Chiến Lược Giao Dịch Ichimoku – Đường Giá Cắt Đường Kijun Sen
Trong bài về chiến thuật giao dịch với Ichimoku, bài học này chúng ta sẻ đề cập đến sự giao cắt của đường Giá và đường Kijun Sen. Chiến thuật giao dịch này khá uy lực và tin cậy. Nó có thể dùng ở mọi khung thời gian nhưng ít tin cậy ở khung thời gian nhỏ hơn. Tín hiệu vào lệnh xuất hiện khi giá cắt Kijun Sen.
- Nếu đường giá cắt từ dưới lên trên đường Kijun Sen thì đó là tín hiệu tăng giá
- Nếu đường giá cắt từ trên xuống dưới đường Kijun Sen thì đó là tín hiệu giảm giá
Dĩ nhiên, giống với các chiến lược giao dịch Ichimoku khác, tín hiệu này cần được đánh giá trong bức tranh Ichimoku toàn cảnh trước khi vào lệnh. Đánh giá sự mạnh yếu của tín hiệu thông qua đám mây Kumo.
Tín Hiệu Đường Giá Cắt Kijun Sen Mạnh
- Buy khi đường giá cắt đường Kijun Sen ở trên mây Kumo
- Sell khi đường giá cắt đường Kijun Sen ở dưới mây Kumo
Tín Hiệu Đường Giá Cắt Kijun Sen Trung Bình
- Buy khi đường giá cắt đường Kijun Sen ở trong mây Kumo
- Sell khi đường giá cắt đường Kijun Sen ở trong mây Kumo
Tín Hiệu Đường Giá Cắt Kijun Sen Yếu
- Buy khi đường giá cắt đường Kijun Sen ở dưới mây Kumo
- Sell khi đường giá cắt đường Kijun Sen ở trên mây Kumo

Có thể xem xét Chikou Span để tăng độ tin cậy tương tự như đối với chiến thuật Tenkan Sen cắt Kijun Sen.
- Nếu cắt là Buy và nếu Chikou Span nằm trên giá thì tín hiệu Buy đó càng mạnh
- Nếu cắt là Sell và nếu Chikou Span nằm dưới giá thì tín hiệu Sell đó càng mạnh
- Nếu vị trí của Chikou Span nằm không thuận với tín hiệu cắt Tenkan Sen và Kijun Sen thì làm tín hiệu yếu hơn
Ví dụ:

Từ ví dụ trên cho thấy khi đường giá cắt lên Kijun Sen tại A nằm trên mây Kumo nên tín hiệu Buy mạnh. Tại B, giá nằm trên mây Kumo cắt Kijun Sen nên tín hiệu Sell yếu. Tại C, giá cắt lên trên đường Kijun Sen nên tín hiệu Buy mạnh.