tại vị trí giá phá qua đường Hỗ trợ hoặc chờ giá hồi lại đường Hỗ trợ rồi đặt lệnh Sell tiếp tục.
- Điểm dừng lỗ (Stoploss): Thường là nằm bên trên Đỉnh. Đối với trường hợp khoảng cách giữa đường Support đến Đỉnh lớn, chúng ta có thể đặt dừng lỗ phía trên đỉnh gần nhất hoặc phía trên cây nến dài phá qua đường Support.
- Điểm chốt lời (Takeprofit): Bằng khoảng chiều cao từ đường Support đến Đỉnh. Hoặc theo tỉ lệ RR hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người, cũng có thể là vùng hỗ trợ cũ.
Dưới đây là biểu đồ Dollar/ Thụy Sĩ khung thời gian ngày (USDCHF, D1), xuất hiện mô hình giá Hai Đỉnh rất đẹp, tại đường Support giá phá qua với một cây nến Marubozu giảm xác nhận xu hướng đã đảo chiều sang xu hướng giảm. Điểm vào lệnh (Entry) tại vị trí giá phá qua đường Support, trường hợp này giá không hồi về đường Support nên nếu chúng ta không vào được lệnh Sell ngay khi giá phá qua thì chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh.
Ở đây chúng ta nhận thấy cây nến Marubozu phá qua đường Support có chiều dài khá lớn vì thế chúng ta hoàn toàn có thể đặt điểm dừng lỗ (Stoploss) phía trên cây nến Marubozu này để tối ưu hiệu quả vào lệnh. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao tính từ đường Support đến Đỉnh hoặc theo tỉ lệ R:R (Risk: Reward) thông thường là 1:2.
Mô hình giá Hai Đỉnh Hai Đáy là mô hình thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch. Được rất nhiều nhà đầu tư (Trader) chuyên nghiệp sử dụng. Dưới góc nhìn của phương pháp giao dịch với mô hình giá giúp bạn có cách nhìn nhận thị trường tốt hơn, từ đó giúp bạn có thêm những quyết định tham gia thị trường để kiếm được lợi nhuận.